4 cảnh giới của người thành công mà tỷ phú Inamori Kazuo khuyên cần học để trở nên đắt giá trong mắt nhà tuyển dụng

Đạt được 4 cảnh giới của người thành công, ta tự khắc nâng tầm bản thân, trở nên đáng giá trong mắt nhà tuyển dụng.

Chi Nguyễn
16:32 18/06/2021 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Inamori Kazuo được coi là "vị thần kinh doanh", là một trong những doanh nhân tài ba nhất xứ hoa đào. Ông không chỉ gây dựng 2 để chế tỷ đô là công ty Kyocera, tập đoàn viễn thông KDDT mà còn là người đã vực dậy hãng hàng không quốc gia Japan Airlines đang trên bờ vực phá sản.

Trong cuốn hồi ký "Triết lý kinh doanh của Kyocera", doanh nhân Nhật Bản đã kể lại hành trình lập nghiệp cũng như chia sẻ tư duy kinh doanh và quản trị làm nên thành công của mình. Trong đó, theo ông người thành công thường có 4 cảnh giới - 4 phẩm chất này, nhờ đó khiến họ có thể làm bất cứ điều gì.

4-canh-gioi-dat-gia-cua-nguoi-thanh-cong-theo-ty-phu-inamori-kazuo
Inamori Kazuo được coi là "vị thần kinh doanh", là một trong những doanh nhân tài ba nhất xứ hoa đào

Luôn nhiệt huyết

Trong cuốn hồi ký của mình, Kazuo chia sẻ: "Những người có thể tự mình bùng cháy không làm việc vì người khác bảo phải làm. Họ bắt tay vào làm trước cả khi bản thân được giao việc". 

Người biết bùng cháy - hay người có nhiệt huyết không làm mọi chuyện vì muốn thể hiện, mà họ muốn giải quyết vấn đề cụ thể. Họ luôn năng nổ, chủ động, và tinh thần nhiệt huyết của họ có thể lan tỏa tới cả công ty. Đây là kiểu nhân viên mà công ty nào cũng muốn có, không ai muốn đánh mất.

Làm việc hết sức mình

Vị tỷ phú 89 tuổi cho biết: "Trên thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất và chế tạo sản phẩm, có những người được mệnh danh là danh nhân hay nghệ nhân. Họ đã dành cả cuộc đời để nghiêm túc làm việc hết sức, chính vì thế, họ mới đạt tới cảnh giới đó". Quả thực, có những thứ không phải chỉ cố gắng chút ít thôi là đạt được.

4-canh-gioi-dat-gia-cua-nguoi-thanh-cong-theo-ty-phu-inamori-kazuo
hân cách được hình thành bằng việc chấp nhận chịu khổ cực

Đạt được tới cảnh giới đó, thành quả của người luôn cố gắng hết sức khiến người khác phải cảm phục. Họ khác hẳn những người làm việc qua loa, chiếu lệ, làm để chống chế. 

Kazuo cho rằng: "Nhân cách được hình thành bằng việc chấp nhận chịu khổ cực, nghiêm túc cố gắng từ khi còn trẻ thì đến khi về già cũng khó có thể thay đổi". Nhân cách con người hình thành qua lao động, nghiêm túc trong mọi việc là yếu tố quan trọng hình thành con người thành công.

Ham học hỏi, sáng tạo

Có một ví dụ điển hình cho phẩm chất này là nhà sáng lập tập đoàn Panasonic ông Matsushita Konosuke. Từ một người chưa học hết cấp 1, sau đó đến Osaka làm thợ học việc, Konosuke đã thành lập nên công ty sản xuất điện máy Matsushita - nay là Panasonic trứ danh. Dù luôn miệng đùa: "tôi chẳng được học hành gì", Konosuke luôn giữ thái độ khiêm nhường và tinh thần ham học hỏi.

Theo Inamori Kazuo, cố gắng hết mình rất quan trọng, nwhng điều đó vẫn chưa đủ để thành công. Điều quan trọng là ta phải vừa làm việc hết mình, vừa tự phê bình và cải thiện, nâng tầm bản thân, chứ không được "vô thức lặp lại công việc của ngày hôm qua".

Thông qua những ý tưởng mới, sáng kiến mới, ta từng bước tạo ra con đường của riêng mình. Nhà sáng lập Kyocera nhận định: "Không ngừng cải tiến có thể khiến những điều nhỏ bé nhất trở nên tốt hơn chính là tư duy của người làm việc có sáng tạo".

Làm việc vì đam mê

4-canh-gioi-dat-gia-cua-nguoi-thanh-cong-theo-ty-phu-inamori-kazuo
Tôi không hề cảm thấy có chút cực khổ nào mà ngược lại, tôi còn thấy vô cùng vui vẻ

Sau cùng, phẩm chất mà bất kỳ công ty nào cũng cần ở nhân viên chính là tình yêu thuần khiết với công việc. Thuở mới làm việc, Kazuo làm ở một công ty sản xuất thiết bị cách điện. Ông nhớ lai, đó là nơi mà "việc chậm lương một, hai tuần là không hề hiếm". Vốn dĩ công ty kinh doanh không tốt, vì thế hay xảy ra những cuộc tranh luận với công đoàn về quyền của người lao động.

Dù vậy, Kazuo vẫn chuyên tâm với công việc của mình và thầm nghĩ: "Cứ ngồi than thở cũng không ích gì. Ta cứ dồn sức vào công việc xem sao". Ông mải mê nghiên cứu vật liệu gốm sứ và đã đạt được kết quả nghiên cứu tốt bất ngờ. Cứ thế, sau một thời gian, ông đã trở thành người đầu tiên nghiên cứu thành công công nghệ mới về vật liệu cách điện tần số cao ở Nhật Bản.

Nhớ lại thuở đầu lập nghiệp, Kazuo chia sẻ: "Tôi không hề cảm thấy có chút cực khổ nào mà ngược lại, tôi còn thấy vô cùng vui vẻ". Với ông, dù người ngoài cảm thấy ông làm việc quá vất vả, ông lại chỉ vì được làm việc mình yêu thích mà quên hết mệt mỏi. Sau cùng, vị tỷ phú này đúc kết ra chân lý: "Tôi nghĩ có lẽ sự sự yêu thích công việc là yếu tố quan trọng nhất để có thể làm nên những điều to lớn".

Triết lý quản trị ngược đời của tỷ phú Inamori Kazuo: "Quên tập trung vào cổ đông đi, hãy làm cho nhân viên hạnh phúc"

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận