Có thể bạn chưa biết: Hồ Xuân Hương - Nhà thơ Việt Nam đầu tiên viết về LGBT

Hồ Xuân Hương là nhà thơ nữ có tiếng là làm thơ đầy táo bạo. Bà cũng là nhà thơ đầu tiên của VN viết về LGBT.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Hồ Xuân Hương (1772 - 1822) là thi sĩ sống ở giai đoạn cuối thế kỷ XVII và đầu thế kỷ XX. Năm 2021, bà cùng Nguyễn Đình Chiểu là hai nhà thơ của Việt Nam được UNESCO vinh danh là "danh nhân văn hóa thế giới" cùng với kỷ niệm năm sinh/năm mất. Di tác của bà hoàn toàn là thơ và đa số đều được viết bằng chữ Nôm. Bà được nhà thơ hiện đại Xuân Diệu mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm.

Hồ Xuân Hương là nhà thơ nữ có tiếng là làm thơ táo bạo. Với hình thức gần với câu đố dân gian “đố tục giảng thanh, đố thanh giảng tục”, không ít bài thơ của nàng có thấp thoáng hình ảnh thân thể người nữ, hoặc đặc tả khéo léo, ỡm ờ về “cái cội nguồn sự sống”: Cái quạt, Giếng nước, Hỏi trăng, Đèo Ba Dội, Kẽm Trống, Hang Thánh hóa chùa Thầy, Động Hương Tích…

Trong sự quan tâm về giới như vậy, Xuân Hương có viết một bài về những người có giới tính thứ ba, hay nói như cách nói phổ biến hiện nay là LGBT. Đó là bài Vô âm nữ.

Mười hai bà mụ ghét chi nhau?

Đem cái xuân tình vứt bỏ đâu?

Rúc rích thây cha con chuột nhắt

Vo ve mặc mẹ cái ong bầu.

Đố ai biết được vông hay chóc,

Còn kẻ nào hay cuống với đầu.

Thôi thế thì thôi, thôi cũng được,

Trăm năm càng khỏi tiếng nương dâu.

“Vô âm nữ” là cô gái không có âm vật, không có cơ quan sinh dục nữ. Có văn bản đặt tên bài này là Quan thị tức hoạn quan, thế là không đúng, vì đây không phải là nam giới bị thiến hoạn mà là nữ nhưng không có cơ quan sinh dục nữ, bẩm sinh như vậy: mười hai bà mụ nặn ra người này đã quên làm, đã vứt bỏ “cái xuân tình” đi rồi.

ho-xuan-huong-viet-ve-lgbt-nhu-the-nao-0
Bìa sách “Giai nhân di mặc” của Nguyễn Hữu Tiến (1916) có vẽ một hình chân dung hư cấu về Hồ Xuân Hương

Chúng ta không thể đòi hỏi Hồ Xuân Hương có cái nhìn hiện đại như chúng ta ngày nay về LGBT, nhưng cái nhìn của Xuân Hương thể hiện trong bài thơ ấy khiến chúng ta không khỏi ngạc nhiên. Trong xã hội Nho giáo nặng nề với quan niệm trọng nam, trọng đạo đức, trọng sự sinh con đẻ cái “con đàn cháu đống” nối dõi tông đường ngày xưa, mà Hồ Xuân Hương có cái nhìn khá “thoáng”, khá cảm thông, thân thiện với một người LGBT như trong bài thơ này là điều hết sức đặc biệt.

Trước hết Hồ Xuân Hương cho thấy “vô âm” là sản phẩm của Tạo hóa, của “mười hai bà mụ”, con người vô can, con người không phải chịu trách nhiệm gì về chuyện này. Ca dao có câu “Con gái mười bảy mười ba/ Đêm nằm với mẹ chuột tha mất l.”. Chính vì không có cái “xuân tình” nên con chuột nhắt có rúc rích cũng “thây cha” nó, con ong có vo ve cũng “mặc mẹ” nó. Hình ảnh con chuột, con ong ý chỉ chuyện chim chuột, ong bướm - mà chuyện chim chuột, ong bướm là chuyện trai gái không tử tế, không đoan chính. Vậy, không có cái “xuân tình” thì không sợ mang tiếng chuyện tình cảm trai gái “trong ruộng dâu” như sách Thánh hiền xưa thường nhắc nhở - ý nhà thơ Hồ Xuân Hương có lẽ là vậy.

Thông thường trong xã hội phong kiến phương Đông người ta có cái nhìn rất khắt khe với LGBT, thậm chí có một số quốc gia, một số tôn giáo họ coi nó như trường hợp tội lỗi, ma quỷ ám, nhưng với Hồ Xuân Hương thì khác, nàng viết về nó với hàm ý cảm thông, không coi là cái gì thật nghiêm trọng, thậm chí nàng còn tìm một lí do để cho nó trở nên “có nghĩa” hơn bằng câu “Trăm năm càng khỏi tiếng nương dâu”.

ho-xuan-huong-viet-ve-lgbt-nhu-the-nao-7
"Bà chúa thơ Nôm" trong tranh vẽ xưa. Ảnh: TL Với bài Vô âm nữ, Hồ Xuân Hương là nhà thơ Việt Nam đầu tiên viết về cộng đồng LGBT

Sau Hồ Xuân Hương cũng có một vài người nữa viết về giới LGBT, nhưng thường khuyết danh, tư liệu khó kiểm chứng. Đến đầu thế kỷ XX, nhà báo - nhà thơ Lê Sum ở Nam Bộ cũng có một bài về cộng đồng này. Đó là bài Con bóng lại cái trong thi tuyển Việt âm văn uyển nổi tiếng của ông:

Con bóng lại cái

Tạo hóa sao mà khéo trớ trinh

Sanh chi lại cái rất vô tình.

Trai trung gái hạnh không nhìn giống,

Vú mẹ mày cha đọ chẳng in.

Trăng gió dầu ai đam dạ quỷ,

Đá vàng giữ vẹn tấm lòng tinh

Cái duyên cầm sắt thài lai hỏi

Cam lỗi xin chờ kiếp tái sanh.

Bài thơ in trong Việt âm văn uyển do Lê Sum tuyển chọn, sách do nhà in/ Imprimerie J.Viết xuất bản năm 1919 ở Sài Gòn, tr.124.

Lê Sum có một cái nhìn khá cảm thông, dầu chưa thật công bằng như chúng ta ngày nay mong muốn. Với những từ ngữ như “con bóng lại cái”, “không giống” cho thấy Lê Sum còn định kiến, thiếu thân thiện so với nữ sĩ họ Hồ.

Xem thêm: Hàn Mặc Tử - Nhà thơ tài hoa nhưng bạc mệnh

Đọc thêm

“Cuối bài thơ tôi đề là “Thu 1977”. Đây là chìa khóa của bài thơ mà rất nhiều người giảng về bài thơ này không hiểu hoặc không chú ý”- nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, tác giả của bài thơ “Sang thu” trong SGK lớp 9 tâm sự. 

Nhà thơ Hữu Thỉnh tự bạch với 'Sang thu'
0 Bình luận

Nhận thấy nhiều người khuyết tật gặp khó khăn trong cuộc sống, hai học sinh này đã nảy ra sáng kiến thiết kế nhà thông minh.

Sáng kiến thiết kế nhà thông minh cho người khuyết tật của học sinh lớp 9
0 Bình luận

Mỗi tác phẩm ra đời dù thu về những bình luận, ý kiến trái chiều nhưng ta vẫn không thể phủ nhận tài năng và cá tính độc đáo của mỗi nhà thơ. Họ chính là người nghệ sĩ thật thụ, là “nhà thơ lớn” được “nhân loại yêu bằng mọi cách”.

Nhà thơ vẫn vẹn nguyên trăm lần thử lửa
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất