"Tôi là thứ không cha không mẹ, ba ở tù" - Bài văn đầy uất nghẹn nhưng khiến triệu người xót xa

 "Tôi là thứ không cha không mẹ, ba ở tù. Nếu trên đời này không có tôi thì tốt biết mấy" - đây là những dòng văn đầy uất nghẹn của một học sinh lớp 6 có hoàn cảnh rất éo le.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Cha mẹ chính là những người thầy đầu tiên của con trẻ, ảnh hưởng lớn đến sự hình thành nhân cách của chúng sau này. Một đứa trẻ thiếu thốn tình yêu thương của cha mẹ sẽ luôn chịu nhiều thiệt thòi, cảm thấy không có đủ sự lắng nghe, quan tâm, chăm sóc. Thậm chí có những đứa trẻ đã buông thả bản thân, sa vào con đường đen tối.

Vào năm 2019, cộng đồng mạng xôn xao về bức thư của một học sinh lớp 6. Theo thông tin có được, trong giờ kiểm tra, cô giáo đưa đề bài: "Kể về một kỷ niệm đáng nhớ của em". Nhưng thay vì kể những chuyện vui thì nam sinh này lại chọn kể về kỷ niệm lần làm mất đôi giày chị mới mua cho. Ngay lập tức bà mắng cậu bé là thằng phá của và nói: "Mày nhỏ mà cãi bướng, không coi ai ra gì hết. Tao nói một câu mày cãi mười câu".

Toi-la-thu-khong-cha-khong-me-ba-o-tu-Bai-van-dang-suy-ngam
Bài văn của học sinh lớp 6 khiến người đọc không khỏi nghẹn ngào

Cộng đồng đã không khỏi nghẹn ngào khi đọc đến dòng văn: "Lúc tôi khóc và bỏ đi ra ngoài, mọi người chọc tôi là thứ không cha, không mẹ, ba ở tù. Tôi nghĩ, nếu trên đời này không có tôi thì hay biết mấy".

Nguyên văn bài văn của cậu bé:

Thứ 6, ngày 15/11/2019 là ngày mà tôi nhớ mãi vì đó là ngày mà tôi khóc nhiều nhất.

Lúc buổi chiều tôi làm mất giày mà chị mới mua cho tôi. Lúc đó bà ngoại mắng tôi là thằng phá của. Lúc đó tôi khóc và nói: "Nếu con biết trước tương lai thì không ai lấy mất được rồi". Bà ngoại nói: "Mày nhỏ mà cãi bướng, không coi ai ra gì hết. Tao nói một câu là mày cãi mười lần".

Lúc tôi khóc và bỏ đi ra ngoài, mọi người chọc tôi là thứ không cha, không mẹ, ba ở tù. Tôi rất buồn và tức. Tôi nghĩ, nếu trên đời này không có tôi thì hay biết mấy.

Nhiều lần tôi nhớ mẹ, tủi thân và ngồi khóc một mình. Mọi người không biết tôi muốn gì, làm gì và cần gì. Tôi cần tình thương, tình cảm của ba, mẹ, ông và bà.

Lúc ông ngoại về nghe tin tôi mất giày, ông ngoại đòi đánh và mắng, nói là mai mày mang dép lê đi học, rồi còn đánh tôi. Tôi né kịp và chạy đi nơi khác.

Tôi không hiểu tôi đã làm gì sai mà ông trời lại không cho tôi được hạnh phúc như bao đứa trẻ khác và không được bình yên.

Tôi cần bình yên. Tôi không cần hạnh phúc.

Bài văn với nét chữ nguệch ngoạc, câu từ lủng củng nhưng những dòng tâm sự đầy uất ức của em khiến nhiều người không khỏi xúc động. Hóa ra cậu bé có hoàn cảnh rất éo le khi không cha không mẹ, ba ở tù. Sống với ông bà từ nhỏ nên em chưa bao giờ cảm nhận được tình cảm gia đình đúng nghĩa. Vậy nên cậu bé chỉ thầm ước mong giản dị là có đủ cha mẹ bên cạnh, được sống bình yên như những đứa trẻ khác.

Ngay dưới bài đăng là rất nhiều bình luận đồng cảm của dân mạng. Ai cũng cho rằng cậu bé vốn cũng rất ngoan ngoãn khi vẫn nói chuyện và thưa gửi bà đúng mực. Nhưng dường như vì phải chịu nhiều cực khổ nên em nhạy cảm và suy nghĩ trưởng thành trước tuổi. Vậy nên cậu bé rất cần sự thấu hiểu và tình yêu thương của mọi người xung quanh.

"Nghe em kể có vẻ tuyệt vọng quá. Có lẽ cô giáo nên liên lạc với gia đình hoặc động viên học sinh, vì có thể em đang nghĩ mọi thứ rắc rối hoặc em cần giúp đỡ", bạn H.A chia sẻ.

"Mong cô giáo sẽ có biện pháp tâm lý giúp cậu bé. Mang tiếng không cha không mẹ lại còn bố đi tù rất dễ khiến cậu bé là mục tiêu mọi trò đùa của bạn bè", bạn M.T bình luận.

"Thương con quá. Đôi khi mong ước của con cái chỉ giản dị như vậy thôi, có đủ cha mẹ và nhận tình yêu thương như biết bao đứa trẻ khác", bạn T.A chia sẻ.

Xem thêm: Lá thư gửi mẹ khiến CĐM đỏ hoe đôi mắt: "Mẹ ơi, mẹ hạnh phúc lắm phải không, con mong mẹ đừng quên con.."

Đọc thêm

Không chỉ xuất sắc trở thành thủ khoa đầu ra, cô bạn Dương Thị Hồng Nhung còn giành học bổng toàn phần học sĩ ở trường top đầu Trung Quốc.

Dương Thị Hồng Nhung: 10x Bắc Giang xuất sắc là thủ khoa đầu ra, học lên thạc sĩ ở trường top đầu Trung Quốc
0 Bình luận

Những nét chữ nghiêng nghiêng, những trang giấy đã ố vàng màu thời gian, tất cả đã thuộc về quá khứ. Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh đã nắm tay nhau đi về cõi vĩnh hằng nhưng những lá thư họ viết cho nhau vẫn còn nồng nàn lời thương nhớ.

Những lá thư tay gói tròn mối tình vượt thời đại của Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh
0 Bình luận

Cho đến nay, 2 bức thư răn dạy con cháu của Gia Cát Lượng vẫn còn nguyên giá trị. Cha mẹ nào vận dụng được con ắt có tương lai rực rỡ.

2 lá thư gửi con cháu tuy ngắn ngủi nhưng vô cùng thâm thúy của Gia Cát Lượng
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất