Vì sao nhiều người tụng chú Hoàng Thần Tài mỗi ngày?

Bên cạnh việc thắp hương ban Thần Tài mỗi sáng, nhiều thí chủ thường tụng niệm thần chú Hoàng Thần Tài. Tụng trú Hoàng Thần Tài để cầu may mắn về tài lộc, giàu có, thịnh vượng.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Câu chú Hoàng Thần Tài

Hoàng Thần Tài thần chú: “Om Jambhala Jalendraya Svaha” – “Om Dzambhala Dzalim Dzaye Svaha”

Cách tụng: Lặp đi lặp lại các câu trong bài thần chú theo vần điệu hướng dẫn trong audio, file mp3 tại đây. Bạn có thể bật cả ngày tại cửa hàng kinh doanh để nghe trực tiếp.

Hoàng Thần Tài là ai?

Hoàng Thần Tài (Trong tiếng Anh: Yellow Wealth God, tiếng Phạn: Dzambhala hay Jambhala) còn được gọi là Hoàng Bảo Tạng Vương, là 1 trong ngũ bộ Thần Tài Tây Tạng được cung dưỡng nhiều nhất trong các giáo phái lớn thuộc Phật giáo Tây Tạng. 

Hoàng Thần Tài được coi là vị Thần Tài đứng đầu trong chư vị Thần linh cai quản tài bạch phương Bắc, chủ quản bảo khố, là Thần Tài tối cao trong danh sách các vị Thần Tài được người dân cung dưỡng.

Khác với các vị thần tài chúng ta thường thờ cúng ở Việt Nam, Hoàng Thần Tài là 1 trong 5 vị Thần tài Ngũ sắc, gồm có Bạch Thần Tài, Hoàng Thần Tài, Hồng Thần Tài, Lam Thần Tài và Hắc Thần Tài. Trong Tạng ngữ, tên gọi Jambhala hay Dzambhala của Ngài có nghĩa là Phật Như Ý và là hóa thân của Phật Hoa Sen.

vi-sao-nhieu-nguoi-tung-chu-hoang-than-tai-moi-ngay-9

Trong Mật tông giáo pháp, Hoàng Thần Tài được coi là Tài Thần, là vị thần Hộ pháp.

Trong Phật giáo Tây Tạng cũng có lệ thờ cúng Tài Bảo bổn tôn và  Thần Tài. Các tín đồ của Phật giáo nhánh này tin rằng nếu phát nguyện trì chú thì sẽ được sức mạnh của Thần Tài phù trợ giúp cho được như ý nguyện.

Qua việc này, các tín đồ cũng có thêm nhiều cơ hội để tiến gần hơn với Phật giáo, đắc lợi cho bản thân cũng như phổ độ chúng sinh.

Truyền thuyết về Hoàng Thần Tài

Có nhiều truyền thuyết khác nhau về sự xuất hiện của Hoàng Thần Tài. Nhưng truyền thuyết được lưu truyền nhiều nhất là việc Hoàng Thần Tài bảo vệ cho Đức Phật khỏi yêu ma quấy nhiễu.

Hoàng Thần Tài vốn là Đại Bồ Tát đã chứng 5 đạo 10 đất. Một ngày nọ, khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đang truyền giảng kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa ở đỉnh núi Griddhakuta ở vùng Rajgir thuộc Trung Ấn thì yêu ma quỷ thần từ khắp nơi đến gây chuyện, thi triển ma pháp khiến cho núi thiêng sụp xuống. 

Khi ấy Hoàng Thần Tài đã dũng mãnh hiện thân để bảo vệ cho Đức Phật, dùng pháp lực của mình để bảo vệ cho Đức Phật cùng chúng đệ tử được bình an vô sự. 

Sau này, Đức Phật ủy thác cho Hoàng Thần Tài dùng Phật pháp và thần lực của mình để giúp cho chúng sinh nghèo khổ cũng có thể đi theo con đường Phật Pháp, cũng trao cho Hoàng Thần Tài làm Đại Hộ Pháp, bảo hộ cho tất cả các dòng truyền thừa.

Trong kinh Phật, Ngài được ghi chép lại là vị Bồ Tát từ bi, chuyên ban phát của cải vật chất và tinh thần cho chúng sinh, giúp chúng sinh thoát khỏi cảnh lầm than, đói nghèo với tấm lòng bi mẫn của mình. 

Có thuyết lại kể rằng khi Phật Tổ đang trên đường truyền đạo phổ độ chúng sinh thì có 1 đệ tử người Hán xin phép Phật Tổ xây 1 tòa miếu thần nằm giữa biển cả bao la. 

Tòa miếu vừa xây xong thì bị Long Vương, La Sát cùng yêu ma quỷ quái dùng đủ phép thần thông làm cho biển cả dậy sóng, ý đồ phá hoại tòa miếu thần. 

Người đệ tử kia tận mắt nhìn thấy tòa miếu thần mất bao công sức xây dựng sắp chìm sâu vào biển cả mà không thể làm được gì, chỉ biết ngẩng mặt lên trời vừa đau khổ cầu nguyện vừa gào thét: 

“Nếu như trên thế giới này thực sự có thần linh thì hãy hiện thân để chế ngự yêu ma, phổ độ chúng sinh. Tòa miếu thần mà đệ tử dùng cả máu và nước mắt dựng nên sắp chìm xuống biển sâu rồi. Cầu xin thánh thần hãy cứu lấy đệ tử và tòa miếu!”.

vi-sao-nhieu-nguoi-tung-chu-hoang-than-tai-moi-ngay-8

Phật Tổ khi ấy đang truyền giảng giáo lý thì nghe thấy lời kêu cứu thống thiết của đệ tử liền hóa thân thành Tôn Thắng Phật Vương giáng xuống, lại thi triển vô số phép thần thông quảng đại, chữ Vạn trước ngực Ngài phát ra đủ 5 ánh hào quang, chiếu thẳng vào những chúng sinh mang ác tâm như Long Vương, La Sát, yêu ma… 

Những chúng sinh này đột nhiên được ánh sáng Phật pháp làm cho tỉnh ngộ, hối hận về những việc mình đã làm, phát tâm Bồ Đề, nguyện đem sinh mệnh của mình để phổ độ chúng sinh, lại nguyện dâng tính mạng của mình hiến cho Tôn Thắng Phật Vương. 

Tôn Thắng Phật Vương cho họ tước vị Thánh Chủ, gia trì cho họ sức mạnh và thần lực để có thể độ hóa chúng sinh. Thánh Chủ ở đây tổng cộng có 108 vị, mỗi người lại có thần lực khác nhau, cũng dùng những cách không giống nhau để phổ độ chúng sinh. 

Lúc này Hoàng Thần Tài mới đến trước mặt Phật Tổ phát nguyện rằng: “Con nguyện che chở tất cả mọi chúng sinh bần cùng khốn khổ, giúp họ trên đường tu đạo không vì thiếu thốn vật chất mà đánh mất tâm bồ đề.” Lại dâng tâm chú “Om Dzambala Dalen Soha” của mình lên Phật, nhờ Phật gia trì, nâng thêm sức mạnh và thần lực để phổ độ chúng sinh.

Thần chú này là chỗ dựa giúp cho những chúng sinh lâm vào cảnh bần cùng không nơi nương tựa có thể được giải thoát. Không chỉ trì niệm thần chú mới có tác dụng, ngay cả việc nhìn vào thần chú cũng có thể giúp chúng sinh khỏe mạnh không bệnh tật.

Nếu ai có thể trì niệm thần chú này trong 1 thời gian dài thì tài lộc sung túc, trí tuệ minh mẫn, khỏe mạnh trường thọ, muốn gì được nấy, phúc đức vô lượng. Đức Phật nói rằng, người trì niệm thần chú này sẽ được ta che chở, không rơi vào con đường tà ác, trở thành người hiền đức tuệ minh. 

Trong Phật giáo Mật tông Tây Tạng, Dzamhala còn được coi là hóa thân của Đức Bồ Tát Quán Thế Âm, Phật của lòng từ bi hỷ xả.

Trong kinh Phật có chép về truyền thuyết này. Ngài Lama Atisha vốn là 1 Lama đức cao vọng trọng của dòng truyền Gellug. Một hôm, khi Lama đang đi truyền pháp thì gặp 1 cụ già đói lả trên đường.

Lama Atisha với lòng từ bi của mình không nỡ nhìn thấy người chết mà không cứu, song trong tay ngài lúc đó chẳng có thứ gì có thể làm thức ăn bố thí cho cụ già. Không suy nghĩ nhiều, Lama liền cắt ngay thịt trên người mình đưa cho cụ già. 

Cụ già dù đói nhưng vẫn luôn miệng chối từ, nói mình không thể ăn thịt của 1 vị tăng sư. Bất lực trước thực tại, Lama buồn khổ vô cùng khi không thể cứu được cụ già ngay trước mắt, đột nhiên lúc đó có luồng ánh sáng rực rỡ xuất hiện trước mắt Ngài.

Không phải ai khác, đó chính là hiện thân của Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Thế Âm Bồ Tát động lòng trước sự từ bi của Lama mà hiện lên: “Ta sẽ hóa hiện thành vị Phật của Tài bảo Jambhala để cứu giúp chúng sinh khỏi đau khổ. Ta sẽ giúp chúng sinh không còn phiền muộn bởi cái đói cái nghèo mà chuyên tâm tu tập, phát lòng thiện tâm”.

Còn trong thần thoại Hindu, Hoàng Thần Tài lại được biết đến với cái tên Kubera. Ngài còn có tên gọi là Vaisravana, đặt theo tên cha mình – nhà hiền triết có tên Visravas.

Kubera từ khi giác ngộ Phật giáo thì chuyên tâm tu tập, không 1 phút lơ là, trong suốt hàng ngàn năm vẫn giữ được tấm lòng Bồ đề, theo đuổi con đường Phật pháp. Brahma tức đấng sáng tạo trong thần thoại Hindu cảm động trước tấm lòng đó mà ban cho Ngài sự bất tử, cũng cho Ngài thành vị thần cai quản tài bảo. 

Kubera có thần lực vô biên, là người bảo hộ cho tất cả các kho tàng, báu vật trên thế giới này và Ngài chỉ ban phát tài lộc cho ai xứng đáng mà thôi.

Ban đầu, Kubera ngụ tại đỉnh núi Kailash, 1 ngọn núi linh thiêng trong văn hóa Tây Tạng, nơi người dân hay hành hương tới bởi tương truyền ai lên được tới đỉnh núi này thì tâm được tịnh hóa khỏi nhiều nghiệp lực, con đường tu tập cũng thuận lợi hơn. 

Sau này, khi làm Thần cai quản Tài Bảo thì Brahma cho Ngài cai quản cả vùng Lanka (Ceylon) và tặng cho Kubera chiếc xe Pushpaka khổng lồ, có khả năng di chuyển cực nhanh theo suy nghĩ của chủ nhân. 

Tại Ấn Độ, Kubera được Phật tử thờ cúng và được xem là vị thần bảo hộ của phương Bắc. Ở 1 số tài liệu khác thì nói Kubera là hiện thân của Tỳ Sa Môn Thiên Vương, chủ về tài bảo và trấn giữ phương Bắc, sở hữu con chuột có thể nhả ra châu báu ngọc ngà. 

Ý nghĩa hình tượng Hoàng Thần Tài trong Phật giáo

Theo kinh chép lại, Hoàng Thần Tài dáng người thấp bé, bụng to, 2 tay to khỏe, toàn thân màu vàng. Đầu đội mũ miện Phật 5 cánh được trang trí với ngọc và đá quý, tai đeo khuyên hoa. 

Tay phải Ngài cầm Ngọc Như Ý, tay trái đỡ chú chuột ngậm ngọc, tượng trưng cho nguồn của cải dồi dào. Chân trái Ngài đạp lên 1 con ốc biển màu trắng, tượng trưng cho việc Ngài có thể đi xuống biển lấy châu báu ngọc ngà.

Trước ngực Ngài đeo vòng châu ngọc, sau lưng có ánh hào quang, mây ngũ sắc và núi thiêng làm điểm tựa. Cũng bởi hiện thân của Ngài có sắc vàng toàn thân nên được gọi là Hoàng Thần Tài. 

Ngài ngồi theo thế bán kiết già, chân trái gấp gọn, chân phải đạp lên ốc biển, an tọa trên đài hoa sen, thần thái trang nghiêm, lông mày rậm, mắt mở to, ánh mắt phẫn nộ nhìn về phía bên trái. Đây là hình tượng Hoàng Thần Tài Thập Phương Tài Bảo cùng quy tụ.

Thần thái phẫn nộ và có phần hung dữ của Hoàng Thần Tài được giải thích là bởi Ngài cần phải đủ mạnh mẽ để che chở cho chúng sinh thoát khỏi những cảm xúc tiêu cực và nghiệp xấu, ác tâm còn tồn tại trên thế giới này, giảm bớt những gánh nặng, chướng ngại và bất hạnh mà chúng sinh có thể gặp phải, giúp chúng sinh được giàu có hơn, hạnh phúc hơn. 

vi-sao-nhieu-nguoi-tung-chu-hoang-than-tai-moi-ngay-7

Thân mình, miệng, ý nghĩ, phúc nghiệp, công đức là hóa thân của Thần Tài ngũ sắc, trong đó hóa thân Hoàng Thần Tài là ý nghĩ, Hồng Thần Tài là miệng, Bạch Thần Tài là thân mình, Lam Thần Tài là phúc nghiệp, Lục Thần Tài là công đức.

Hoàng Thần Tài còn được coi là người đại diện cho tất cả 5 Thần Tài, chúng sinh tu tập theo Ngài sẽ có công đức và ích lợi vô lượng, đủ nhân duyên sẽ có phúc báo, phát tâm hướng thiện sẽ không bị cuộc sống khó khăn làm vướng bận, có thể yên tâm học đạo. 

Trì chú Hoàng Thần Tài có thể được Ngài gia trì phù hộ, nhân tài đắc lợi, không phải chịu sức ép của tài chính, phức đức, trí tuệ và tuổi thọ được gia tăng. 

Lợi ích của việc tụng trú Hoàng Thần Tài

Trong số 5 vị Thần Tài, Hoàng Thần Tài là vị thần đứng đầu đại diện cho tất cả, cũng là vị thần có quyền năng và sức mạnh lớn nhất, chủ quản về giàu có, thịnh vượng theo Mật tông Tạng truyền.

Vì thế, Hoàng Thần Tài tâm chú được phổ biến rộng rãi, nhiều Phật tử tụng niệm hàng ngày để mong cầu được Ngài phù hộ độ trì cho mình có được cuộc sống sung túc, an bình để thuận lợi cho việc tu tập.

Thần chú Hoàng Thần Tài sẽ giúp cho người tụng niệm thoát khỏi những đau khổ trong đời, giúp những người khốn khổ mà không nơi nương tựa tìm được chỗ để giải thoát. Lợi ích lớn nhất mà người ta thường nhắc đến khi trì niệm thần chú này chính là giúp chúng ta có được cuộc sống sung túc đủ đầy về tiền bạc, không còn nỗi lo về tài chính.

Tuy nhiên, thần chú Hoàng Thần Tài không chỉ đơn giản giúp cho chúng sinh thoát khỏi bể khổ vì nghèo đói, nó còn giúp cho con người ta thanh thản về tâm hồn, khỏe mạnh về thể xác. Tương truyền, không chỉ tụng niệm chú này mới có tác dụng mà chỉ cần mắt nhìn thấy cũng có thể giúp cho bệnh tật tiêu tan.

vi-sao-nhieu-nguoi-tung-chu-hoang-than-tai-moi-ngay-5

Thường xuyên tụng niệm Hoàng Thần Tài tâm chú, ngoài việc có được tài lộc dồi dào thì trí tuệ còn thêm minh mẫn, sáng suốt, bệnh tật bị đẩy lùi, gia tăng tuổi thọ, phúc đức vô lượng. 

Nếu có tâm trì chú thì sẽ không bị đau khổ phiền não quấy nhiễu, cơ thể cũng không chịu đau đớn của bệnh tật. Thần chú Hoàng Thần Tài được ví với bình Như Ý, bảo vật Như Ý, cây Như Ý… mãn nguyện những lời cầu xin của chúng sinh.

Người phúc báo không dày có thể viết lại thần chú trên và trì niệm để thay đổi vận mệnh của mình, thoát khỏi những vận hạn như bị trộm cắp, lừa gạt, ốm đau… gặp được nhiều điều may mắn và hạnh phúc hơn trong cuộc sống.

Những người do nghiệp xấu mà bị tiền bạc quấn chân, làm cho cuộc sống trở nên bần cùng cơ cực không lối thoát mà biết đến tâm chú này thì có thểcó được chỗ dựa về tinh thần, từng bước có được những điều mình mong muốn. 

Nếu Phật tử tu hành đắc đạo thì có thể được tài khí 10 phương soi chiếu, có nguồn tài lộc dồi dào, giàu có hơn người.

Trong kinh Phật cũng có nhắc, chúng sinh nghèo khổ, phúc báo ít ỏi, khó mà yên lòng tu đạo nếu biết tu trì thần chú này, thường xuyên tụng niệm mật chú thì có thể diệt được nghèo khổ, gia tăng phúc đức, tuổi thọ, trí tuệ và được phù trợ về tinh thần và vật chất, giúp tài sản càng ngày càng nhiều, thoát khỏi cảnh bần cùng. 

Khi vấn đề tiền bạc được giải quyết, có thể an tâm tu hành thuận lợi, gạt bỏ hết mọi trở ngại dẫn đến việc thiếu hụt phúc báo. 

Khi niệm tụng thần chú này, cần phát tâm Bồ đề vô thượng, nguyện cứu độ chúng sinh thoát khỏi bần cùng, chăm chỉ bố thí, mở lòng khoan dung nhân ái, mở rộng các mối thiện duyên trên đời thì có thể xóa bỏ kiếp nạn, nếu không sẽ bị giáng tội. 

Cúng dường Hoàng Thần Tài như thế nào là đúng nhất?

Có nhiều cách để cúng dường Hoàng Thần Tài, nhưng nói chung đều khá đơn giản. Bạn có thể cúng dường bằng đồ ăn, nước hay lửa tùy theo khả năng của mình.

Tuy nhiên, có điều này bạn nhất định không được quên, đó là Hoàng Thần Tài chỉ che chở cho những ai có thiện tâm, thực sự phát tâm Bồ Đề, thường xuyên giúp đỡ người khác, bố thí cứu giúp kẻ nghèo khó hơn mình, có những hành động lương thiện, tốt đời đẹp đạo.

Hoàng Thần Tài giúp cho chúng sinh kiếm tiền mưu sinh là mong chúng sinh có cuộc sống đủ đầy viên mãn, từ đó tự tích thêm phúc đức cho mình, tìm đến Phật đạo để tu dưỡng bản thân, trồng thêm thiện nghiệp, tạo phúc cho mọi người, mang lợi ích đến cho tập thể. 

Tín đồ có thể ngày ngày dùng nước sạch để cúng dường, trì niệm Thần chú, nhưng đừng quên mở lòng quảng đại, rộng lượng và nhân ái với tất cả mọi chúng sinh, hướng mọi người đi tới con đường lương thiện.

Việc cúng dường Hoàng Thần Tài vô cùng đơn giản. Trước tiên, hãy cúng dường bằng lòng từ bi, những hành động lương thiện, cao đẹp với người khác, với đời. Tiếp đó, dùng nước sạch để cúng dường hàng ngày là được.

vi-sao-nhieu-nguoi-tung-chu-hoang-than-tai-moi-ngay-3

Để đạt được kết quả tốt, điều quan trọng không phải là chỉ thực hành thần chú. Điều chính yếu để thành công là thực hành lòng quảng đại, lòng rộng lượng và nhân ái đối với chúng sinh. 

Người keo kiệt, không thực hành rộng lượng, ngay cả khi thường xuyên đọc thần chú của Ngài, sự giàu có có thể không hoặc mất một thời gian dài mới đến được.

Sử dụng cơ hội đó để thực hành Pháp bằng cách thực hành từ thiện và phóng sinh… tạo nghiệp lành. 

Đây là một việc tuyệt vời, nếu bạn muốn có thành công nhanh chóng, sự giàu có và nhận thức đúng đắn về con đường giác ngộ.

Xem thêm: Đức Phật dạy: Nghiệp là duyên sinh vô ngã, là bất định, có thể chuyển hóa

Đọc thêm

Suốt 7 năm qua, gần 200 Phật tử trẻ tại chùa Quảng Đức (TX.La Gi, Bình Thuận) miệt mài với các hoạt động như tặng bánh mì người vô gia cư, nấu ăn cho bệnh nhân nghèo...

CLB Hướng đạo: Cho đi mà không cần nhận lại
0 Bình luận

Đức Phật từng giảng, khả năng cảm ngộ cuộc đời chính là yếu tố quyết định hạnh phúc, khổ đau, phú quý, phúc báo, bình an của một con người trong vòng luân hồi sinh tử.

Đức Phật dạy về 4 kiểu người ở đời: Kiểu đầu đáng quý, kiểu cuối đáng thương
0 Bình luận

Nhân sinh vốn vô thường, con người khi đến thế gian là hai bàn tay trắng, khi rời khỏi cũng không đem theo được gì, rất trống rỗng, hư vô...

Kiếp này keo kiệt, kiếp sau thành ăn xin - Câu chuyện nhân quả
0 Bình luận


Bài mới

TS Phật học Khangser Rinpoche - tác giả 'Làm chủ cuộc đời, sống hạnh phúc' đến Việt Nam

Năm 2025, TS Phật học Khangser Rinpoche trở lại Việt Nam với chỗi Pháp hội quy mô lớn nhất từ trước đến nay nhằm lan tỏa về một hành trình tràn ngập tình yêu thương và hạnh phúc.

Ngài Khangser Rinpoche thăm và giảng pháp tại chùa Bái Đính và các địa phương

Pháp Hội 2025 do Tôn sư Khangser Rinpoche chủ trì sẽ diễn ra tại nhiều tỉnh thành trên cả nước từ tháng 3 đến đầu tháng 4/2025. Đây là cơ hội quý báu để Phật tử Việt Nam được tiếp cận và học hỏi giáo lý từ một bậc thầy uyên bác.

Hội Xuân Yên Tử vùng đất linh thiêng trong kí ức của người Việt từ xưa tới nay

Theo thông tin chính thức từ Ban tổ chức, Lễ hội Xuân Yên Tử 2025 được chính thức khai hội vào ngày 10, tháng Giêng, năm Ất Tỵ (tức ngày 07/02/2025) tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm (xã Thượng Yên Công, TP Uông Bí) và kéo dài suốt ba tháng đầu năm.

Phật gia giảng 'tướng do tâm sinh': Tâm an thì đất bằng, không chấp cầu thì ung dung

Tướng tại tâm sinh, tâm an thì đất bằng, không chấp không cầu thì ung dung, tự tại. Đó là cái quy luật bất di bất dịch trong cuộc đời này...

Đức Phật giảng về 2 dạng người hiếm có khó tìm trên đời: Ai may mắn gặp nhất định phải học hỏi

Đức Phật nói "trên đời có hai hạng người tốt nhất. Một là hạng người không bao giờ lầm lỗi. Còn hạng thứ hai là biết mình lầm lỗi mà lo ăn năn, sám hối, tránh không tái phạm”.

Đức Phật dạy: Ngày nào tâm bình an ấy là ngày tốt

Nếu tin vào nhân quả thì ngày nào hội tụ đủ duyên lành thì đó là ngày tốt. Mỗi người luôn sống đạo đức, tạo phước thiện nhiều thì đó là ngày tốt. 

18 nhọt độc - Câu chuyện Phật giáo về luật nhân quả

Vì kiếp trước xem nhẹ mạng người vô tội nên kiếp này vị hòa thượng phải chịu nỗi đau đớn. Đó là luật nhân quả báo ứng.

Xin thầy hãy cởi trói cho con - Câu chuyện Phật giáo đáng suy ngẫm

Năm 12 tuổi, Tứ Tổ lên chùa nhờ Thiền sư Đạo Tín cởi trói. Khi nghe thiền sư nói một câu chí lý, Tứ Tổ lập tức thấy mình được giải thoát.

Đức Phật dạy: Phụ nữ só 5 nỗi khổ cần được thấu hiểu

Phụ nữ thân mang thiên chức làm mẹ nên có cấu trúc sinh lý đặc thù, làm phái yêu và dĩ nhiên có những nỗi khổ riêng khác biệt với phái mạnh.

Quy định về việc tấn phong Giáo phẩm Thượng tọa Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Tấn phong hàng giáo phẩm Thượng tọa đối với các vị Đại đức có tuổi đời từ 45 tuổi trở lên, tuổi đạo từ 25 hạ lạp trở lên, có đạo hạnh tốt, có công đức với đạo pháp và dân tộc, có đóng góp cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

3 nguyên tắc nhẩm niệm khi đứng trước Bồ Tát Quan Thế Âm để được phù hộ độ trì một đời bình an

Bạn hãy ghi nhớ 3 nguyên tắc khấn niệm Bồ Tát Quán Thế Âm dưới đây để có thể được Ngài phù hộ độ trì cho tai qua nạn khỏi, một đời bình an.

3 câu chuyện ngắn nơi cửa Phật giúp ngộ ra trí huệ thâm sâu của cả đời người

Những câu chuyện ngắn nơi cửa Phật dưới đây chứa đựng triết lý nhân sinh sâu sắc của cả đời người có thể giúp bạn ngộ ra nhiều điều.

Tổ thiện nguyện Hoa Sen: Cúng dường chư Tăng Ni mùa An cư kiết hạ

Ngày 23/6/2024, Tổ thiện nguyện Hoa Sen đã tổ chức thành công chương trình cúng dường chư Tăng Ni trong mùa an cư kiết hạ, một nét đẹp văn hoá trong Phật giáo. Đây là dịp các Tăng Ni thúc liễm thân tâm, trau dồi Tam vô lậu học (Giới - Định - Tuệ), tinh tấn tu đạo trong suốt 3 tháng.

GHPGVN kỷ luật Thượng tọa Thích Chân Quang: Cấm thuyết giảng dưới mọi hình thức trong 2 năm

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có biện pháp kỷ luật với Thượng tọa Thích Chân Quang, trong đó có nội dung không được thuyết giảng dưới mọi hình thức trong 2 năm.

Cửa thiền sáng chữ tâm của nhà sư Thích Minh Đạo

Thiền thất của nhà sư Thích Minh Đạo là mái nhà chung của trẻ em mồ côi, lang thang cơ nhỡ...

13 hạnh đầu đà hay 12 hạnh đầu đà?

13 pháp tu hạnh đầu đà cốt để tôi luyện thâm tâm, bằng cách diệt trừ lòng tham trước đối với ba vấn đề thiết yếu của cuộc sống thường nhật là cơm nước, quần áo và chỗ ở.

Đề xuất