10 sai lầm đáng tiếc trong lịch sử loại người, thảm họa nguyên tử Nhật Bản đáng tiếc nhất

Lịch sử không chỉ viết về những kẻ thắng cuộc, mà đôi khi những thất bại sai lầm cũng có điểm hay riêng của nó.

Chi Nguyễn
11:29 06/03/2021 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Chắc hẳn có không ít lần ta tự ngẫm rằng, ước gì mình có khả năng quay ngược lại thời gian. Nếu có khả năng đó, chắc hẳn con người sẽ tìm cách thay đổi những quyết định sai lầm của mình, và hi vọng điều đó sẽ đem đến một tương lai tốt đẹp hơn. Dưới đây là 10 sai lầm chấn động lịch sử, khiến người đời tiếc ngẩn ngơ vì dù có biết cũng chẳng thể thay đổi được gì nữa.

George Bell từ chối mua lại Google

Hiện nay, khi nhắc tới Google, chúng ta thường nghĩ ngay tới công cụ tìm kiếm trực tuyến "vạn năng" có thể trả lời trơn tru một vạn câu hỏi vì sao của người dùng. Thế nhưng không phải ai cũng biết rằng, cách đây gần 2 thập kỷ, Google chỉ là một "lính mới" chân ướt chân ráo, còn Excite mới là công cụ tìm kiếm trực tuyến thịnh hành.

10-sai-lam-chan-dong-lich-su-khien-nguoi-doi-tiec-ngan-ngo
Sergey Brin và Larry Page tạo ra Google vào năm 1998.

Sau khi thành lập vào năm 1993 bởi 6 sinh viên trường đại học Stanford, Excite dần trở thành một công cụ tìm kiếm nổi tiếng, thu về hàng triệu USD từ tài trợ quảng cáo. Đầu năm 1996, George Bell được bổ nhiệm chức vụ CEO Excite, công ty này cũng nhanh chóng chuyển sang IPO. Năm 1998, Bell từng có cơ hội "thâu tóm" ông lớn Yahoo! với giá 6 triệu USD nhưng đã nhanh chóng từ chối. Tuy nhiên, đây chỉ là khởi đầu của một trong những quyết định sai lầm của ông.

Năm 1998, Sergey Brin và Larry Page tạo ra Google, với mục đích ban đầu chỉ là dự án nghiên cứu. 1 năm sau đó, nhận thấy việc quản lý Google chiếm quá nhiều thời gian của họ, hai người đã tìm đến George Bell và đề nghị bán công ty với giá 1 triệu USD. Tuy nhiên, George Bell đã kiên quyết từ chối, và lại tiếp tục bỏ qua Google lần thứ hai dù dự án này được trả giá còn 700.000 USD.

10-sai-lam-chan-dong-lich-su-khien-nguoi-doi-tiec-ngan-ngo
George Bell và 2 lần từ chối mua lại Google.

Sau đó, Google đã trải qua nhiều vòng tại trợ, và bất ngờ huy động được 25 triệu USD. Họ tiếp tục phát triển, cải tổ Google, biến nó trở thành công cụ tìm kiếm xuất sắc, lấn át đàn anh đi trước là Yahoo! hay Excite. Đến năm 2010, Google đã trở thành công ty trị giá 180 tỷ USD, còn Excite đã dần biến mất trên thị trường.

Từ dịch sai dẫn đến thảm họa bom nguyên tử

Khi nhắc tới bom nguyên tử, nhiều người lập tức nghĩ ngay tới 2 vụ đánh bom nguyên tử kinh hoàng tại Hiroshima và Nagasaki, Nhật Bản. Một số nguồn tin cho rằng, thực ra việc dịch sai một bản tin đã khiến vụ đánh bom xảy ra.

10-sai-lam-chan-dong-lich-su-khien-nguoi-doi-tiec-ngan-ngo
Từ dịch sai dẫn đến thảm họa bom nguyên tử.

Theo đó, sau khi thử nghiệm thành công khả năng của bom nguyên tử, phía Mỹ đã gửi thông báo cho Nhật Bản rằng, nếu nước này không chịu đầu hàng thì họ sẽ phải chịu sự "hủy diệt". Tối hậu thư này đã khiến nếu nước này không đầu hàng thì sẽ phải đối mặt với “sự hủy diệt”. Tối hậu thư này dẫn đến việc Thủ tướng Kantaro Suzuki phát biểu trong một cuộc họp báo rằng chính sách của Nhật Bản đối với Tuyên bố Potsdam sẽ là "mokusatsu".

"Mokusatsu" có hai nghĩa hiểu, một là thừa nhận có hàm ý cần thời gian để cân nhắc kỹ lưỡng, hai là "khinh thường, phớt lờ" ý kiến. Đáng tiếng, phần dịch nghĩa "khinh thường, phớt lờ" đã được gửi tới Tổng thống Harry S. Truman, và điều đó đã gián tiếp dẫn tới việc quyết định ném bom Hiroshima và Nagasaki.

Cú rẽ sai lầm và nguyên nhân gián tiếp gây ra Thế chiến I

Vụ ám sát Thái tử Archduke Franz Ferdinand của đế quốc Áo - Hung ngày 28/6/1914 chính là thảm kịch châm ngòi cho Thế chiến I. Một số sử gia cho rằng, kịch bản vụ ám sát thái tử Ferdinand có nhiều khả năng thất bại hơn thành công khi các sát thủ đã bắn trượt, ném bom nhầm xe.

10-sai-lam-chan-dong-lich-su-khien-nguoi-doi-tiec-ngan-ngo
Cái chết của Thái tử Ferdinand là nguyên nhân gián tiếp gây ra Thế chiến I.

Tuy nhiên, quyết định ghé thăm bệnh viện nơi những người khác bị thương bởi quả bom kia của Thái tử Ferdinand đã thay đổi hoàn toàn thế cục. Kế hoạch di chuyển từ bệnh viện tới cung điện đã được thay đổi bằng văn bản tiếng Đức vào phút chót, trong khi tài xế chỉ nói tiếng Séc nên không hiểu điều này. Sự lộn xộn ấy đã khiến xe của Thái tử Ferdinand dừng lại ngay trước mặt sát thủ Gavrilo Princip, một sinh viên người Serb, thành viên của tổ chức Bàn tay đen. 

Gavrilo Princip đã nổ súng liền 2 phát đạn vào chiếc xe hơi, một phát trúng bụng nữ công tước Hohenberg - vợ Thái tử và phát thứ hai trúng cổ thái tử. Tuy các bác sĩ đã cố gắng cứu chữa, cả thái tử và vương phi đều không qua khỏi.

Tìm thấy thành Troy trứ danh nhưng cũng tự tay phá hủy

Từ khi còn nhỏ, doanh nhân kiêm nhà khảo cổ học người Đức Heinrich Schliemann đã mê mệt những câu truyện trong Thần thoại Hy Lạp và mong ước được tới thành Troy. Schliemann tin rằng bức tường thành Troy vẫn còn tồn tại, và hứa rằng một ngày nào đó cậu sẽ tìm ra dấu vết của thành phố đặc biệt này.

10-sai-lam-chan-dong-lich-su-khien-nguoi-doi-tiec-ngan-ngo
Heinrich Schliemann gây chấn động ngành khảo cổ khi tìm thấy vết tích của thành Troy trứ danh.

Nhiều năm sau đó, Heinrich Schliemann gây chấn động ngành khảo cổ khi tìm thấy vết tích của thành Troy trứ danh. Các nhà khảo cổ phần đông đều tin rằng, ông đã tìm ra đúng vị trí của thành Troy là ở Hisarlik, Anatolia thuộc phía Tây Bắc Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay. Tuy nhiên, trong quá trình khai quật, do phương pháp sai lầm của mình, các bằng chứng và di tích liên quan đến thành Troy đã bị phá hủy nghiêm trọng.

Thảm họa tràn dầu Exxon Valdez

Ngày 24/3/1989, tàu chở dầu Exxon Valdez đã không may va phải đá ngầm, làm rò rì hơn 10 triệu gallon dầu ra eo biển Prince William, Alaska, Mỹ. Đây được coi là sự cố tràn dầu tồi tệ nhất thế giới, gây thiệt hại nghiêm trọng tới môi trường. Vụ thảm họa tràn dầu này đã ảnh hưởng tới 1.300 dặm (khoảng 2.100 km) bờ biển, trong đó có 200 dặm (320 km) bị nhiễm dầu vừa hoặc nặng.

10-sai-lam-chan-dong-lich-su-khien-nguoi-doi-tiec-ngan-ngo
Vụ thảm họa tràn dầu này đã ảnh hưởng tới 1.300 dặm (khoảng 2.100 km) bờ biển.

Nguyên nhân sâu xa của vụ tràn dầu này là do ban lãnh đạo Exxon đã thực hiện các biện pháp cắt giảm chi phí 1 năm trước đó, khiến cho radar của tàu bị hỏng và các thuyền viên không thể liên lạc tới đất liền. Theo phóng viên điều tra Greg Palast, công ty đã cho rằng thiết bị "quá đắt để sửa chữa hay vận hành".

Quân đội Áo tự tấn công nhau và vô tình giết 10.000 người

Sự kiện trên xảy ra vào Chiến tranh Áo - Thổ Nhĩ Kỳ những năm 1787 - 1791, khi đội tiên phong gồm 100.000 quân trinh sát Áo đã theo dõi quận đội Ottoman. Sau khi băng qua sông Timis, quân lính Áo đã gặp một đoàn người Romani. Vì muốn nghỉ ngơi, họ đã mua rượu từ đám người digan và uống đến say mèm.

10-sai-lam-chan-dong-lich-su-khien-nguoi-doi-tiec-ngan-ngo
Quân đội Áo tự tấn công nhau và vô tình giết 10.000 người.

Vài giờ sau, một nhóm bộ binh Áo khác cũng vượt sông để tìm đội tiên phong. Thấy đám đông đang tiệc tùng, họ yêu cầu được chia rượu nhưng đội tiên phong từ chối, đuổi họ đi. Rắc rối đã nảy sinh khi hai bên lính Áo xông vào đánh nhau, và một người nào đó trong bộ binh đã hét toáng lên rằng: "Turci! Turci!"("Người Thổ Nhĩ Kỳ! Người Thổ Nhĩ Kỳ!").

Sự nhầm lẫn tai hại này đã dẫn đến quân đội Áo bên kia sông tin rằng họ đang bị Ottoman tấn công, và cả hai đã xông vào bắn nhau khiến 10.000 người thiệt mạng. Hai ngày sau đó, quân đội Ottoman phát hiện ra những người lính Áo đã chết, do đó dễ dàng chiếm ngôi làng gần đó.

Thành phố Constantinople thất thủ vì quên đóng cửa thành

Cuộc vây chiếm thành Constantinople bắt đầu từ ngày 6/4/1453 và kéo dài trong 53 ngày sau đó. Ban đầu, Hoàng đế Constantine XI Palaiologos rất tự tin vào chiến thắng của mình, mặc cho lực lượng lép vế hơn hẳn so với quân đội của Sultan Mehmed II. Ông cho rằng thành Constantinople rất an toàn bởi những bức tường bao quanh đã được nâng cấp tối đa, còn binh lính đã được trang bị vũ khí "tận răng".

10-sai-lam-chan-dong-lich-su-khien-nguoi-doi-tiec-ngan-ngo
Thành Constantinople thất thủ.

Tuy nhiên, chỉ vì sai sót của một người lính nào đó, một chiếc cửa nhỏ phía sau thành Constantinople đã không được đóng kín. Điều đó khiến lượng lướn quân đội Ottoman tràn vào thành, tàn sát người dân, và biến Constantinople thành thành phố Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) ngày nay.

Ngộ nhận về Chiến dịch diệt chim sẻ đã dẫn tới nạn đói ở Trung Quốc

Chiến dịch diệt chim sẻ là 1 trong nhiều chiến dịch đầu tiên của kế hoạch Đại nhảy vọt do Mao Trạch Đông đưa ra vào năm 1958-1962. Theo đó, chính phủ nước này cho rằng cần phải diệu sạch 4 con vật là chuột, ruồi, muỗi và chim sẻ vì chúng làm tổn hại tới nông sản. Chim sẻ cũng bị liệt kê vào danh sách vì chúng ăn hạt thóc lúa, gây thiệt hại cho người dân.

10-sai-lam-chan-dong-lich-su-khien-nguoi-doi-tiec-ngan-ngo
Chiến dịch diệt chim sẻ đã để lại hậu quả thảm khốc.

Nông dân Trung Quốc đã tìm mọi cách để xua đuổi chim sẻ, từ đập nồi niêu, rượt đuổi chim để chúng bay đi, cho để đập phá tổ chim, giết chết chim non trong tủ. Quả thực, mùa vụ sau đó khá hơn năm trước vì không còn chim sẻ nữa.

Dù vậy, Trung Quốc đã quên rằng chim sẻ là thiên địch của châu chấu. Khi không còn chim sẻ nữa, châu chấu xuất hiện, tràn ngập miền quê và phá nát mùa màng, gây ra nạn đói lớn. Ước tính có khoảng 30 triệu người đã thiệt mạng vì sai lầm này.

Khả năng dự báo thời tiết kém đã khiến quân đội Đức thất bại ở Thế chiến II

Ngày 6/6/1944, hơn 150.000 binh sĩ cùng hàng ngàn xe tăng, tàu chiến của phe Đồng minh đổ bộ tấn công vào Normandy, Pháp. Đây được coi là cuộc đổ bộ lớn nhất lịch sử nhận loại, với mục đích là giải phóng nước Pháp, đặt nền móng cho MẶt trận phía Tây, hướng tới giải phóng châu Âu khỏi sự chiếm đóng của Đức quốc xã.

10-sai-lam-chan-dong-lich-su-khien-nguoi-doi-tiec-ngan-ngo
Khả năng dự báo thời tiết kém đã khiến quân đội Đức thất bại ở Thế chiến II.

Trong khi các nhà khí tượng phe Đồng minh cho rằng các cơn bão trên biển Normandy cực kỳ nguy hiểm, cần cẩn thận thì các sĩ quan Đức lại cho rằng đó là điều nhảm nhí. Vì thế, các bờ biển tại Pháp đều phòng thủ rất lòng lèo, khiến cho quân Đức chịu thất bại nặng nề sau đó.

Ống nhòm đã có thể ngăn ngừa vụ đắm tàu Titanic

Thảm họa đắm tàu Titanic đã đi vào lịch sử ngành hàng hải khi đâm vào một tảng băng trôi dẫn đến chìm tàu, khiến hơn 1.500 người thiệt mạng. Được biết, vụ thảm họa này nhẽ ra đã có thể ngăn ngừa nếu phi hành đoàn có vài cặp ống nhòm.

10-sai-lam-chan-dong-lich-su-khien-nguoi-doi-tiec-ngan-ngo
Vụ thảm họa đắm tàu Titanic nhẽ ra đã có thể ngăn ngừa nếu phi hành đoàn có vài cặp ống nhòm.

Trong những giờ khắc cuối cùng trước khi khởi hành, một sĩ quan cấp cao và có nhiều kinh nghiệm đã bị thay thế bởi người khác. Vì quá vội vàng, ông đã quên không giao chìa khóa tủ cung cấp ống nhòm. Các phi hành đoàn tàu Titanic đã không được tiếp cận ống nhòm, khiến họ khó phát hiện ra các mối nguy hiểm tiềm ẩn từ xa, chẳng hạn như tảng băng trôi - nguyên nhân gây ra vụ chìm tàu thảm họa này.

Trải nghiệm chuyến tàu đưa du khách đến vùng đất tận cùng của Trái đất

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận