Tìm hiểu lý do vì sao người Hà Nội lại gọi hồ Hoàn Kiếm là Bờ Hồ

Nhắc đến Hà Nội không ai là không biết Hồ Hoàn Kiếm. Nếu bạn chưa ra Bờ Hồ, chưa vào Bách hóa tổng hợp Tràng Tiền thì coi như bạn chưa biết Hà Nội.

Hoa Nguyễn
Hoa Nguyễn 09/05
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trong tiếng Việt, phần đất nằm gần ao, sông, hồ được gọi là bờ ao, bờ sông, bờ hồ, còn phần sát mép nước thì gọi là rìa. Thế nhưng vì sao bờ hồ của hồ Hoàn Kiếm (hay hồ Gươm) lại để chỉ chính cái hồ đó?

Như bạn thấy đấy vào mỗi dịp cuối tuần, quanh Bờ Hồ là tuyến phố đi bộ nên cũng đông đúc nhộn nhịp hơn ngày thường. Không chỉ có các bạn nam nữ thanh niên mà cả người già, trẻ nhỏ đều bước chân đi dạo quanh hồ, vừa hóng gió, vừa tập thể dục. Đặc biệt vào các dịp lễ lớn như ngày Quốc khánh 2/9, Tết Dương lịch hay đêm Giao thừa thì quanh Hồ Gươm là biển người và là nơi tập trung đông nhất của Hà Nội. 

tim-hieu-ly-do-vi-sao-nguoi-ha-noi-lai-goi-ho-hoan-kiem-la-bo-ho-3

Thời trước năm 1893 khi chưa làm đường quanh hồ thì khu vực phố Đinh Tiên Hoàng hiện nay là phần đất phía sau của các gia đình ở phố Cầu Gỗ. Ngày ấy họ làm nhà vệ sinh, đổ nước thải, rác ra đó nên không có ai qua lại khu vực ấy để hóng gió, đi dạo.

Đến Tết Nguyên đán năm 1893 con đường quanh hồ được khánh thành. Khi ấy Công sứ Beauchamp Laurent đã tổ chức rất nhiều trò chơi dân gian như: bịt mắt đập niêu, đấu vật, leo cột mỡ, liếm chảo, đua thuyền thúng, đốt pháo bông... để hưởng ứng. 

Năm 1894, Hoàng Cao Khải cho dựng tượng vua Lê Thái Tổ bên bờ phía tây của hồ để làm đối trọng với tượng công sứ Paul Bert ở vườn hoa mang tên ông ta bên bờ phía đông. Từ đó, quanh hồ Gươm trở thành địa điểm vui chơi, giải trí quen thuộc của mỗi người dân.

Vì đường sát hồ nên phần đất công cộng gần hồ rất ít. Hội đồng thành phố rất muốn có đất làm vườn hoa quanh hồ nhưng số tiền đền bù cho các nhà dân lại quá lớn. Nên phương án lấp hồ được đưa ra.  

Năm 1925, với lý do là “Chiểu theo nguyện vọng của dân chúng Hà Nội muốn có một không gian rộng rãi để vui chơi, vì thế cần thiết phải mở rộng quảng trường Négrier (nay là quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục)” Hội đồng thành phố đã lấp 20m hồ ở đầu phố Francis Garnier (phố Đinh Tiên Hoàng hiện nay) và 10m ở phía tây (phố Lê Thái Tổ hiện nay) để quy hoạch trồng cây, làm tiểu cảnh.

tim-hieu-ly-do-vi-sao-nguoi-ha-noi-lai-goi-ho-hoan-kiem-la-bo-ho-5

Khi dự án bắt đầu được thực hiện vào tháng 3/1925 thì Viện Viễn Đông bác cổ có công văn hỏa tốc gửi Thống sứ Bắc Kỳ kiến nghị cho dừng việc lấp hồ với lý do là “phá hoại các di tích lịch sử ven hồ”.

Ngày 1/5/1925, Thống sứ Bắc Kỳ lúc này là J. Krautheimer đã có công văn yêu cầu tạm dừng việc lấp hồ tới đốc lý Hà Nội. Tuy nhiên, đốc lý Louis Frédéric Eckert bỏ qua yêu cầu của cấp trên và vẫn thực hiện việc san lấp. Lúc này Giám đốc Viện Viễn Đông bác cổ Leon Finot lại gửi tiếp công văn thông báo cho thống sứ với nội dung “đốc lý Hà Nội vẫn tiếp tục lấp hồ”.

Đốc lý Hà Nội đã trả lời thống sứ Bắc Kỳ bằng công văn với nội dung rằng: “Nghị định của toàn quyền Đông Dương giao quyền quản lý các di tích lịch sử cho Viện Viễn Đông bác cổ vẫn chưa ký và chưa đăng trên công báo nên không thể áp dụng vào việc thành phố đang làm. Mặt khác nếu nghị định được ký thì bờ hồ cũng không thể xếp vào di tích lịch sử”.

tim-hieu-ly-do-vi-sao-nguoi-ha-noi-lai-goi-ho-hoan-kiem-la-bo-ho-3

Sau đó thống sứ Bắc Kỳ đành phải cho phép thành phố tiếp tục công việc san lấp hồ. Công việc san lấp hoàn tất, thành phố tiến hành kè hồ, trồng cây, hoa, lát vỉa hè, lắp đèn điện công cộng. Từ đó người dân sống xung quanh thường xuyên ra hồ để hóng gió, đi dạo, tập thể dục. Hồ Gươm với họ giống như hồ của phố mình, nên khi ra hồ đi dạo hóng gió người ta thường nói tắt là ra Bờ Hồ. Và rồi “Bờ Hồ” đã trở nên phổ biến và quen thuộc với người dân ở thủ đô Hà Nội.

Theo thời gian, những người ở địa phương khác cũng đến Hà Nội và ra Hồ gươm chơi, nhất là trong thời khắc Giao thừa chuyển từ năm cũ sang năm mới. Từ đó đi chơi Giao thừa quanh hồ Gươm đã trở thành nét văn hóa độc đáo hơn nửa thế kỷ và chắc chắn sẽ còn mãi về sau.

Xem thêm: Những điều ít người biết về ngôi mộ 122 năm tuổi tại vườn hoa Con Cóc bên Hồ Gươm

Đọc thêm

Tượng đài Quyết tử bên bờ Hồ Gươm mang tính tượng trưng cao, thể hiện tinh thần bất khuất, ý chí kiên cường của quân và dân Thủ đô trong những ngày kháng chiến dào hùng.

Đi qua Hồ Gươm mỗi ngày nhưng ít ai biết về ý nghĩa của tượng đài Quyết tử
0 Bình luận

Vườn hoa Con Cóc nằm ngay khu Nhà khách Chính phủ và Khách sạn Metropole gần Hồ Gươm. Nơi đây ẩn chứa bí mật mà không ai có thể ngờ tới.

Những điều ít người biết về ngôi mộ 122 năm tuổi tại vườn hoa Con Cóc bên Hồ Gươm
0 Bình luận

Chợ Bưởi là một khu chợ nổi tiếng của Hà Nội xưa, thường họp vào các ngày 4, 9, 14, 19, 24 và 29 Âm lịch hàng tháng. Thông lệ này vẫn dược duy trì cho đến ngày nay.

Những bức ảnh hiếm hoi về chợ Bưởi, Hà Nội những năm 1920
0 Bình luận

Tin liên quan

Khám phá các hoạt động ở chợ Đồng Xuân tại Hà Nội những năm 1950 của thế kỷ trước qua loạt ảnh được lưu giữ trong kho tư liệu của Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp.

Những bức ảnh lịch sử về chợ Đồng Xuân thập niên 1950
0 Bình luận

Chùa Bà Mụ Hội An nức danh xứ Hội nhờ sở hữu vẻ đẹp uy nghi, tráng lệ với những đường nét trạm trổ công phu hứa hẹn mang đến trải nghiệm du lịch khám phá miền Trung lý tưởng.

Săn ngay những bức ảnh triệu like ở ngôi chùa cổ nằm giữa Hội An
0 Bình luận

100 năm trước, khi đời sống vật chất và các phương tiện giải trí chưa phát triển, người Việt vẫn có những cách để tận hưởng cuộc sống riêng của mình. Cùng khám phá loạt ảnh độc đáo và quý hiếm về lịch sử dưới đây.

Những bức ảnh màu tuyệt đẹp về đời sống con người Việt 100 năm trước
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất