Chuyện ít người biết về kênh đào Suez: Tuyến đường thủy huyết mạch quan trọng bậc nhất

Kênh đào Suez tại Ai Cập là tuyến đường thủy huyết mạch quan trọng bậc nhất thế giới, là nơi lưu thông của 10% thương mại hàng hải quốc tế.

Chi Nguyễn
18:35 28/03/2021 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Những ngày gần đây, chuyện kênh đào Suez tại Ai Cập bỗng nhiên bị ùn tắc do có một con tàu chở hàng lớn nhất thế giới mắc kẹt khiến nhiều người chú ý. Không phải ai cũng biết rằng, đây chính là tuyến đường thủy huyết mạch quan trọng bậc nhất thế giới, có lịch sử hơn 100 năm và là nơi lưu thông của 10% thương mại hàng hải quốc tế. 

kenh-dao-suez-thuoc-nuoc-nao-kenh-dao-suez-bi-ket
Kênh đào Suez ngày nay.

Ngày 17/12/1869, hơn 10 năm sau ngày đầu tiên xây dựng, kênh đào Suez nối Địa Trung Hải với Biển Đỏ chính thức mở cửa. Kể từ khi đi vào hoạt động, kênh đào dài khoảng 193 km này đã thay đổi vĩnh viễn lịch sử vận tải đường biển quốc tế, được coi là "lối tắt" nối thế giới phương Đông và phương Tây.

Kênh Suez có nguồn gốc từ Ai Cập cổ đại

Theo các nhà sử học, kênh đào Suez có nhiều khả năng đã có từ thời Ai Cập cổ đại. Vào khoảng năm 1850 TCN, Pharaoh Senusret III của Ai Cập được cho là đã xây dựng con kênh đầu tiên nối biển Đỏ và sông Nile, tuy nhiên con kênh này đã nhanh chóng bị lãng quên do không có vai trò quan trọng trong kinh tế Ai Cập thời bấy giờ. 

kenh-dao-suez-thuoc-nuoc-nao-kenh-dao-suez-bi-ket
Theo các nhà sử học, kênh đào Suez có nhiều khả năng đã có từ thời Ai Cập cổ đại.

Sau đó, Pharaoh Necho II đã nhận thấy tầm quan trọng của kênh đào này và cho người tu sửa lại nó. Kế đến, con kênh này tiếp tục được khởi công bởi vua Darius Đại đế của Ba Tư sau khi ông chiếm lĩnh Ai Cập.

kenh-dao-suez-thuoc-nuoc-nao-kenh-dao-suez-bi-ket
Kênh đào được cho là đã hoàn thành vào thế kỷ III TCN dưới Vương triều Ptolemaic, vương triều cuối cùng của Ai Cập cổ đại.

Con kênh được cho là đã hoàn thành vào thế kỷ III TCN dưới Vương triều Ptolemaic (hoặc triều đại Ptolemy), vương triều cuối cùng của Ai Cập cổ đại. Kênh đào Suez hiện nay đã có thể là một "kênh đào của Pharaoh" xuyên qua sa mạc, nối với sông Nile và dẫn ra biển Địa Trung Hải.

Napoleon từng muốn xây dựng lại kênh đào này

Vào cuối thế kỷ 18, sau khi chinh phục Ai Cập, Napoléon Bonaparte đã có ý định xây dựng một kênh đào giữa Biển Đỏ và Địa Trung Hải. Khi đó, ông đã cử một nhóm khảo sát điều tra tính khả thi của việc cắt ngang dải đât Isthmus of Seuz và xây kênh đào này.

kenh-dao-suez-thuoc-nuoc-nao-kenh-dao-suez-bi-ket
Napoléon Bonaparte đã có ý định xây dựng một kênh đào giữa Biển Đỏ và Địa Trung Hải.

Dù vậy, sau 4 cuộc khảo sát riêng biệt, nhóm khảo sát này đã đi đến một kết luận nhầm lẫn rằng: Mực nước ở Biển Đỏ cao hơn Địa Trung Hải khoảng 10m. Họ thậm chí còn cảnh báo Napoléon Bonaparte rằng, nếu ông tiếp tục xây dựng kênh đào, lũ lụt sẽ ngập tràn đồng bằng sông Nile.

Lo sợ trước cảnh báo này, Napoleon đã từ bỏ kế hoạch xây dựng kênh đào. Điều này vẫn tiếp tục bị đình trệ cho tới năm 1847, một nhóm nhà nghiên cứu khác đã xác nhận rằng, không có sự khác biệt nghiêm trọng về độ cao giữa biển Đỏ và Địa Trung Hải.

Chính thức khai trương vào năm 1869

Ý tưởng về việc xây dựng con kênh lớn cung cấp con đường trực tiếp giữa hai vùng biển bắt đầu xuất hiện vào những năm 1830, nhờ sự nghiên cứu của nhà thám hiểm, chuyên gia về Ai Cập kiêm kỹ sư người Pháp Linant de Bellefonds. Ông đã thực hiện cuộc khảo sát eo đất Suez và đi đến kết luận rằng, biển Đỏ và Địa Trung Hải không có sự khác biệt về độ cao quá nghiêm trọng như mọi người lầm tưởng.

kenh-dao-suez-thuoc-nuoc-nao-kenh-dao-suez-bi-ket
Tử tước de Leseps, hay còn được biết đến là nhà ngoại giao người Pháp Ferdinand de Lesseps.

Khoảng những năm 1850, Sa'id Pasha được phong làm Phó vương (Tổng trấn) và đã mời bạn của ông, tử tước de Leseps, hay còn được biết đến là nhà ngoại giao người Pháp Ferdinand de Lesseps sang thăm Ai Cập. Vào tháng 11/1854, Sa'id Pasha đã ký hợp đồng với Ferdinand de Lesseps, cho phép ông được quyền ưu tiên xây dựng kênh đào Suez. Sau đó, kênh đào này đã được xây dựng dựa theo thiết kế của kiến trúc sư người Úc Alois Negrelli, và với sự hậu thuẫn từ phía Pháp, họ đã thành lập công ty kênh đào Suez.

Việc xây dựng kênh đào khổng lồ này đã tiêu tốn rất nhiều sức lực và tiền bạc. Khởi công vào năm 1861, hàng chục ngàn công nhân - thường là những người nghèo khổ bị ép làm việc đã sử dụng những dụng cụ thô sơ như xẻng, cuốc để đào đoạn đầu kênh bằng tay. ước tính, có khoảng 30.000 lao động luôn có mặt tại công trường, hơn 100.000 người đã bỏ mạng nơi đây.

kenh-dao-suez-thuoc-nuoc-nao-kenh-dao-suez-bi-ket
Việc xây dựng kênh đào khổng lồ này đã tiêu tốn rất nhiều sức lực và tiền bạc.

Dự án bắt buộc phải tạm dừng khi Tổng trấn Ismail Pasha - người kế thừa của Sa'id Pasha đột ngột cấm việc sử dụng lao động cưỡng ép. Sau đó, Lesseps cùng công ty đã thay đổi cách thức hoạt động, chuyển sang sử dụng máy đào và máy xúc hoạt động bằng hơi nước. Công nghệ mới này đã giúp họ nhanh chóng bắt kịp tiến độ, với 75 triệu m3 đất đã được đào và dịch chuyển trong quá trình xây dựng kênh đào chính.

kenh-dao-suez-thuoc-nuoc-nao-kenh-dao-suez-bi-ket
Ngày 17/11/1869, kênh đào Suez chính thức được khai trương.

Ngày 17/11/1869, kênh đào Suez chính thức được khai trương, với độ dài khoảng 164 km, sâu 8m. Thời điểm đó, nó có thể đón các tàu có trọng tại khoảng 4.500 tấn ở độ sâu 6,7 m. Vào năm 1887, kênh Suez được cải tạo để cho phép tàu thuyền đi lại vào ban đêm, tăng gấp đôi sức chứa.

Từng nhiều lần bị đóng cửa

Thời gian đầu, Vương quốc Anh là nước quản lý kênh đào, mãi cho đến tận năm 1956, Anh chính thức trao quyền điều hành cho chính phủ của Tổng thống Gamal Abdel Nasser. Cũng trong thời gian này đã xảy ra cuộc "Khủng hoảng kênh đào Suez", suýt chút nữa biến đây trở thành một cuộc chiến tranh. Tháng 7/1956, Tổng thống Nasser bất ngờ tuyên bố sẽ quốc hữu hóa kênh đào, vốn vẫn do cổ đông châu Âu kiểm soát.

kenh-dao-suez-thuoc-nuoc-nao-kenh-dao-suez-bi-ket
Kênh đào Suez thời kỳ đầu.

Lo ngại trước quyết định này, Israel đã phối hợp với Pháp và Anh mở lại cuộc chiến chiếm lấy kênh đào. Cuộc chiến bắt đầu vào cuối tháng 10/1956 thông qua Chiến dịch Kadeh của Israel, sau đó có sự tham gia của Anh và Pháp. Về mặt quân sự, liên minh giữa Anh-Pháp-Israel đã thành công mỹ mãn, kênh đào Suez phải tạm đóng cửa. 

Tuy nhiên, dưới sức ép của Mỹ và Liên Xô khi đó, cùng vô số cuộc biểu tình phản đối chiến tranh ở hai nước Anh và Pháp đã khiến liên mình này phải rút lui. Đầu năm 1957, Liên Hợp Quốc ra nghị quyết kêu gọi ngừng bắn, yêu cầu rút các lực lượng nước ngoài và cử lực lượng gìn giữ hòa bình tới đây để bảo đảm tính trung lập của kênh.

Các kế hoạch khác để mở rộng thêm kênh đào Suez vào năm 1964 đã bị tạm dừng, do xảy ra cuộc chiến Ả Rập - Israel vào tháng 6/1967. Khi ấy, kênh đào Suez bị đóng cửa, cả hai đầu kênh đều bị chặn lại. Khoảng 15 tàu chở hàng quốc tế, thường được gọi là "Hạm đội Vàng" đã bị kẹt giữa kênh, và cuộc mắc kẹt này đã kéo dài khoảng 8 năm.

kenh-dao-suez-thuoc-nuoc-nao-kenh-dao-suez-bi-ket
Hạm đội Vàng (Yellow Fleet) bị mắc kẹt hơn 5 năm tại kênh đào Suez.

Trong thời gian này, những con tàu chở hàng đã thành lập một cộng đồng đặc biệt, thường tổ chức các trận đấu thể thao, giải trí, thậm chí có cả tem riêng và hệ thống giao thương nội bộ. Cho đến tận tháng 6/1975, con kênh đào Suez mới được mở cửa trở lại. Các tàu cũng được phép rời kênh sau nhiều năm chờ đợi, thế nhưng chỉ có 2 con tàu đủ sức thực hiện nốt hành trình.

Mỹ từng định dùng 520 quả bom hạt nhân tạo kênh đào thay thế

Theo một bản ghi nhớ vào năm 1963, được giải mật vào năm 1996, Mỹ từng có kế hoạch sử dụng 520 quả bom hạt nhân để tạo ra một kênh đào mới, thay thế kênh đào Suez. Bản ghi nhớ có tên: "Sử dụng chất nổ hạt nhân để đào kênh Biển Chết trên sa mạc Negev".

Dự kiến, họ sẽ mở ra một kênh đào mới dài hơn 257 km, băng qua sa mạc Negev tại Israel, nối Địa Trung Hải với Vịnh Aqaba, mở ra lối vào Biển Đỏ và Ấn Độ Dương. Bản ghi nhớ của Phòng thí nghiệm Quốc gia  Lawrence Livermore, Bộ Năng lượng Mỹ ghi: Một “ứng dụng thú vị của việc sử dụng hạt nhân sẽ là một kênh đào trên mực nước biển dài 257 km xuyên qua Israel".

kenh-dao-suez-thuoc-nuoc-nao-kenh-dao-suez-bi-ket
Mỹ từng có kế hoạch sử dụng 520 quả bom hạt nhân để tạo ra một kênh đào mới, thay thế kênh đào Suez.

Cũng theo bản ghi nhớ này, các phương pháp thông thường để khai quật sẽ "rất tốn kém", trong khi đó "chất nổ hạt nhân có thể được áp dụng sinh lợi trong tình huống này". Ngoài ra, biên bản này cũng ghi rằng: "Con kênh mới sẽ là một sự thay thế có giá trị chiến lược cho Kênh đào Suez hiện tại và có thể sẽ đóng góp rất nhiều vào sự phát triển kinh tế".

Theo ước tính, họ sẽ cần 4 thiết bị 2 megaton cho mõi dặm, tương đương "520 thiết bị hạt nhân" hoặc 1,04 gigaton chất nổ. Họ cũng lưu ý rằng có hơn 200 km đất hoang sa mạc "gần như không có dân cư, có thể áp dụng được với phương pháp khai quật hạt nhân". Dù vậy, bản ghi nhớ cũng chỉ ra rằng, kế hoạch này không có tính khả thi về chính trị, khi các nước xung quanh sẽ lên tiếng phản đối mạnh mẽ nếu xây dựng con kênh với biện pháp trên.

Sau đó, dự án các vụ nổ hạt nhân yên tĩnh (Tranquil Nuclear Explosions - PNE) vẫn chỉ mang tính thử nghiệm, sau khi Mỹ phát hiện có 27 thí nghiệm với PNE gây ra nhiễm xạ rất nặng cho địa hình. Năm 1974, Ủy ban Năng lượng Nguyên tử đã bị giải thể, tuy nhiên Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Livermore vẫn tồn tại.

Vụ mắc kẹt ở kênh đào Suez siêu tốn kém

Hiện nay, kênh đào Suez là tuyến đường thủy nhân tạo thuộc lãnh thổ Ai Cập, chạy hướng Bắc Nam, đi ngang qua eo Suez ở phía Đông Bắc Ai Cập. Sau khi được cải tạo vào năm 2015, con kênh này có chiều dài hơn 193 km, độ sâu 24m, là tuyến đường vô cùng quan trọng giúp lưu thông hàng hóa trực tiếp giữa châu Âu và châu Á. Hiện thời gian di chuyển chỉ mất khoảng 13-15 giờ, có thể tiếp nhận các siêu tàu chở dầu với trọng tải khoảng 217.000 tấn. 

kenh-dao-suez-thuoc-nuoc-nao-kenh-dao-suez-bi-ket
Kênh đào Suez đang bị kẹt.

Ngày 23/3 vừa qua, một con tàu container khổng lồ của Nhật Bản mang tên Ever Given - thuộc công ty Evergreen với chiều dài 400m, nặng 224.000 tấn đã bị mắc kẹt trên kênh đào Suez. Con tàu đang trên đường tới cảng Rotterdam của Hà Lan đã mắc kẹt do gặp gió mạnh, nằm chắn ngang kênh đào. Điều này đã khiến khoảng 100 tàu thuyền không thể di chuyển, gây chấn động ngành thương mại hàng hải thế giới.

Mỗi ngày có khoảng hơn 50 con tàu qua lại trên kênh đào, vận chuyển vô số hàng hóa từ máy móc, linh kiện đến dầu mỏ đi khắp thế giới. Do sự cố mắc kẹt này, tính đến ngày 25/3, có khoảng 185 con tàu, chủ yếu là các tàu chở hàng siêu lớn, tàu container,... đang xếp hàng để chờ băng qua kênh đào. Đến ngày 28/3, số con tàu chờ đợi xếp hàng vào kênh đã vượt quá con số 300.

kenh-dao-suez-thuoc-nuoc-nao-kenh-dao-suez-bi-ket
Nỗ lực giải cứu con tàu Ever Given.

Theo Reuters, sau khoảng 1 tuần cố gắng, hiện đã có những tia hi vọng đầu tiên trong nỗ lực giải thoát con tàu. Họ đã kết hợp nạo vét cát và phú sa quanh tàu, kéo và đẩy bằng tau lai dắt, khiến Ever Given đã có thể di chuyển một chút ở phía mũi tàu và đuôi tàu. 

Tính đến ngày 26/3, người ta đã nạo vét được khoảng 20.000 tấn cát quanh mũi tàu, dự kiến vẫn phải hút thêm nhiều tấn nữa để có thể "giải thoát" tàu chở hàng. Dự kiến, nếu các nỗ lực giải cứu thành công kết hợp cùng thủy triều cao, con tàu có thể di chuyển vào đầu tuần tới.

Khám phá bí ẩn ở "vương quốc" duy nhất trên trái đất chỉ dành cho đàn ông

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận