13 năm miệt mài làm thiện nguyện của ông chủ 8x mê nhiếp ảnh

Tham gia hoạt động Đoàn từ thời THPT đến ĐH, một ông chủ thế hệ 8X ở tỉnh Bến Tre miệt mài làm thiện nguyện suốt 13 năm qua.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Là một người đam mê nhiếp ảnh, anh Nguyễn Công Chánh (38 tuổi, Bến Tre) thường đi đến nhiều nơi để chụp ảnh. Vào năm 2008, trong những chuyến đi chụp ảnh sau khi du học ở Úc về, anh bắt gặp những hoàn cảnh khó khăn: Những đứa trẻ đi chân trần và mặc đồ mỏng tanh dù trời trở lạnh, lớp học chắp vá từ gỗ mục, học trò nghèo không có đủ sách vở để học hành…

Thế là anh quay về, rủ thêm vài người bạn và bắt đầu hành trình thiện nguyện suốt 13 năm nay, từ miền Trung nghèo khó như Quảng Bình, Đắk Lắk cho đến vùng Đồng bằng Sông Cửu Long như Bến Tre, Tiền Giang…

Những chuyến thiện nguyện đều bắt đầu tùy hứng mà không có kế hoạch cụ thể từ trước.

Chẳng hạn, khi vô tình đi ngang một ngôi trường xuống cấp, thương học trò và giáo viên học hành trong điều kiện thiếu thốn, anh Chánh tự khảo sát rồi về bàn thảo với bạn bè, tìm đến chính quyền nhờ xác thực rồi gom góp tiền để hỗ trợ, sửa sang.

“Tôi sửa lại để các cháu an tâm học hành, xây sân chơi nhỏ và thư viện, góp sách, truyện, tập vở hay trao học bổng tài trợ lâu dài cho những cháu khó khăn… Tôi chỉ mong học trò nghèo có thêm động lực đến trường”, anh nói.

13-nam-miet-mai-lam-thien-nguyen-cua-ong-chu-8x-me-nhiep-anh-9
Cảnh tượng tang thương trong đợt lũ Quảng Bình mà anh đến để trao quà

Với những hoạt động lớn, chẳng hạn ở ngôi trường tại thị trấn D’Ran (Lâm Đồng) hay quê nhà Bến Tre, anh làm bài bản hơn, đi tiền trạm, về lập kế hoạch, góp tiền bạc rồi cùng bạn bè “kéo nhau” mang quà cáp, sách vở và cả sự nhiệt huyết đến hỗ trợ.

Anh Chánh cho rằng anh không phải là nhà tổ chức chuyên nghiệp nên không làm quá lớn, không kêu gọi hỗ trợ, kết thúc một hoạt động quỹ cũng về 0 đồng, các thu chi được minh bạch rõ ràng.

Nhớ về chuyến đi Quảng Bình đợt lũ năm 2016, nhóm anh chất đầy quà hỗ trợ lên một chiếc máy bay. Nhưng đến nơi, anh vẫn thấy không thể nào lấp đầy sự thiếu thốn cho người dân nơi này.

“Trong chuyến đi đó, chúng tôi 'chết hụt' vì nước lũ dâng lên đột ngột. Sau khi đến được điểm phát quà, nhìn mọi người đều mang khăn tang, tôi chết lặng. Đó là cảnh tượng khủng khiếp và đau lòng mà tôi chứng kiến”, anh nhớ lại.

Hay hành trình đến biển Hồ (Campuchia) chụp ảnh, anh chứng kiến cảnh những ngôi nhà xiêu vẹo dựng tạm trên mặt nước, đói khổ đeo bám từng đứa trẻ và bà con Việt Nam ở đó. Thế là, anh quyết tâm quay về Việt Nam, kêu gọi bạn bè sang để hỗ trợ. Đó là chuyến hành trình 3 ngày 2 đêm khiến anh nhớ nhất.

Làm việc có ý nghĩa càng thấy mình may mắn, hạnh phúc

Dịch Covid-19 bùng phát, Đà Lạt cũng “đóng cửa cài then”, anh tổ chức 3 điểm phát bánh mì 0 đồng kéo dài một tháng cho bà con. Ngoài ra, những chiếc áo ấm, khẩu trang… cũng được anh chuẩn bị sẵn tại đây cho người cần đến lấy.

13-nam-miet-mai-lam-thien-nguyen-cua-ong-chu-8x-me-nhiep-anh-8
Những chuyến đi tìm đến với trò nghèo vùng Tây Nguyên của nhóm anh Chánh

Từ đi chợ, chế biến thịt, làm pate… anh đều tự tay chuẩn bị. Đồ ăn được chuẩn bị trước vào buổi tối, đến sáng anh chở đến từng điểm phát, tình nguyện viên là sinh viên của trường ĐH hay Thành Đoàn Đà Lạt hỗ trợ.

Những buổi tối, anh lại xách xe len lỏi các con phố, mang quà bánh, tiền mặt hỗ trợ người dân cơ nhỡ. Lo sợ nhiễm bệnh là có nhưng “máu tình nguyện” vẫn thôi thúc anh làm đến cùng.

Còn sinh viên kẹt lại vì dịch không thể về quê, nhân viên thất nghiệp…, được anh giữ lại trong những cơ sở kinh doanh của mình. “Tôi muốn các bạn có chỗ ở an toàn mùa dịch. Họ ở chỗ mình cũng trông coi quán xá, dọn dẹp gọn gàng nên tôi vẫn trả lương 20.000 đồng/giờ để các bạn có thêm thu nhập”, anh chia sẻ.

Từng mở nhà hàng, cửa hàng quần áo… nhưng anh Chánh gặp thất bại vì tuổi trẻ thiếu kinh nghiệm. Đam mê nhiếp ảnh, anh tham gia cuộc thi Yamaha Foto Tour vào năm 2012 và giành giải cao nhất. Điều này trở thành động lực để anh mở studio kiêm quán cà phê ở TP.HCM.

13-nam-miet-mai-lam-thien-nguyen-cua-ong-chu-8x-me-nhiep-anh-7
Những xe bánh mì 0 đồng được anh gửi tặng miễn phí cho bà con Đà Lạt

Sau này, anh đấu thầu thành công gói chụp ảnh của một hệ thống siêu thị lớn ở Việt Nam. Công việc ổn định, anh thành lập công ty quảng cáo riêng. Nhìn thấy tiềm năng của Đà Lạt và mê nhịp sống nhẹ nhàng ở đây, anh lại khởi nghiệp với homestay. Vượt qua những khó khăn và thất bại, ở tuổi 38, anh sở hữu nhiều cơ sở kinh doanh và công ty cho riêng mình.

Luôn dùng sự chân thành để đối đãi với mọi người, anh cho rằng bản thân đã may mắn khi có công việc và thu nhập ổn định, lo đủ cho gia đình nên khi có thể, anh sẽ giúp đỡ trong khả năng.

“Làm những việc ý nghĩa giúp tôi và đồng đội suy ngẫm nhiều hơn, tự thấy mình đã may mắn được sống hạnh phúc. Mong ước của tôi lúc này là tìm kiếm những bạn trẻ có tâm huyết với thiện nguyện để cùng trao đi những yêu thương trong hành trình này”, ông chủ 8X mê làm thiện nguyện nói.

(Theo Thanh niên)

Xem thêm: Lão nông Ngô Văn Đậu mang tiền tỷ đi làm từ thiện

Đọc thêm

Nhà chị Dương Thúy Trinh (tổ 16, phường Phan Thiết, TP Tuyên Quang) không quá dư giả nhưng chị lại yêu thích hoạt động nhân đạo từ thiện.

Chuyện về người phụ nữ không dư dả nhưng mê làm từ thiện
0 Bình luận

Ông Lâm Văn Phấn làm ra tiền tỷ chỉ nhờ trồng hẹ, cấy lúa. Đặc biệt, mỗi năm ông chi đến vài tỷ để làm từ thiện. 

Tỷ phú miền Tây thích ở nhà lá, mỗi năm chi vài tỷ làm từ thiện
0 Bình luận

Ông Năm Liên - lão nông chân chất, thật thà, hào sảng đã sẵn lòng bán đất của mình để bù vào phần kinh phí đang thiếu của công  trình làm đường ở địa phương. Mục đích duy nhất là giúp người dân có đường đẹp, thuận tiện đi lại.

Lão nông An Giang bán đất làm từ thiện
0 Bình luận


Bài mới

Cậu bé 3 tuổi nhanh trí cứu bạn rơi xuống hố công trình

Thấy bạn rơi xuống hố công trình, cậu bé 3 tuổi Nguyễn Nam Phong vội vã chạy vào nhà báo cho người thân ra đưa bạn lên bờ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 8 giờ trước
Thầy giáo Hậu Giang hết lòng lo hậu sự cho người nghèo

Ngoài tận tâm với công tác chuyên môn, nhiều năm qua thầy giáo Nguyễn Hoàng Nam (H.Phụng Hiệp, Hậu Giang) còn hết lòng lo hậu sự miễn phí cho hàng trăm người nghèo khó.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Cuộc đời truyền cảm hứng của thợ cắt tóc lớn tuổi nhất thế giới

Bà Shitsui Hakoishi (108 tuổi) vừa được kỷ lục Guiness Thế giới công nhận là ''thợ cắt tóc nữ lớn tuổi nhất thế giới'' với 94 năm tuổi nghề và chưa có ý định nghỉ hưu.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Những “hiệp sĩ” miệt mài đi hút đinh trong đêm

Thời gian qua, hình ảnh những chiếc xe máy tự chế rong ruổi khắp mọi nẻo đường tại TP.Bạc Liệu để hút đinh đã trở nên vô cùng quen thuộc với bà con nơi đây.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Nhóm bạn trẻ “Phủ xanh biên giới biển” với hoạt động trồng cây tại Mũi Né

Chiến dịch “Phủ xanh biên giới biển” được Cộng đồng Xanh Việt Nam tổ chức với mục đích góp phần cải thiện cảnh quan và bảo vệ hệ sinh thái ven biển.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
60 năm giữ cờ Tổ quốc mãi tung bay ở Hiền Lương 

Năm xưa, ông Nguyễn Đức Lãng chính là người được nhận trọng trách may cờ Tổ quốc tại cầu Hiền Lương, nơi giới tuyết chia cắt 2 miền Nam - Bắc. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Người phụ nữ bán ve chai dành 4 ngày tiền lời để ủng hộ người dân Myanmar bị ảnh hưởng bởi động đất

Vừa hoàn tất công việc mua bán ve chai, bà Nguyễn Thị Quý (59 tuổi, ở phường An Phú Đông, quận 12, TP.HCM) liền đạp xe một mạch tới tòa soạn để ủng hộ cho người dân Myanmar bị ảnh hưởng bởi động đất

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Lực lượng cứu hộ Việt Nam dựng lều thăm khám cho người dân Myanmar

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cứu hộ tại Myanmar, lực lượng cứu hộ Bộ Công an Việt nam đã cử tổ công tác dựng lều bạt để hỗ trợ thăm khám cho người dân.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Cú lộn ngược dòng đầy ngoạn mục của chàng trai mồ côi 

Từ một đứa trẻ mồ côi phải bỏ học mưu sinh, hiện nay, Tần Hoan đã trở thành kỹ sư AI với thu nhập hàng triệu tệ mỗi năm. Cuộc đời của anh chính là câu chuyện truyền cảm hứng cho các bạn trẻ cùng cảnh ngộ.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Trở thành 'người hùng' khi cõng cụ bà xuống 40 tầng trong động đất

"Sau tất cả, tôi chỉ muốn khóc. Tôi tự nhủ, nếu phải chết, tôi muốn chết khi đang cứu người"!

Thầy giáo khiếm thị nỗ lực mang “ánh sáng” cho học trò khuyết tật

Không đầu hàng số phận, thầy giáo khiếm thị Hoàng Nhật Minh (26 tuổi, quận Bình Thạnh, TP HCM) đã nỗ lực học tập, mang lại “ánh sáng” cho nhiều học trò khuyết tật.

Cuộc đời Minh Ánh thay đổi từ một cuộc điện thoại

Có những cuộc gặp gỡ đã làm thay đổi cả một cuộc đời... Điển hình là câu chuyện về cô bé Minh Ánh, từ đứa trẻ nhặt củi giữa rừng trở thành cô con gái được yêu thương.

106 cán bộ, chiến sĩ Việt Nam lên đường sang Myanmar làm nhiệm vụ cứu hộ

2 chuyến bay đưa 106 cán bộ, chiến sĩ và 80 tấn hàng cứu trợ đã cất cánh từ Nội Bài sang Myanmar để hỗ trợ nước bạn khắc phục hậu quả sau trận động đất lịch sử.

5 nguyên tắc giúp người một cách thông minh

Cuộc sống này có không ít kiểu giúp người nguy hiểm, vậy nên, dù tử tế thế nào, người thông minh cũng nên học cách từ chối đúng lúc. Đừng cả nể!

Ấm lòng suất ăn giờ ra chơi dành cho học sinh khó khăn tại Hậu Giang

Với mong muốn giúp đỡ học sinh khó khăn, trường THCS Vị Đông (ấp 6, xã Vị Đông, H.Vị Thủy, Hậu Giang) đã thực hiện mô hình “Phần ăn giờ ra chơi, tiếp bước em đến trường”.

Những ổ bánh mì 0 đồng mang thông điệp yêu thương

Với mong muốn giúp đỡ những người lao động có hoàn cảnh khó khăn, các thành viên Câu lạc bộ Người tốt - Việc thiện xã Tân Khánh Đông (TP.Sa Đéc, Đồng Tháp) đã làm những ổ bánh mì 0 đồng trao tặng đến mọi người.

Đề xuất