Chuyên gia chỉ ra kiểu sếp thành công nhất ở chốn công sở ai cũng muốn đầu quân
Những quản lý tốt ở chốn công sở luôn biết cách hướng dẫn, tương tác và truyền lửa cho nhân viên của mình, dù cho điều này không hề dễ dàng.

Sari Widle là phó giám đốc điều hành ở Gartner, một văn phòng luật chuyên về nghiên cứu và tư vấn. Chuyên ngành của cô là lãnh đạo hiệu quả, học tập và phát triển, kinh nghiệm nhân viên, và DEI (đa dạng công việc). Cô cũng là đồng tác giả của cuốn sách "The Connector Manager: Why Some Leaders Build Exceptional Talent, and Others Don’t".
4 kiểu sếp thường thấy ở chốn công sở
Dưới đây là chia sẻ của Sari Widle về những kiểu lãnh đạo thường thấy ở chốn công sở: "Là phó giám đốc điều hành ở Gartner, công ty tư vấn luật toàn cầu, trách nhiệm của tôi là quản lý các nghiên cứu và sản phẩm giúp ích cho việc học tập. Để hiểu hơn về những gì các quản lý tốt làm để giúp nhân viên của mình phát triển, chúng tôi đã khảo sát 5000 nhà quản lý trên toàn thế giới ở các ngành nghề khác nhau".

Kết quả khảo sát đã chỉ ra 4 kiểu sếp thường thấy:
- Quản lý giáo viên sẽ phát triển các nhân viên của mình dựa theo kinh nghiệm và năng lực cá nhân của họ. Châm ngôn của họ là: "Tôi đã làm nó như thế này, và bạn cũng nên làm như thế". Họ thường lên cấp cao trong công ty không phải vì họ là những quản lý xuất sắc nhất, mà là nhờ kiến thức của họ trong thể chế.
- Quản lý tương tác sẽ liên tục kiểm soát và giao tiếp với các nhân viên của mình. Họ có ý định tốt và muốn là người sẽ liên tục hướng dẫn bạn về các kĩ năng khác nhau.
- Quản lý hoạt náo viên lại có một cách tiếp cận nhân viên khác. Họ giúp nhân viên có một môi trường làm việc tốt và cho nhân viên tự kiểm soát công việc của mình. Mặc dù họ dễ tiếp cận và luôn sẵn sàng giúp đỡ, họ không tự chủ như các kiểu sếp khác trong việc phát triển kĩ năng cho nhân viên.
- Quản lý liên kết hướng dẫn nhân viên trong tầm năng lực cá nhân của họ, đồng thời giúp nhân viên kết nối với những người khác trong nhóm hay kết nối với tổng công ty, nơi mà có thể đáp ứng những yêu cầu cần thiết của nhân viên.
Đâu là kiểu sếp tốt nhất?
Không phải cách quản lý nào cũng là có hiệu quả. Ví dụ như các nhà quản lý giáo viên luôn muốn làm theo cách của họ và ngại thử nghiệm những phương pháp mới. Điều này có thể là vấn đề ở trong một thế giới mà các phát minh cùng sự sáng tạo luôn được khuyến khích.
Các quản lý hoạt náo viên rất thích hợp với loại nhân viên luôn cần động lực để phát triển. Thế nhưng, cách tiếp cận "làm nhiều thì biết" của họ có thể khiến nhân viên stress, ám ảnh tâm lý và tăng khả năng kiệt sức nơi làm việc.

Đội nghiên cứu của Sadie đã vô cùng bất ngờ khi biết rằng nhà quản lý luôn tương tác cũng không phải là kiểu sếp tốt nhất. Điều này là vì họ thường cho rằng họ biết những gì là tốt nhất trong khi thực tế thì nhiều khả năng điều đó là không đúng. Kết quả là họ có thể khiến nhân viên đi nhầm đường.
Nhà quản lý liên kết, thuộc 25% các quản lý mà nhóm nghiên cứ đã khảo sát, lại chính là các quản lý tốt nhất. Họ làm tốt trong việc hỗ trợ các nhân viên của họ về phát triển trong công việc, bao gồm chuẩn bị các kỹ năng cá nhân và tăng năng suất công việc.
Điểm mạnh của kiểu sếp liên kết là họ tạo ra 3 loại liên kết quan trọng nhất cho nhân viên:

- Liên kết giữa nhân viên và quản lý: Họ hỏi những câu hỏi đúng và bỏ công sức để hiểu các nhân viên của họ ở tầng sâu hơn như động lực, mục tiêu, sở thích và phương hướng phát triển theo cách mà các quản lý khác không làm.
- Liên kết trong đội ngũ: Họ biết rằng họ không phải là nguồn học hỏi duy nhất. Vì vậy, họ giúp nhân viên của mình có một không gian liên kết, nơi mà mọi người đều cảm thấy được tôn trọng và thoải mái trong việc chia sẻ các kĩ năng cá nhân của mình cho mọi người.
- Liên kết với công ty: Nhân viên có năng suất tốt nhất dành hơn một nửa thời gian tương tác ở ngoài các buổi gặp mặt bắt buộc ở công ty. Quản lý liên kết giúp các nhân việc của họ học hỏi các kỹ năng từ các lãnh đạo khác trong công ty mà chính bản thân họ không có.
Cách để phát triển tốt dưới tất cả các kiểu nhà quản lý
Nếu bạn may mắn được làm việc dưới trướng một quản lý liên kết, nhiều khả năng bạn sẽ phát triển tốt hơn trong công việc. Thế nhưng, trong trường hợp bạn phải làm việc với 3 loại quản lý còn lại, đây là một số mẹo giúp chốn công sở "dễ thở" hơn:

- Xác nhận lại các phản hồi của quản lý để hiểu dược điều gì là quan trọng nhất: Nếu bạn cảm thấy bạn nhận được quá nhiều phản hồi từ cấp trên, điều thường thấy ở loại quản lý luôn tương tác, hãy ghi lại các phản hồi của họ và biến nó thành một danh sách công việc cần làm. Sau đó, hỏi lại họ để chắc chắn rằng mục tiêu của bạn là đúng.
- Chia sẻ về mục tiêu của bạn trong công việc: hãy nói cho cấp trên của bạn về mục tiêu của bạn trong công việc và các kỹ năng mà bạn muốn được phát triển. Nếu có một cơ hội nào mà bạn muốn theo đuổi, hãy đừng ngần ngại lên tiếng.
- Tạo dựng các mối quan hệ cá nhân: hãy xác định những chuyên môn của cấp trên của bạn và cả những nơi mà họ yếu, từ đó học hỏi từ các điểm mạnh của họ và sử dụng các mối quan hệ cá nhân của mình để học hỏi những chuyên môn mà cấp trên của bạn không có.
- Tìm kiếm các dự án làm cùng với quản lý liên kết: Cách tốt nhất để phát triển trong công việc là tham gia vào các dự án khác nhau. Tìm cách để làm việc cùng với quản lý liên kết, cho dùng họ không phải là cấp trên trực tiếp của bạn.
Theo CNBC
Đọc thêm
Lời khuyên dành cho dân công sở chưa bao giờ là cũ kỹ và nhàm chán, nếu bạn thấy nó vô dụng có lẽ bạn đã áp dụng nó theo cách chưa phù hợp. Dưới đây 5 chia sẻ từ các chuyên gia nhân sự hàng đầu trên thế giới có thể giúp “dân công sở” cải thiện tình hình công việc của mình.
Nhiều công ty lớn ở Trung Quốc đang dần từ bỏ văn hóa làm việc khắc nghiệt "996", chuyển sang các mô hình mới hon hoặc cho nhân viên làm việc ở nhà.
Bí quyết sống còn chốn công sở là những bí quyết giao tiếp mà từ thực tập sinh hay nhân viên kỳ cựu đều cần phải nắm vững nếu không muốn bị mắc phải những điều cấm kỵ trong quan hệ với đồng nghiệp
Tin liên quan
Gia Cát Lượng là 1 trong số những mưu sĩ tài năng bậc nhất thời Tam Quốc. Thế nhưng, vì sao ông không tự dấy binh dựng nghiệp, mưu đồ xưng vương, thống nhất thiên hạ mà lại chấp nhận cảnh "đi làm thuê"?
Sau hơn 30 năm tần tảo làm đủ thứ nghề nuôi con của người dưng, bà Hồ Hạnh Trân (Trung Quốc) được con nuôi báo đáp một căn biệt thự.
Qua 50 tuổi, đi qua nửa đời người con người ta lại càng cần tỉnh táo và khôn ngoan, nên nhớ ân tình cho đi cần chừng mực, hào phóng cũng cần có nguyên tắc. Có 4 loại “ân tình” dưới đây, bỏ ra nhiều chưa chắc đã là điều tốt, nên cần phải lưu ý thận trọng.
Bài mới

Tuổi thơ nhọc nhằn đã giúp vị triệu phú này có góc nhìn đa chiều về tiền bạc và tự xây dựng được những nguyên tắc làm giàu cho riêng mình.