Trích sách "Những ô cửa gió lộng": Chuyện ít biết về tinh thần tự học của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh

Thi sĩ Xuân Quỳnh có tinh thần tự học rất cao dẫu bà chỉ học đến lớp 4. Đức tính ấy đã được bà truyền lại cho các con.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Ngày 28/8, Nhà xuất bản Kim Đồng đã cho ra mắt cuốn sách "Những ô cửa gió lộng" của tác giả Lưu Tuấn Anh nhân kỷ niệm 36 năm ngày mất của Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ (29/8/1988-29/8/2024). Cuốn sách này được chắp bút bởi tác giả Lưu Tuấn Anh (58 tuổi) - con trai của thi sĩ Xuân Quỳnh.

Trong sách, tác giả Lưu Tuấn Anh có chia sẻ về những kỷ niệm của mẹ, của "dượng Lưu Quang Vũ". Trong đó có câu chuyện về tính tự học của thi sĩ Xuân Quỳnh. Cụ thể như sau:

Mẹ tôi là người rất trọng tri thức. Cả căn phòng của bà và dượng tôi gần như bốn bề toàn sách là sách, trông như một thư viện. Bà không ngừng khuyến khích các con đọc sách và học hành để mở mang hiểu biết. Ấy vậy mà mẹ tôi chỉ học hết có lớp 4.

trich-sach-nhung-o-cua-gio-long-tinh-than-tu-hoc-cua-xuan-quynh-9
Tác giả Lưu Tuấn Anh chia sẻ về tinh thần tự học rất cao của thi sĩ Xuân Quỳnh trong cuốn "Những ô cửa gió lộng"

Bà ngoại tôi mất sớm, ông ngoại chuyển vào Nam và cụ ngoại nuôi mẹ tôi lẫn bác Mai. Cụ chỉ có đủ tiền cho bác Mai tôi ra Hà Nội học. Hồi đó Hà Đông và Hà Nội là hai tỉnh riêng biệt và muốn học hành tử tế thì phải ra Hà Nội. Mẹ tôi dẫu thích được học cao nữa cũng không có cơ hội. Nhiều người, trong đó có cả tôi, vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện ra sự thật về học vấn của bà. Thật khó tin. Làm sao với trình độ chưa hết cấp 1 mà bà lại giỏi văn, giỏi thơ tới vậy? Mà làm sao bà lại biết nói tiếng Pháp và dịch được cả thơ tiếng Pháp.

Hóa ra mẹ tôi toàn tự học.

Vốn là người có khiếu về ngôn ngữ, bà trau dồi tiếng Việt bằng cách đọc sách văn học và thông qua công việc sáng tác. Trong văn nói, mẹ tôi diễn đạt rất mạch lạc, rõ ràng và không dài dòng. Bà nói về vấn đề gì bất kể là đơn giản hay phức tạp thì người nghe cũng hiểu ngay và ít khi bà phải giải thích lại. Còn về tiếng Pháp thì bà cũng học từ vựng và ngữ pháp qua sách và từ điển. Khi bà đọc sách tiếng Pháp, thường là sách văn học và thơ, thì cạnh bà luôn là cuốn từ điển tiếng Pháp Larousse to sụ, vừa dày vừa nặng như chồng giấy. Tôi vẫn nhớ cuốn từ điển ấy vì nó là cuốn to nhất và nặng nhất trong cả tập hợp sách của mẹ và dượng tôi.

Không dừng lại ở đó, mẹ tôi muốn nói được tiếng Pháp để có thể giao tiếp. Bà đi học một lớp tiếng Pháp trong thời gian khá dài. Rồi tôi ngỡ ngàng khi biết bà có một người bạn là nữ nhà văn Pháp. Nếu tôi nhớ không nhầm thì bà ấy tên là Frans Corrie, một phụ nữ đã lớn tuổi, tóc bạch kim và trông rất phúc hậu. Có lần bà Corrie đã tới căn phòng của mẹ và dượng tôi chơi và ăn trưa cùng với gia đình. Mẹ tôi ngồi bàn luận văn thơ say sưa với bà bạn bằng tiếng Pháp và dĩ nhiên là tôi chẳng hiểu gì. Nhưng tôi thực sự nể phục mẹ về lòng hiếu học và khả năng tự học của bà.

Sau khi đất nước thống nhất, khoảng năm 1977, có lần mẹ tôi bảo tôi:

''Tới thời của các con, không biết ngoại ngữ thì coi như mù chữ".

''Ơ, con biết ngoại ngữ mà''.

Tôi tự tin đáp vì tôi đã học tiếng Nga mấy năm ở trường phổ thông rồi.

''Mẹ nghĩ ngoại ngữ của tương lai của thế giới không phải là tiếng Nga''.

''Vậy thì là tiếng Pháp, thứ tiếng mẹ đang học à?''.

''Không con, mà là tiếng Anh''.

''Nhưng mẹ đâu có biết tiếng Anh mà nhận định vậy?''.

''Ừ! Mẹ không biết nhưng mẹ chắc sẽ là như vậy''.

''Nhưng sao tiếng Anh lại quan trọng đến thế hả mẹ?''.

''Vì nó là cánh cửa mở vào kho tri thức của nhân loại''.

"Vậy thì...".

''Các con phải học thôi''.

Đã có kế hoạch cho các con, mẹ tôi quyết thực hiện.

trich-sach-nhung-o-cua-gio-long-tinh-than-tu-hoc-cua-xuan-quynh-7
Nữ sĩ Xuân Quỳnh và con trai Lưu Tuấn Anh khi còn bé (Ảnh tư liệu)

Năm 1978, bà tìm được một lớp tiếng Anh và bắt tôi và Kít (tên gọi ở nhà của Lưu Minh Vũ) đi học. Lớp học được tổ chức trong khu tập thể Nguyễn Công Trứ gần Chợ Trời. Thầy giáo đã gần bảy mươi tuổi, tóc bạc phơ và rất hay cười. Đám học trò toàn là tụi thiếu niên tuổi tôi và Kít, trong đó có con của mấy người bạn trong giới văn thơ của mẹ tôi. Ngay ngày đầu đến là tôi và Kít đã va chạm với mấy bạn học mới. Kít tí nữa nhảy vào đấm nhau với một đứa khiến tôi phải ngăn. Rồi sau đó là những giờ học buồn chán kéo dài. Tôi và Kít liên tiếp nhận những điểm 2, 3, mặc dù ông thầy rất dễ tính. Thỉnh thoảng may lắm bọn tôi được điểm 4, 5. Mẹ tôi buồn lắm nhưng vẫn không từ bỏ hy vọng vào việc học của chúng tôi.

Lên cấp 3, tôi học sút đi trông thấy và mẹ tôi bắt đầu lo rằng tôi sẽ không đủ sức để thi vào đại học. Tôi mê kịch câm nên ghi tên thi tuyển vào làm diễn viên kịch câm Nhà hát Tuổi Trẻ. Mẹ tôi cố thuyết phục rằng con đường đó không dành cho tôi. Bà bảo nghệ thuật giúp con người ta phong phú về tâm hồn. Yêu nghệ thuật không nhất thiết phải theo đuổi nó như một nghề. Và hơn nữa môn kịch câm tuy được yêu thích thời đó có thể sẽ không có đất để tồn tại trong tương lai. Nhưng tôi không nghe. Bà phải nhờ chính thầy kịch câm của tôi là chú Lê Hùng khuyên bảo tôi mới từ bỏ ý định.

Nhưng câu hỏi định hướng cuộc đời cho tôi vẫn còn bỏ ngỏ.

Mẹ tôi tiếp tục thúc tôi học tiếng Anh. Bà tổ chức một lớp luyện tiếng Anh cho tôi với định hướng thi vào Đại học Ngoại ngữ (nay là Đại học Hà Nội). Tôi lại cố học, không phải vì thích mà vì chiều mẹ và cá nhân tôi cũng chẳng có định hướng gì. Bà bảo tôi học gì, thi trường nào thì tôi theo thôi.

Xem thêm: Xuân Quỳnh - Em giữ cho mình bao trơ trở, âu lo

Đọc thêm

Bài làm của thí sinh Hoàng Thuỳ Nhi - thí sinh đã đạt điểm 10 Văn duy nhất trong kỳ thi tuyển sinh ĐH tại Đà Nẵng, năm 2006.

Ôn thi tốt nghiệp: Hình tượng Sóng của Xuân Quỳnh
0 Bình luận

"Cả đời em, em chỉ muốn cố gắng sao cho anh đỡ nhọc nhằn".

Nỗi giằng xé nội tâm của Xuân Quỳnh khi rời xa gia đình sang Nga
0 Bình luận

“Thơ đối với cuộc sống quý như con gái đối với gia đình, cái để cho người ta làm quen là nhan sắc, nhưng cái để sống với nhau lâu dài là đức hạnh”.

Tặng bạn bài viết phân tích về nhận định thơ của Xuân Quỳnh
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất