3 điều "bậc thầy mưu kế" dạy học trò để hóa giải mọi khó khăn

Là một trong những triết gia nổi tiếng nhất Trung Hoa, "bậc thầy mưu kế" Quỷ Cốc Tử luôn truyền dạy học trò những bài học quý giá để hóa giải mọi khó khăn. 

Chi Nguyễn
10:22 26/02/2021 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Quỷ Cốc Tử (鬼谷子) là một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa cổ đại, là một nhà tư tưởng, nhà truyền giáo nổi tiếng thời Xuân Thu Chiến Quốc. Không rõ họ tên thực của ông là gì, nơi ghi Vương Hủ (王诩), có nơi lại ghi là Vương Thiền (王禅鬼谷). 

3-dieu-bac-thay-muu-ke-day-hoc-tro-de-hoa-giai-moi-kho-khan
"Bậc thầy mưu kế" Quỷ Cốc Tử là người có kiến thức sâu rộng, được coi là ông tổ của các thuật tướng số, phong thủy,... có vô số học trò theo học.

Ông là người có kiến thức sâu rộng, được coi là ông tổ của các thuật tướng số, phong thủy,... có vô số học trò theo học, chẳng hạn như Tôn Tẫn, Bàng Quyên, Trương Nghi, Tô Tần, Lã Bất Vi, Địch Thạnh,... Một trong những bài học quý giá nhất mà "bậc thầy mưu kế" Quỷ Cốc Tử từng truyền đạt là cách để vượt qua mọi nghịch cảnh trong cuộc đời.

Cuộc đời vốn không hề dễ dàng, có những khi ta liên tục gặp phải chuyện không như ý, khó khăn trùng trùng, dù làm gì cũng thất bại, vấp ngã. Thế nhưng, chỉ khi trải qua những gian nan, vất vả, ta mới càng tu luyện bản thân trở nên vững vàng, kiên định, sẵn sàng vượt qua mọi cám dỗ cuộc đời. 3 điều "bậc thầy mưu kế" dạy học trò để hóa giải mọi khó khăn là bài học trân quý, đáng được truyền lại cho nhiều đời sau.

Giận: Ngộ hoành nghịch chi lai mà không giận

"Ngộ hoành nghịch chi lai mà không giận", tức là nếu ta gặp phải nghịch cảnh khó khăn, đừng mất thời gian mà tức giận hay than vãn. Chữ đầu tiên mà Quỷ Cốc Tử truyền lại cho các học trò là chữ "Giận", bởi trên đời cứ gặp 10 chuyện thì phải có 9 chuyện không như ý muốn.

3-dieu-bac-thay-muu-ke-day-hoc-tro-de-hoa-giai-moi-kho-khan
Nếu ta gặp phải nghịch cảnh khó khăn, đừng mất thời gian mà tức giận hay than vãn.

Dù thế, không phải cứ trái ý ta một chút là ta lại nổi giận, bực tức, rồi xả những cái tức giận đó lên người xung quanh. Đó chỉ là việc làm thiếu suy nghĩ, chẳng giúp giải quyết vấn đề mà chỉ khiến mối quan hệ với người thân, bạn bè trở nên căng thẳng hơn thôi.

Không biết kiềm chế cơn nóng giận, ta rất dễ hành động thiếu suy nghĩ mà sau này phải hối hận. Vì thế, dù gặp phải khó khăn, thách thức cỡ nào cũng nên giữ cho tâm trí bình yên, tìm hiểu mọi thứ cặn kẽ và tìm kiếm biện pháp. Người khôn ngoan khi gặp chuyện sẽ biết cách giữ bình tĩnh, tỉnh táo tìm cách giải quyết chứ không phải than vãn, tức giận hay phàn nàn.

Kinh: Tao biến cố chi khởi mà không kinh

"Tao biến cố chi khởi mà không kinh" có nghĩa là Dù gặp phải biến cố bất ngờ đột ngột cũng không được hoảng sợ. Thật khó để kiếm một người suốt cuộc đời đều vạn sự như ý, thuận buồm xuôi gió, ai ai cũng phải vấp ngã ít nhất một lần. Đứng trước những biến cố, thay đổi, khả năng thích ứng của một người sẽ ảnh hưởng rất lớn tới cách hành xử và thành tích của người đó.

3-dieu-bac-thay-muu-ke-day-hoc-tro-de-hoa-giai-moi-kho-khan
Dù gặp phải biến cố bất ngờ đột ngột cũng không được hoảng sợ.

Vừa gặp biến cố đã hoảng sợ, hoang mang thì ta chỉ tự khiến mình thụt lùi, chẳng thể xây dựng niềm tin vững chắc cho người khác. Muốn làm nên chuyện lớn thì cho dù trời núi sụp đổ trước mắt ta cũng phải giữ được trạng thái tỉnh táo nhất, làm sao để nước đến chân vẫn có thể ứng phó, thích nghi với những thay đổi xung quanh. Hãy học cách kiềm chế nỗi sợ của mình, phân tích ưu điểm, nhược điểm của từng trường hợp và tự tìm ra hướng phát triển đúng đắn nhất.

Biện: Đương phi thường chi báng mà không biện

Chữ cuối cùng mà Quỷ Cốc Tử gửi gắm cho học trò là chữ "Biện", là biện trong biện giải, giải thích. Câu nói "Đương phi thường chi báng mà không biện" có nghĩa là Ta dù bị người khác phỉ báng, chỉ trích thì cũng không cần thiết phải phản bác, giải thích với người kia.

3-dieu-bac-thay-muu-ke-day-hoc-tro-de-hoa-giai-moi-kho-khan
Trong trường hợp ta bị đặt điều, nói xấu vô lý thì khi đó có giải thích cũng chẳng tác dụng gì, bởi người ta chỉ nghe những gì người ta muốn.

Khi bị người khác lên án, chỉ trích, người khôn ngoan sẽ không lập tức đứng dậy tranh cãi nảy lửa, cố minh oan cho mình mà họ sẽ tự soi chiếu và nhìn lại mình, xem rằng những lời buộc tội đó có hợp lý hay không. Nếu đó là lời phê phán có thiện ý, giúp ta nhận ra sai lầm để hối lỗi và khắc phục thì ta còn mang ơn người ấy.

Còn trong trường hợp ta bị đặt điều, nói xấu vô lý thì khi đó có giải thích cũng chẳng tác dụng gì. Nhà văn Elbert Hubbard từng nói rằng: "Đừng giải thích. Bạn bè bạn không cần nó, và kẻ thù của bạn đằng nào cũng sẽ chẳng tin." Người ta chỉ tin vào những điều bản thân muốn thấy, và nghe những gì bản thân muốn nghe. Dù lời giải thích của bạn có hợp tình hợp lý thế nào thì trong mắt họ đó cũng chỉ là lời ngụy biện mà thôi.

Trong trường hợp bạn là người phát hiện lỗi sai của ai đó, thì hãy đưa ra ý kiến của mình dựa trên tinh thần xây dựng, làm sao để họ cải thiện được điều đó. Nếu không biết phải nói gì, tốt hơn hết vẫn là im lặng mà thôi. Dù sao, người duy nhất có thể thay đổi số phận của một người là chính bản thân họ mà thôi.

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận