Chuyên gia mách mẹo đầu tư hiệu quả cho các nhà đầu tư "chân ướt chân ráo": Đừng hoảng loạn khi mua vào
Chuyên gia quản lý tài sản Dexter Caffey khuyên rằng, các nhà đầu tư mới không nên để nỗi sợ lấn át lý trí và hoảng loạn khi mua vào.
Dexter Caffey là chuyên gia quản lý tài sản với 20 kinh nghiệm, từng đầu tư chứng khoán từ năm 16 tuổi. Khi còn là một sinh viên đại học, anh đã có cơ hội được tới Sàn giao dịch Chứng khoán New York và được truyền cảm hứng.
Vì thế, sau khi ra trường, anh đã tới làm việc tại công ty bảo hiểm của bố trong 3 năm, rồi chuyển tới làm việc ở 2 công ty đầu tư khác. Năm 25 tuổi, anh đã thành lập công ty đầu tư của riêng mình vào năm 25 tuổi và đặt tên là Caffey Investment Group. Trong suốt 20 năm, anh đã làm việc với hàng trăm khách hàng, chủ yếu là triệu phú và giới thượng lưu, chưa kể còn là 2 công ty nằm trong danh sách Fortune 500.
Caffey nhận định: "Tôi biết cách xác định xu hướng. Tôi muốn làm khách hàng của mình hài lòng và học mọi thứ có thể. Lối tư duy này và các cố vấn hỗ trợ đã giúp tôi phát triển công việc kinh doanh". Theo anh, điều quan trọng là phải cung cấp thông tin cho khách hàng về cách khiến khoản đầu tư của họ hiệu quả ra sao và cơ hội trong tương lai thế nào. Dưới đây là lời khuyên của vị chuyên gia này cho các nhà đầu tư mới:
Đầu tư lâu dài
Hãy giữ vững tinh thần qua các đợt sụt giảm và vượt đỉnh là điều các nhà đầu tư nên có. Miễn là ta có thể nắm giữ, cổ phiếu hay tiền tệ đều có khả năng tăng giá trị. Dù vậy, một khi cổ phiếu đã bán ra (trừ khi ta mua lúc "bắt đáy"), số tiền đầu tư ban đầu sẽ mất đi.
Dexter Caffey cho biết: "Bởi vậy, lời khuyên của tôi là không hoảng loạn trong thời gian thị trường rớt giá hay mua vào trong sợ hãi khi cổ phiếu có xu hướng tăng. Khi giá tăng nhanh, thị trường sẽ có một đợt điều chỉnh để chứng khoán và tiền tệ trở lại mức tương đối ổn định. Nếu mua trong khoảng thời gian giá tăng, bạn có thể chịu lỗ khi thị trường ổn định".
Không để cảm xúc chi phối
Theo vị chuyên gia này, điều quan trọng của đầu tư là kiểm soát cảm xúc. Ta có thể dễ dàng bị nỗi sợ dẫn dắt khi liên tục chứng kiến thông tin tiêu cực. Dù vậy, điều mà Caffey rút ra được là nếu ta lo lắng khi tiếp cận khoản đầu tư thì hãy cố gắng bình tĩnh lại.
Ngồi xuống và hít thở sâu, tự hỏi bản thân rằng vì sao ta cảm thấy cần mua hoặc bán ở thời điểm này. Nếu không có lý do hợp lý, hãy cứ nắm giữ cổ phiếu đó cho đến khi suy nghĩ thông suốt hơn.
Đa dạng hóa danh mục
Nhà đầu tư nên đa dạng hóa danh mục đầu tư, nói cách khác là không "dồn hết trứng vào một giỏ". Thay vào đó, ta nên cố gắng kết hợp giữa cổ phiếu, trái phiếu, hàng hoá và các loại tài sản hữu hình như bất động sản. Tất nhiên, tỷ lệ phân bổ phụ thuộc vào mức độ ưa thích rủi ro.
Có thể chịu rủi ro đến đâu
Đầu tư là một quá trình đầy biến động, và khả năng gánh rủi ro không hề giống nhau. Nếu không chắc chắn về quyết định đầu tư, hãy kiểm tra bằng "bài kiểm tra giấc ngủ". Có nghĩa là, trong trường hợp mọi yếu tố trong danh mục đầu tư của ta đều suy giảm giá trị, ta có thể ngủ ngon không? Ta có đủ khả anwng tài chính để bù lỗ hay không? Ta có tự tin để cắt lỗ hay không?
Nếu có, hãy xem xét các khoản đầu tư và điều chỉnh sao cho phù hợp. Hãy thận trọng với các khoản đầu tư của mình và để mắt tới kế hoạch tài chính.
Tự thẩm định cổ phiếu
Khi chưa quen với việc đầu tư và phân tích chỉ số, nhà đầu tư mới có xu hướng phải "lên thuyền". Đôi khi kiểu "đánh bạc" này sẽ hiệu quả, như trường hợp mua dogecoin, nhưng nếu không đúng thời điểm, ta chắc chắn sẽ lỗ chổng vó.
Lời khuyên ở đây là hãy bắt đầu với những cái tên phổ biến, thường là cổ phiếu bluechip. Khi đã làm quen với quy trình này, hãy tìm tới công ty mà ta tin tưởng hoặc nhận thấy họ có tiềm năng lớn. Hãy dành thời gian để tìm hiểu về hiện trạng của doanh nghiệp và kế hoạch của họ trong tương lai.
Tìm kiếm sự trợ giúp khi cần
Ngay cả dân chuyên cũng có lúc cần sự trợ giúp, vì thế không có gì sai nếu ta nhờ cậy người khác cả. Ta nên liên hệ với một cố vấn giúp quản lý danh mục đầu tư, học hỏi kinh nghiệm của họ và lời giới thiệu từ các khách hàng trước đây. Bên cạnh đó, hãy tìm đến những người giúp ta cảm thấy an toàn khi chia sẻ mục tiêu tài chính và luôn nghĩ tới lợi ích của ta.
Theo CNBC
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận