Hàn Mặc Tử - Nhà thơ tài hoa nhưng bạc mệnh
Hàn Mặc Tử bén duyên với thơ ca từ sớm, được coi là một nhà thơ lạ của phong trào Thơ mới, chỉ tiếc quá bạc mệnh.

Hàn Mặc Tử quê ở đâu?
Hàn Mặc Tử (Hàn Mạc Tử) tên thật là Nguyễn Trọng Trí, là một nhà thơ nổi tiếng ở Việt Nam. Hàn Mặc Tử sinh ra ở làng Lệ Mỹ, Đồng Hới, Quảng Bình. Đến năm 18 tuổi, Hàn Mặc Tử nghỉ học, theo mẹ vào sinh sống ở Quy Nhơn, Bình Định.
Ông mang dáng vóc ốm yếu, tính tình lại nhẹ nhàng, giản dị. Ông rất hiếu học, thích giao lưu bạn bè, từng đi học ở nhiều trường khác nhau.

Hàn Mặc Tử là một nhà thơ nổi tiếng, đặt nền móng cho dòng thơ lãng mạn hiện đại Việt Nam và là người khởi xướng nên Trường thơ loạn. Ngòi bút thơ của ông được biết đến với một giọng thơ trữ tình, đằm thắm; thể hiện tình yêu cuộc sống tha thiết, khát khao tình người đến cháy bỏng.
Cuộc đời ngắn ngủi của thi sĩ tài năng
Hàn Mặc Tử bộc lộ tài năng với văn thơ từ khi mới 16 tuổi. Ông từng gặp gỡ Phan Bội Châu và chịu ảnh hưởng khác lớn của vị chí sĩ này. Ông bắt đầu nổi danh khi được Phan Bội Châu giới thiệu bài thơ Thức khuya của mình lên một tờ báo.
Từng nhận 1 suất học bổng đi Pháp, nhưng do thân thiết với Phan Bội Châu, việc du học bị tmaj gác. Sau đó, ông vào Sài Gòn lập nghiệp năm 21 tuổi, làm ở Sở Đạc điền. Về sau, ông làm phóng viên phụ trách trang thơ cho tờ báo Công luận. Khi ấy, Mộng Cầm ở Phan Thiết cũng làm thơ và hay gửi lên báo. Hai người bắt đầu trao đổi thư từ với nhau, và ông quyết định ra Phan Thiết gặp Mộng Cầm. Chuyện tình lãng mạn của hai người bắt đầu từ đây.
Có điều, ông không may mắc bệnh phong, lại không được chữa trị đúng cách. Khi ấy, bệnh phong chưa được phổ biến, nhiều người nghĩ là bệnh truyền nhiễm, nên ông bị người đời hắt hủi. Gia đình tìm mọi cách chữa trị, nhưng khổ nỗi thường là các cách chữa phản khoa học.
Năm 1940, khi bệnh đã trở nặng, ông mới đến khám tại Trại phong Quy Hòa, Quy Nhơn. Có điều, do sức khỏe đã suy kiệt, Hàn Mặc Tử từ trần vào rạng sáng 11 tháng 11 năm 1940 do chứng bệnh kiết lỵ, khi mới bước sang tuổi 28.
Duyên phận với 4 chữ "bình"
Theo một số chuyên gia, cuộc đời Hàn Mặc Tử quả thực có duyên với chữ "bình". Ông sinh ra tại Quảng Bình, làm báo Tân Bình, có người yêu ở Bình Thuận và mất tại Bình Định.
Ban đầu, ông làm thơ dưới bút danh là Phong Trần rồi Lệ Thanh. Đến năm 1936, khi chủ trương ra phụ trương báo Saigon mới đổi hiệu là Hàn Mạc Tử, có nghĩa là chàng trai đứng sau bức rèm lạnh lẽo, trống trải.

Về sau, bạn bè gợi ý ông nên vẽ thêm Mặt Trăng khuyết vào bức rèm lạnh lẽo để lột tả cái cô đơn của con người trước thiên nhiên, vạn vật. "Mặt Trăng khuyết" đã được "đặt vào" chữ "Mạc" thành ra chữ "Mặc". Hàn Mặc Tử do đó cũng có nghĩa là "chàng trai bút nghiên".
Ông trải qua nhiều mối tình, tất cả đều để lại dấu ấn sâu đậm trong văn thơ của ông. Có người ông đã gặp, lại có người chỉ giao tiếp qua thư từ, hoặc chỉ biết đến tên, chẳng hạn như các cô Mộng Cầm, Hoàng Cúc, Mai Đình, Thương Thương, Ngọc Sương, Thanh Huy, Mỹ Thiện.
Các sáng tác của Hàn Mặc Tử, gồm có:
- Lệ Thanh thi tập (gồm toàn bộ các bài thơ Đường luật)
- Gái Quê (1936, tập thơ duy nhất được xuất bản lúc tác giả chưa qua đời)
- Thơ Điên (hay Đau Thương, thơ gồm ba tập: 1. Hương thơm; 2. Mật đắng; 3. Máu cuồng và hồn điên-1938)
- Xuân như ý
- Thượng Thanh Khí (thơ)
- Cẩm Châu Duyên
- Duyên kỳ ngộ (kịch thơ-1939)
- Quần tiên hội (kịch thơ, viết dở dang-1940)
- Chơi Giữa Mùa Trăng (tập thơ-văn xuôi)
- Ngoài ra còn có một số bài phóng sự, tạp văn, văn tế,...
Vừa qua, cư dân mạng lan truyền đoạn clip Hoa hậu Ý Nhi trả lời phỏng vấn gây tranh cãi, trong đó có nhắc tên Hàn Mặc Tử.
Khi được yêu cầu kể tên 3 người nổi tiếng quê ở Bình Định, tân Hoa hậu lập tức đáp: "Em, nhà thơ Hàn Mặc Tử và vua Quang Trung".
Câu trả lời của Ý Nhi nhanh chóng gây ra ý kiến trái chiều. Đầu tiên việc tân Hoa hậu tự nhận mình là "người nổi tiếng" quê ở Bình Định, thậm chí còn kể tên mình trước vua Quang Trung. Điều này bị cho là thiếu khiêm tốn, vô ý.
Chưa kể, việc cô cho rằng nhà thơ Hàn Mặc Tử quê ở Bình Định cũng khiến nhiều người ngán ngẩm vì sai kiến thức cơ bản. Hàn Mặc Tử sinh ra ở Quảng Bình nhưng lớn lên ở Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Xem thêm: Nhà thơ Hữu Thỉnh tự bạch với "Sang thu"
Đọc thêm
Mỗi tác phẩm ra đời dù thu về những bình luận, ý kiến trái chiều nhưng ta vẫn không thể phủ nhận tài năng và cá tính độc đáo của mỗi nhà thơ. Họ chính là người nghệ sĩ thật thụ, là “nhà thơ lớn” được “nhân loại yêu bằng mọi cách”.
Nhà thơ Nguyễn Hữu Phú có một tình yêu mãnh liệt với Trường Sa, không chỉ viết vô số bài thơ mà còn tình nguyện xin ra đảo dạy học.
Để làm "một người thợ khéo tay" chỉ cần sự điêu luyện, thành tục. Nhưng để trở thành một nhà thơ "thứ thiệt" phải đòi hỏi những phẩm chất khác thường mà nổi bật nhất là sự sáng tạo không ngừng nghỉ để làm nên cái "tạng" riêng" của mình.
Tin liên quan
Để đoán định tương lai của một người có được phú quý, phúc lộc hay không, cổ nhân thường nhìn vào mũi vì "nhìn tai tìm vận may, nhìn mũi tìm giàu có”.
Vừa qua, cụ Dương Văn Ngộ, người viết thư thuê cuối cùng của Sài Gòn đã qua đời do tuổi cao sức yếu, hưởng thọ 94 tuổi.
Xin thêm một chút lý luận để làm "thắm" và "thấm" bài viết, tạo ra một bầu "khí quyển văn chương" trong chính mạch câu, mạch chữ, mạch ý của 2k6.