Tư tưởng yêu nước trong thơ Thanh Thảo
Thơ Thanh Thảo - một hồn thơ có khả năng “khơi gợi một vùng ánh sáng động đậy" mang trong mình nỗi suy tư, trăn trở về các vấn đề của xã hội và thời đại...

Thiếu Mai cho rằng: "Thơ Thạch Thảo có dáng riêng". Thơ Thanh Thảo - một hồn thơ có khả năng “khơi gợi một vùng ánh sáng động đậy" mang trong mình nỗi suy tư, trăn trở về các vấn đề của xã hội và thời đại. Ông luôn cách tân thơ Việt với xu hướng đào sâu vào cái tôi nội cảm, tìm kiếm những cách biểu đạt mới qua hình thức câu thơ tự do. Thơ Thanh Thảo xóa bỏ mọi ràng buộc, khuôn sáo bằng nhịp điệu bất thường để mở đường cho một cơ chế liên tưởng phóng khoáng. Điều này mang đến cho thơ của ông một mỹ cảm hiện đại với hệ thống thi ảnh và ngôn từ mới mẻ, riêng biệt.
01
"Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình những tuổi hai mươi làm sao không tiếc
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?"
(Khúc bảy - Thanh Thảo)
02
"Có những lúc ra về lòng rỗng không
Vì phải gặp trong cơ quan một thằng cặn bã
Tôi chào đất nước tôi. Buồn quá
Đất nước cùng tôi lặng lẽ xuống đường
Có khi thò tay vào túi tiền chỉ gặp bài thơ
Bài thơ viết cho tương lai mà buổi trưa cần đi chợ
Tôi chào đất nước tôi. Buồn quá
Trước đó đất nước cùng tôi ăn bữa cơm chay"
(Tôi chào đất nước tôi - Thanh Thảo)

03
"Với những thằng con trai mười tám tuổi
Đất nước là nhịp tim có thể khác thường
Là một làn mây mỏng đến bâng khuâng
Là mùi mồ hôi thật thà của lính
Đôi khi là một giọng nữ cao nghe từ Hà Nội
Hay một bữa cơm rau rừng
Chúng tôi không muốn chết vì hư danh
Không thể chết vì tiền bạc
Chúng tôi lạ xa với những tin tưởng điên cuồng
Những liều chân vô ích
Đất nước đẹp mênh mang
Đất nước thấm tự nhiên đến tận cùng máu thịt
Chỉ riêng cho Người, chúng tôi dám chết"
(Thử nói về hạnh phúc - Thanh Thảo)
04
"Tôi yêu chất người đầu tiên
Những giọt sương lặn vào lá cỏ
Qua nắng gắt qua bão tố
Vẫn giữ lại cái mát lành đầy sức mạnh
Vẫn long lanh bình thản trước vầng dương"
(Sự bùng nổ của mùa xuân - Thanh Thảo)
05
"Buổi chiều pháo hoa
Những cây bình bát gục ngã
Hoàng hôn đôi bờ như máu chảy
Trắng dòng kênh xác xăng đặc lều bều
Tôi bỗng thấy mặt mình trên mặt nước
Mặt nước trôi những dề xăng đặc
Mặt nước trôi những trái bình bát
Mặt nước trôi quê hương không còn nguyên vẹn"
(Một người lính nói về thế hệ mình - Thanh Thảo)
06
"Cho con xin bắt đầu từ mẹ
Để nói về chúng con
Lớp tuổi hai mươi, ba mươi điệp trùng áo lính
Xanh màu áo lính
Đã từng sung sướng đã từng nghẹn ngào
Được làm con mẹ
Được ra trận những năm tháng nước mình khốc liệt
Những năm
Chiếc áo dính chặt vào thân bạc màu ngắn nhanh rồi rách
Những năm
Một chiếc áo có thể sống lâu hơn một cuộc đời"
(Khúc một - Thanh Thảo)
Xem thêm: Có thể bạn chưa biết: Hồ Xuân Hương - Nhà thơ Việt Nam đầu tiên viết về LGBT
Đọc thêm
Hàn Mặc Tử bén duyên với thơ ca từ sớm, được coi là một nhà thơ lạ của phong trào Thơ mới, chỉ tiếc quá bạc mệnh.
“Cuối bài thơ tôi đề là “Thu 1977”. Đây là chìa khóa của bài thơ mà rất nhiều người giảng về bài thơ này không hiểu hoặc không chú ý”- nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, tác giả của bài thơ “Sang thu” trong SGK lớp 9 tâm sự.
Mỗi tác phẩm ra đời dù thu về những bình luận, ý kiến trái chiều nhưng ta vẫn không thể phủ nhận tài năng và cá tính độc đáo của mỗi nhà thơ. Họ chính là người nghệ sĩ thật thụ, là “nhà thơ lớn” được “nhân loại yêu bằng mọi cách”.