Phương thức kinh doanh hiệu quả ngay cả trong mùa dịch của người Do Thái: 5 quan niệm "mở" rủi ro càng nhiều, cơ hội càng lớn
Người Do Thái cho rằng thời gian là tiền bạc, nên dù thế nào cũng không thể bỏ sót cơ hội kinh doanh làm giàu, ngay cả trong mùa dịch.
Người Do Thái được đánh giá là một trong những dân tộc thông minh nhất, với chỉ số IQ trung bình là 110. Hơn thế nữa, họ còn là những người giỏi làm kinh doanh nhất. Có một câu nói trong "Kinh Thánh khởi nghiệp của người Do Thái" như sau: "Tiền trên thế giới đều nằm trong túi người Mỹ, mà tiền của người Mỹ đều nằm trong túi người Do Thái!".
Câu nói này thoạt nghe cảm thấy rất phóng đại, nhưng xét về tính thực tế, nó lại không hề nói quá chút nào. Người Do Thái vốn nổi tiếng thành công trong lĩnh vực kinh doanh, và ngay cả trong mùa dịch COVID-19 này họ vẫn có thể tìm được một lối đi riêng. Để làm được điều đó, chắc chắn phải kể tới 5 quan điểm 'liều ăn nhiều' đáng học hỏi này của họ"
Quan niệm khởi nghiệp
Hầu hết chúng ta trước khi bắt đầu khởi nghiệp hay làm một điều gì đó mới, thường tự hỏi rằng: "Muốn khởi nghiệp kinh doanh mà không có tiền thì phải làm sao?". Với người Do Thái, họ cho rằng nếu ta không có tiền, thì ta nên thuyết phục người khác đưa tiền cho ta! Hãy dùng tài nguyên của người khác để thực hiện ước mơ.
Bên cạnh đó, ta còn dễ gặp phải một vấn đề khác: "Nguy cơ thất bại khi khởi nghiệp là quá lớn thì phải làm gì?". Thế nhưng, với người Do Thái thì rủi ro càng lớn, cơ hội kiếm tiền lại càng nhiều.
Nếu ta cảm thấy ý tưởng đủ tốt, nhưng bản thân lại không có tiền, hãy tìm thêm người khác để chia sẻ rủi ro kinh tế với ta. Khái niệm này được gọi là sự huy động vốn.
Quan niệm tiền bạc
Người Do Thái cho rằng, giàu có là do kiếm được tiền, không phải do tiết kiệm ăn tiêu mà có. Tiền bạc và tài phú trong mắt người Do Thái là con dao hai lưỡi, tuy có thể đem đến cho ta sự giàu có những cũng có thể khiến ta sa ngã.
Với họ, khi có tiền thì nên đem đi đầu tư, hoặc dễ dàng hơn thì đi làm từ thiện một cách phù hợp. Dù là người hoang phí hay kẻ bủn xỉn, không thể tránh khỏi việc chịu thiệt hay thua cuộc, đừng sợ thiệt thòi. Trên thương trường, chỉ có nguyên tắc lạnh lùng và tàn nhẫn, không có chỗ cho tình cảm yếu mềm.
Quan niệm thời gian
Với người Do Thái, thời gian là tiền bạc, nhất định không thể bỏ sót dù chỉ một phút, một giây thời gian nắm bắt cơ hội kiếm tiền trên thị trường. Chính vì vậy, ngay cả trong mùa dịch, không ít người Do Thái vẫn có thể kiếm ra tiền, thậm chí còn trở nên giàu có. Thời gian vô cùng quý giá, bên cạnh sử dụng thời gian mình có, họ còn giỏi tận dụng thời gian của người khác.
Với họ, thông tin là một thứ rất quan trọng, nắm được thông tin trong tay chính là nắm tiền tài cả đời. Họ sẵn sàng chi rất nhiều tiền để mua thông tin mới nhất và chủ động nắm quyền cạnh tranh trong tay.
Giá trị quan
Với người Do Thái, có một tôn chỉ bất di bất dịch trong kinh doanh là: "Ngay cả khi bạn lỗ vốn đi nữa, cũng không thể thất tín". Phẩm chất quan trọng nhất của một doanh nhân không phải là sự thông thái, mà đó là trung thực. Kinh doanh là một lĩnh vực phải sử dụng mưu mẹo, tận dụng bản chất con người. Thế nhưng, không phải vì vậy mà ta lừa lọc, dối trá với người khác để mình kiếm lời.
Mặt khác, thương trường cũng chính là chiến trường, và người Do Thái làm kinh doanh bằng trí khôn. Họ cho rằng trí tuệ càng quan trọng hơn nhiều so với tiền bạc. Trí tuệ là thứ không thể nhìn thấy hoặc chạm vào như tiền bạc, của cải, nên chúng ta phải luôn nhiệt tình học hỏi, học đến suốt đời bởi không khi nào là đủ cả.
Nhân sinh quan
Người Do Thái từng chịu cảnh bị đàn áp, uy hiếp, phải chạy trốn trong một thời gian dài để bảo toàn tính mạng. Vì thế, họ hình thành nên một ý chí kiên cường và tinh thần lạc quan, vượt khó trong mọi hoàn cảnh.
Khi gặp khó khăn, người Do Thái lạc quan tin rằng mọi thứ rồi sẽ ổn thôi. Muốn đợi đến ngày mọi thứ an nhiên đó, nhất định phải biết cách bảo vệ tốt bản thân. Bởi chỉ khi bảo vệ bản thân mình rồi, ta mới có năng lực đi giúp đỡ người khác.
Nghe sơ qua thì những đạo lý có vẻ rất đơn giản, ai nghe cũng có thể hiểu, nhưng để thực hiện nó không hề dễ dàng như thế. Học là một chuyện, thực hành lại là một chuyện khác. Muốn không thụt lùi so với người khác, thì phải không ngừng học hỏi. Muốn sống tốt hơn người khác, thì phải không ngừng thực hành, nỗ lực và kiên trì cố gắng đến cùng.
Câu chuyện về 1 đô la của người Do Thái và bài học về tư duy ngược dẫn tới thành công
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận