Nổi tiếng là tham quan, nhưng có 3 khoản tiền mà Hòa Thân tuyệt đối không động đến
Dù có thói quen tham nhũng, vơ vét đến mấy, đại tham quan Hòa Thân vẫn nhất định không động tới 3 khoản tiền này.
Nhắc đến Hòa Thân, nhiều người nhớ ngay tới vị đại tham quan nhà Thanh nổi tiếng lịch sử Trung Quốc. Không ít bộ phim hiện đại là khắc họa lại cuộc đời và miêu tả lòng tham của vị quan này. Có câu nói nổi tiếng về vị tham quan này là: "Càn Long có gì thì Hòa Thân có thứ đó, nhưng có những thứ Hòa Thân có chưa chắc Càn Long có".
Theo sử sách Trung Quốc, Hòa Thân là vị quan có thật, xuất thân trong một gia đình giàu có, nhưng sau đó lại bị phá sản. Do đó, ông ta không ngừng cố gắng, phấn đấu trở thành Ngự tiền Thị vệ và dốc sức phò tá hoàng đế Càn Long. Sau này, Càn Long nhận ra tài năng của ông ta và trọng dụng.
Về số tài sản mà Hòa Thân thực sự vơ vét không thể nói rõ, bởi có nhiều câu chuyện mô tả khác nhau. Trong ghi chép về việc "Hoàng đế Gia Khánh tịch thu tài sản của Hòa Thân" có chỉ ra phần nào khối tài sản đồ sộ của vị đại tham quan này. Theo đó, hoàng đế đã tịch thu hơn 32.000 lượng vàng được cất giấu trong những bức tường lớn và dày, hơn 3 triệu lượng bạc được giấu kín đáo trong vô số căn hầm sâu. Bên cạnh đó, Hòa Thân còn cho thuê hơn 126.000 mẫu ruộng, hơn 1000 căn nhà, ngoài ra ông còn sở hữu biết bao châu báu, ngọc ngà, trang phục, thư tịch...
Đây mới chỉ là những ghi chép trong sự kiện trên, có lẽ thực tế còn rất nhiều tài sản khác của Hòa Thân chưa được ghi lại. Sau khi tịch thu gia tài của Hòa Thân, có một câu nói như sau xuất hiện: "Hòa Thân sụp đổ, Gia Khánh ấm no". Ý nói nhờ thu hết gia sản của Hòa Thân mà hoàng đế Gia Khánh được hưởng lợi vô kể. Được biết, tổng cộng gia sản của Hòa Thân ước lượng vào khoảng 1.100 triệu lạng bạc, nhiều người đồn rằng số tiền ấy tương đương với quốc khố nhà Thanh phải mất 15 năm mới thu được
Điều đó khiến nhiều người thắc mắc, vì sao một tên đại tham quan như Hòa Thân lại có thể sống nhởn nhơ như vậy? Vì sao Càn Long dù biết việc ông ta tham nhũng, vơ vét của cải vẫn "mắt nhắm mắt mở" cho qua, thậm chí còn dung túng, sủng ái?
Tất nhiên, Hòa Thân là một kẻ biết nịnh nọt, tung hứng vua, nên việc sủng ái cũng không khó hiểu. Thế nhưng, không thể không phủ nhận rằng, vị tham quan này là một người thực sự có tài. Có lẽ vì thế mà trước lúc lâm chung, Càn Long đã căn dặn hoàng đế kế vị Gia Khánh rằng: "Đừng giết Hòa Thân".
Hòa Thân tuy là tham qua, nhưng ông ta cũng có những nguyên tắc của riêng mình. Đó chính là "nguyên tắc tham ô", khi ông ta tuyệt nhiên từ chối với 3 khoản tiền sau:
Tiền cứu trợ thiên tai
Việc người dân bị tham quan bóc lột không phải là chuyện hiếm gặp trong lịch sử. Không ít kẻ vì lòng tham vô đáy mà nhẫn tâm ăn chặn cả tiền cứu trợ thiên tai, giúp đỡ người dân. Với những kẻ đó, sự sống chết của nhân dân ra sao chúng không quan tâm.
Thế nhưng, nịnh thần Hòa Thân lại có suy nghĩ khác. Ông ta tuyệt đối không động đến lương thực và tiền cứu trợ của người dân. Thậm chí, Hòa Thân còn nghĩ cách giúp Càn Long tìm ra ai là kẻ giả mạo nghèo khổ, ai là kẻ tham quan, chỉ giúp đỡ người thực sự cần kíp. Vì thế, có nhiều dân nghèo kiệt quệ đã được Hòa Thân cứu giúp, nhờ kế "rắc cát vào lương thực" để tránh việc lương thực cứu trợ bị những tên tham quan ăn chặn.
Nếu không làm được, hối lộ bao nhiêu tiền cũng không nhận
Nhiều gã tham quan một khi đã thấy tiền là sáng mắt, chẳng cần biết việc đối phwong nhờ vả là gì. Còn Hòa Thân dù là tham quan nhưng cũng có quy tắc riêng. Với ông, những chuyện không làm được mà bị nhờ vả, dù hối lộ bao nhiêu tiền Hòa Thân cũng từ chối, không lợi dụng để chiếm lợi ích của đối phương.
Nguyên tắc làm việc đó cũng thể hiện sự cẩn trọng, thông minh và nhạy bén với thời cuộc của ông. Việc biết từ chối đúng lúc, không nhận tiền "vô tội vạ" đã giúp hòa Thân tránh được việc những kẻ thù luôn túc trực để tóm lấy điểm sơ hở của mình.
Không tham tiền được dùng tổ chức thi cử
Các kì thi luôn là sự kiện quan trọng, ảnh hưởng lớn tới tương lai đất nước. Vì thế, ngay từ thời phong kiến, các triều đại đã hết mực coi trọng điều này. Những ai khinh suất, nhúng tay làm điều mờ ám trong các kì thi, nếu bị phát hiện sẽ nhận kết cục bi thảm. Ngoài ra, những người phạm tội còn bị đem ra để "giết gà dọa khỉ", nghiêm túc cảnh cáo những ai có ý định tương tự.
Hòa Thân là đại tham quan, nhưng làm gì ông cũng tỉ mỉ và tuyệt đối không khinh suất. Vị quan này biết rõ tầm quan trọng của những kì thi với triều đình, nên tuyệt đối không bao giờ làm bậy, tuân thủ luật pháp mà giữ lấy nguyên khí cho quốc gia.
Cũng nhờ tư duy "tham có nguyên tắc" mà Hòa Thân đã trở thành ái thần, được Càn Long trọng dụng và dung túng suốt bao năm.
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận