Đạo Phật là gì? Phật Giáo có phải là một tín ngưỡng không?
Đạo Phật không phải là một hệ thống tín ngưỡng tôn giáo được đặt ra bởi một thế lực siêu nhiên nào. Nó cũng không đòi hỏi người theo đạo Phật phải tin tưởng một cách mù quáng. Phật Tử đặt niềm tin nơi Đức Phật là bởi Ngài đã khám phá ra con đường giải thoát, cứu khổ cứu nạn ở đời.
Đạo Phật không phải là một hệ thống tín ngưỡng tôn giáo được đặt ra bởi một thế lực siêu nhiên nào. Nó cũng không đòi hỏi người theo đạo Phật phải tin tưởng một cách mù quáng. Phật Tử đặt niềm tin nơi Đức Phật là bởi Ngài đã khám phá ra con đường giải thoát, cứu khổ cứu nạn ở đời. Vậy Đạo Phật là gì? Đạo Phật có phải là một tín ngưỡng tôn giáo không?
Đạo Phật là gì?
Đạo là đạo tâm, Phật là Phật tính, Đạo Phật là lời dạy của Đức Phật giúp con người được giác ngộ, quay về với chân tâm sẵn có của ta.
Phật giáo xuất hiện đầu tiên tại Ấn Độ vào hơn 2000 năm trước, khi Ngài Sĩ Đạt Đa Cồ Đàm đã tự mình giác ngộ ở tuổi 35. Sau khi Ngài Niết Bàn gần 250 năm thì Phật giáo chính thức trở thành tôn giáo phổ biến trên thế giới.
Đạo Phật là giáo học dạy về chân tướng của vũ trụ, nhân sinh, đọa tâm và sự giải thoát. Chân tướng của vũ trụ cho ta biết được vũ trụ được thành tựu và hoại diệt như thế nào. Nhân sinh dạy cho ta sự biến hóa nào đã tạo ra có Phật, có chúng sanh hữu tình và vô tình. Đạo Tâm giúp ta hiểu được thế nào là từ bi, thánh thiện. Giải thoát dạy cho ta phương pháp tu hành để chuyển phàm thành Phật.
Có thể thấy, Đạo Phật dạy cho ta các để tu thành Phật, rũ bỏ khổ đau để luôn được hạnh phúc an lạc. Nhưng tiếc thay, chúng ta xưa nay đều không hiểu, ngược lại đều cho rằng Đạo Phật là mê tín dị đoan, là tiêu cực và bỏ quên trách nhiệm. Cũng vì nghi ngờ mà chúng ta đã bỏ lỡ mất cơ hội được tu thành Phật, phải chịu mỏi đau khổ trong 6 ngả luân hồi, 1 vòng luẩn quẩn khó lòng mà thoát ra.
Ý nghĩa của việc tin Phật
Đa số chúng ta đều tin vào câu nói “Tin Phật sẽ được Phật cứu”, còn ai không tin Phật thì Phật sẽ không cứu. Thậm chí nhiều người lầm tưởng cho rằng Phật là đấng siêu nhiên có quyền năng trừng phạt hoặc ban phước lành cho con người. Thật ra Phật không có ban phước lành hay trừng phạt ai cả, mà mục đích của Ngài đến đây là để giúp cho chúng ta tu hành và thành Phật giống như ngài.
Nếu chúng ta tin vào Phật pháp và có tinh thần tu hành thì Ngài sẽ luôn đến đây để trợ lực cho chúng ta. Chư Phật và Bồ Tát đã làm hết sức rồi, còn chịu làm Phật hay không thì phải xem chúng ta có chịu tin vào Phật pháp hay không.
Ý nghĩa của việc thờ cúng chư Phật
Phật giáo không hề bắt buộc chúng ta phải lễ bái hay thờ cúng Ngài. Nhưng vì mang ơn chư Phật nên chúng ta mới lập bàn thờ để thờ cúng và lễ lạy để cảm ơn. Cũng giống như việc chúng ta mang ơn với ông bà tổ tiên nên mới lập bàn thờ để lễ lạy và tưởng nhớ.
Ý nghĩa của việc thờ cúng chư Phật là để noi gương nhưng không phải là để van xin phù hộ cho mình. Chúng ta xưa nay thường dùng tà tri và tà kiến của mình rồi cho rằng thờ cúng sẽ được hạnh phúc và làm ăn phát tài. Cũng vì những ý nghĩ si mê, điên đảo mà chúng ta đã tạo nên những cảnh tượng mê tín và cúng tế trời đất, quỷ thần,… Chính vì vậy nhiều người còn hiểu lầm cho rằng đạo Phật là đạo tiêu cực và mê tín dị đoan.
Đạo Phật có phải là một Tôn giáo, tín ngưỡng không?
Phật giáo không trung thành với một thần linh hay một đấng siêu nhiên nào. Phật giáo chủ yếu khuyên con người nên tự phát triển khả năng và trí tuệ của bản thân. Đạo Phật cho rằng không có một quyền lực cao siêu nào có thể quyết định được vận mệnh con người trừ bản thân họ.
Phật giáo mang tính chất thiết thực gần như khoa học. Vì vậy Phật giáo và khoa học hỗ trợ cho nhau. Đạo Phật vốn không đòi hỏi con người phải có một niềm tin mù quáng. Phật giáo khuyến khích sự tự do bình đẳng phù hợp với thời đại.
Đức Phật còn dạy rằng việc hoài nghi là quyền của con người. Người phật tử không làm nô lệ cho một cá nhân nào, không nên nhắm mắt tin vào những điều mình còn hoài nghi. Phật giáo không phải là siêu hình. Phât giáo không phải là một chủ nghĩa độc đoán hay độc thần. Phật giáo là một nền giáo dục trí huệ căn cứ vào nguyên lý và hiện tượng của vũ trụ. Nền giáo dục mà đức Phật dẫn dắt chỉ dạy cho chúng ta sống khiêm tốn và suy nghĩ linh hoạt. Khuyên con người làm những điều tốt đẹp cho xã hội và trong đời sống hàng ngày.
Đối với nhiều người Phật Giáo không chỉ là một tôn giáo mà họ còn xem như là một lối sống, một triết học. sở dĩ gọi Phật Giáo là triết học bởi khi tác cụm từ Philosophy (triết học) ra chúng ta có thể thấy được nó được ghép lại từ hai chữ "Philo" nghĩa là "tình thương" và "Sophia" nghĩa là "trí tuệ". Triết học được hiểu đơn giản chính là tình thương và trí tuệ. Do đó, Phật Giáo cũng được xem là triết học bởi Đạo Phật cũng bao gồm từ bi và trí tuệ.
Tuy nhiên không thể hoàn toàn coi Phật Giáo là triết học. Triết học liên quan chủ yếu đến sự hiêu biết và không chú trọng đến phần thực hành, trong khi đó Phật Giáo lại đặc biệt quan tâm đến sự thực hành và giác ngộ. Một số người còn cho rằng, Phật giáo thực sự còn siêu việt hơn cả tôn giáo và triết học.
Là một con người giống như chúng ta, Đức Phật đã nhìn thấy thực tại về cách chúng ta thực sự tồn tại, đã khắc phục tất cả khiếm khuyết và chứng ngộ tiềm năng trọn vẹn của mình. Đức Phật không thể đơn thuần vẫy tay rồi mọi khó khăn của chúng ta biến mất. Thay vì vậy, Ngài chỉ cho ta một con đường để noi theo, tự thoát khỏi những khó khăn trong cuộc sống và phát triển các phẩm chất tốt đẹp trong tâm thức.
Giáo huấn về cách phát triển những phẩm chất này mở rộng cho tất cả mọi người, bất kể nguồn gốc văn hóa hay tôn giáo. Đạo Phật không có đức tin vào Thượng Đế hay chư Thiên mà chỉ đơn thuần kêu gọi chúng ta nên giác ngộ các giáo pháp. Nhờ vậy, ta sẽ trân trọng những điểm tinh túy của những lời Phật dạy như đạo đức, lòng bi và trí tuệ.
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận