Khám phá bí ẩn ở "vương quốc" duy nhất trên trái đất chỉ dành cho đàn ông
Athos là ngọn núi linh thiêng dành riêng cho các tu sĩ nam ở Hy Lạp. Nơi đây cấm toàn bộ phụ nữ, trẻ em và thậm chí là cả động vật giống cái.
Núi Athos là ngọn núi, bán đảo ở Macedonia, đông bắc Hy Lạp. Đây là trung tâm quan trọng của tu viện chính thống giáo Đông phương. Nó được quản lý như một lãnh thổ thuộc tự trị ở Hy Lạp. Tại núi này có 20 tu viện thuộc thẩm quyền của Thượng Phụ Đại Kết của Constantinople.
Núi Athos có nghĩa là "Núi Thánh". Trong một số ngôn ngữ khác thì có tên là "dãy núi Thánh". Ở thời kỳ Hy Lạp cổ điển, ngọn núi được gọi là Athos còn bán đảo nơi nó tọa lạc là Acté hoặc Akté (Ἀκτή).
Hiện nay, núi Athos là một phần của Liên minh châu Âu nhưng ngọn núi được phép tự quản và không phụ thuộc vào bất kỳ quốc gia nào. Từ năm 1040, Hoàng đế Hy Lạp biến nơi đây thành vùng đất dành riêng cho các tu sĩ nam theo Thiên Chúa. Điều này kéo theo việc hạn chế quyền tự do đi lại của con người và hàng hóa trong vùng lãnh thổ, trừ khi xin được giấy phép chính thức.
Cũng vì lẽ đó mà núi Athos được mệnh danh là "vương quốc" chỉ dành cho đàn ông. Khu vực linh thiêng này cấm trẻ em, phụ nữ đặt chân đến. Thậm chí cả động vật giống cái cũng không được xuất hiện ở đây. Trên thực tế, cả đàn ông không có râu cũng không được phép lên núi. Chỉ chim muông, côn trùng, do thuộc về bầu trời nên sẽ trở thành ngoại lệ.
Ngoài ra, "vương quốc" tự trị này chỉ cho phép những người đàn ông có đạo đức và vẻ ngoài tử tế đến thăm, tham dự các buổi lễ, ăn cơm trưa cùng các tu sĩ và thậm chí là ở lại qua đêm trong tu viện. Còn các du khách nữ họ phải ở bên ngoài và thăm quan từ trên thuyền.
Theo một số ghi chép, mục đích duy nhất của các tu sĩ chính là để trở nên gần gũi với Chúa hơn. Do đó, họ cần tuân thủ một cuộc sống độc thân nghiêm ngặt.
Phụ nữ bị cho là nguyên nhân khiến các tu sĩ trở nên xao lãng, cản trở sự giác ngộ tâm linh. Ngoài ra, tu sĩ phải mặc áo dài, màu đen để phản ánh cái nhìn từ cõi chết ra thế giới bên ngoài. Họ phải cầu nguyện từng phút trong ngày. Sau 8 tiếng phục vụ ở nhà thờ, các tu sĩ trở về nhà và tiếp tục cầu nguyện một cách âm thầm.
Có một người phụ nữ duy nhất được chấp nhận ở Athos chính là Đức mẹ đồng trinh Mary. Theo truyền thuyết, Đức mẹ đã dừng chân trên núi Athos để tránh một cơn bão. Sau đó, Đức mẹ truyền lại giáo lý đạo Thiên chúa cho người dân sinh sống trên đây.
Thế nhưng trước phong trào ngày càng lan rộng về sự bình đẳng giới cũng như quyền được theo đuổi tín ngưỡng, nhiều phụ nữu tham gia vận động hành lang phản đối lệnh cấm. Đến năm 2003, Quốc hội Châu Âu đã ra nghị quyết lên án hành vi vi phạm bình đẳng giới và quyền tự do của phụ nữ.
Có rất nhiều luồng ý kiến được đưa ra, song bất chấp lệnh cấm, núi Athos đã có một số trường hợp ngoại lệ. Phụ nữ và trẻ em luôn được chào đón trong thời điểm xảy ra chiến tranh và dịch bệnh.
Năm 1347, Nữ hoàng Serbia Jelena Kantakuzin phải lánh nạn tại núi thánh khi xảy ra bệnh dịch và công chúa Serbia Mara Brankovic được phép đến thăm để đóng góp cho việc tu bổ các tu viện trên núi Athos.
Bí ẩn chưa có lời về quá trình hình thành "chuông địa ngục" ở hố sụt El Zapote, Mexico
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận