Hội chứng kẻ giả mạo Imposter syndrome: Bạn thực sự không đủ giỏi hay tự ti đang xâm chiếm bạn?

Khi mắc phải hội chứng kẻ giả mạo này, nỗi sợ công việc cứ lớn dần lên, ta dễ cảm thấy tự ti và không còn động lực làm gì.

Chi Nguyễn
09:00 05/04/2022 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trong cuộc sống, đôi khi ta cảm thấy hoài nghi về bản thân, mặc dù trước đó ta đạt được thành tựu tốt thế nào. Cahwrng hạn, khi ta ứng tuyển vào công ty tiềm năng, ta nghĩ mình không đủ giỏi và trì hoãn. Hay khi ta chuẩn bị tham gia một kỳ thi quan trọng nào đó, sự hoài nghi bản thân khiến ta sợ hãi việc thi. Đó là biểu hiện của imposter syndrome, hay còn gọi là hội chứng kẻ giả mạo.

Imposter Syndrome là gì?

imposter-syndrome-hoi-chung-ke-gia-mao-la-gi
Imposter syndrome - hội chứng kẻ giả mạo, xảy ra khi một người cho rằng bản thân không xứng đáng với thành công mình đã đạt được

Imposter syndrome, dịch ra là hội chứng kẻ giả mạo hoặc hội chứng kẻ mạo danh, xảy ra khi một người cho rằng bản thân không xứng đáng với thành công mình đã đạt được. Hội chứng này đi kèm với nỗi sợ người khác sẽ "phát hiện" ra mình không tài giỏi như vậy. Hội chứng này được hai nhà tâm lý học Suzanne Imes và Pauline Clance giới thiệu vào những năm 1970s, là một hội chứng khá phổ biến. Imposter Syndrome có thể xảy ra trong môi trường học đường, công việc, thậm chí tình yêu, khi những sự so sánh hoặc đánh giá xuất hiện.

Đặc biệt, trong môi trường làm việc, hội chứng kẻ giả mạo còn được gọi với cái tên khác là "workplace anxiety du jour". Hội chứng này xảy ra khi một ai đó có thành tựu cao tự hoài nghi về năng lực bản thân trong công việc. Điều này dẫn đến những lựa chọn an toàn thay vì phù hợp với năng lực bản thân, và họ luôn lo sợ thất bại. 

Imposter syndrome khiến ta cảm thấy tự ti, bởi nó khiến ta nghĩ rằng "tất cả ta có được chỉ là may mắn". Ngay cả khi được người khác công nhận, ta vẫn thấy lo lắng, thậm chí xấu hổ nếu có sai lầm xảy ra. Dưới đây là một số dấu hiệu của hội chứng này:

imposter-syndrome-hoi-chung-ke-gia-mao-la-gi
Dưới đây là một số dấu hiệu của hội chứng này

- Không công nhận thành tích của bản thân.

- Lo sợ bị “phát hiện” hoặc cho là thiếu kinh nghiệm, không có tài năng.

- Né tránh feedback.

- Ngại đặt câu hỏi.

- Từ chối cơ hội mới.

- Thường xuyên bị cháy sạch (burnout) để chứng minh bạn đủ giỏi.

- Không thể bắt đầu hoặc hoàn thành một dự án.

Imposter syndrome ảnh hưởng tới công việc thế nào?

imposter-syndrome-hoi-chung-ke-gia-mao-la-gi
Hội chứng này thường bắt nguồn từ sự thiếu tự tin vào năng lực của bản thân

Hội chứng này thường bắt nguồn từ sự thiếu tự tin vào năng lực của bản thân. Nó có thể là hậu quả của nhịp sống hiện đại, khi xã hội phát triển quá nhanh. Điều này khiến một người cảm thấy bản thân không thể theo kịp, hay không đủ và hài lòng với những gì mình đang có. Bên cạnh đó, sự bùng nổ của mạng xã hội cũng tạo điều kiện cho việc so sánh thành tựu của bản thân với người khác.

Môi trường làm việc cũng rất quan trọng, bởi đây là nơi thường xuất hiện sự cạnh tranh và so sánh nhiều nhất. Chưa kể, những yếu tố khác như giao tiếp nội bộ thiếu rõ ràng, thiếu sự đa dạng và không có người tư vấn càng khiến một người càng dễ cô độc.

Khi một người mắc hội chứng này, họ có thể làm việc ngoài giờ để "bù" lại phần họ cho là thiếu sót. Lâu dần, điều này dẫn tới burnout - khiến họ cảm thấy mệt mỏi, đánh mất động lực làm việc. Và rồi, họ dần thờ ơ với bản thân, quên đi các giá trị và mối quan hệ trong cuộc sống. 

Hội chứng kẻ mạo danh khiến ta nghĩ rằng mình alf một người tầm thường, không đủ giỏi và thất bại. Khi suy nghĩ ấy lớn dần lên, tiêu cực hơn, ta sẽ càng trở nên tử ti, mất đi hứng thú với công việc và không còn động lực để phấn đấu. 

Hướng đi nào để giải thoái khỏi Imposter syndrome?

Hiểu rõ bản thân

imposter-syndrome-hoi-chung-ke-gia-mao-la-gi
Thay vì nghi ngờ năng lực của bản thân, hãy chuyển sang nghi ngờ ý tưởng

Giáo sư Adam Grant của trường Đại học Pennsylvania, sự nghi hoặc bản thân thường chia làm hai loại. Đó là không chắc chắn về bản thân (self-doubt) và nghi ngờ về ý tường được đưa ra (idea doubt). Self-doubt khiến ta ngừng cố gắng, thiếu tự tin vào bản thân, còn idea doubt là nghi ngờ về ý tưởng mới trong khi vẫn tin vào khả năng của mình. Nguyên do của việc trì hoãn lúc này là do ta nghĩ ý tưởng đó cần nhiều thời gian để thử nghiệm.

Vị giáo sư này khuyên, thay vì nghi ngờ năng lực của bản thân, hãy chuyển sang nghi ngờ ý tưởng. Không phải ta không đủ giỏi, mà bởi ý tưởng quá lớn, ta cần thời gian để cô đọng và phát triển thêm.

Nói với người khác

Việc tâm sự với người khác khi ta gặp vướng mắc trong cuộc sống là điều cần thiết. Trong bài báo Đánh bại Imposter syndrome của New York Times, tác giả Jessica Bennett gợi ý ta nên chia sẻ về cảm giác của bản thân với người khác. Tốt nhất là ta chia sẻ với những ai từng trải qua hội chứng này, và hiểu rằng không phải mỗi mình ta gặp phải.

Nhắc nhở bản thân về thành tựu của mình

Hãy tìm cách lưu giữ thành tựu mình đạt được, chẳng hạn như giải thưởng, số liệu hay bất kỳ điều gì tích cực. Liên tục khẳng định khả năng bạn thân có thể tạo ra thay đổi tích cực. Một số nhà tâm lý học cũng áp dụng phương thức này để bệnh nhân thoát khỏi sự tiêu cực. 

Ngoài ra, hội chứng này không phải là thứ ta có thể tự giải quyết. Nếu được, không chỉ tâm sự với người thân, hãy thử tâm sự với cấp trên mà ta tin tưởng. Cảm giác không đủ giỏi có thể xuất phát từ trải nghiệm trong môi trường làm việc trước đó hoặc chưa hiểu rõ văn hóa của công ty hiện tại.

imposter-syndrome-hoi-chung-ke-gia-mao-la-gi
Hãy tìm cách lưu giữ thành tựu mình đạt được, chẳng hạn như giải thưởng, số liệu hay bất kỳ điều gì tích cực

Một nhà quản lý tốt là người có thể phát hiện ra dấu hiệu của imposter syndrome từ nhân viên của họ. Nếu vậy, người quản lý nên chủ động lắng nghe cảm giác của nhân viên, tìm ra nguyên nhân và giúp họ thay đổi cách nhìn nhận bản thân. Hãy cố gắng đi tìm lý do tại sao môi trường công việc hiện tại lại khiến nhân viên cảm thấy như vậy, thay vào đó là tập trung vào giải pháp. 

Bên cạnh những hỗ trợ cá nhân, thay đổi từ góc độ doanh nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng. Theo tiến sĩ Kecia Thomas, những thay đổi chỉ liên quan tới giá trị hay tinh thần không có giá trị lâu dài, bởi nguyên do là ở hệ thống vận hành. Các doanh nghiệp nên xây dựng chương trình phát triển chuyên sâu, phát triển mô hình cố vấn hoặc tư vấn. 

Theo vietcetera, Harvard Business Review, New York Times

Xem thêm: Hội chứng sợ nhện là gì mà sao nhiều người bị ám ảnh đến thế?

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận