Thú ngao du của các vị vua Việt: Hiếm có ai đi nhiều như Lý Cao Tông, đi xa như Trần Nhân Tông, Khải Định

Nhắc về chuyện ngao du của vua Lý Cao Tông, Đại Việt sử ký toàn thư chép "vua ngự khắp núi sông, phàm ngự đến đâu mà có thần linh đều cho phong hiệu và lập miếu để thờ".

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nếu là người yêu thích và thường xuyên tìm hiểu lịch sử thì hẳn ai cũng biết, các vị quân vương thời xưa hầu hết chỉ sống trong kinh thành. Họ chỉ đi là ra ngoài khi có lễ tế thần, yết bái lăng mộ tổ tiên.

Chính vì thế, ngay từ thời nhà Chu bên Trung Quốc hình thành chế độ phong kiến, mỗi khi "thiên tử" tuần du đều được coi là sự kiện lớn, sử sách đều ghi chép cẩn thận.

Ở Việt Nam cũng không phải ngoại lệ, mỗi lần vua xuất xa giá ra khỏi kinh thành, đều được các nhà chép sử ghi lại rất cẩn thận. Lý do của các lần xuất xa giá của vua Việt chủ yếu là đi bái yết lăng tẩm tổ tiên, như các vua Lý về Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh), các vua Trần về Long Hưng (Thái Bình) hay hành cung Vũ Lâm (Hà Nam), Thiên Trường (Nam Định).

Vua triều Nguyễn xa giá ngao du thế nào?

Còn các vua nhà Lê thường hằng năm đều về bái yết lăng mộ tiên vương ở Lam Kinh (Thọ Xuân, Thanh Hóa), hay vua nhà Nguyễn cũng thường tuần du ra tế ở miếu Triệu Tường, làng Miêu Gia Ngoại (Hà Trung, Thanh Hóa), nơi thờ phụng chúa khởi nghiệp của nhà Nguyễn là Nguyễn Hoàng.

Song các vua nhà Nguyễn như Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị lại tiến hành các chuyến "Bắc tuần" nhân dịp đón nhận sắc phong của vua nhà Thanh ở thành Thăng Long, khi sứ nước Thanh nhất quyết không chịu vào Phú Xuân làm lễ tuyên phong.

Thu-ngao-du-cua-cac-vi-vua-Viet-thoi-xua-nhu-the-nao-0
Hình ảnh Khải Định đi Pháp

Chỉ sau thời vua Tự Đức, khi thực dân Pháp đã áp đặt nền bảo hộ lên đất nước thì ta thì quan hệ bang giao Việt Nam - nhà Thanh chấm dứt, các vua Nguyễn không còn nhận sắc phong của Thanh triều nữa. Các vua cuối triều Nguyễn như Thành Thái, Khải Định, Bảo Đại đều thường xuyên đi tuần du, thăm thú khắp cả miền Nam, miền Bắc nhưng đều theo kế hoạch và sắp xếp của người Pháp.

Thêm nữa, rất nhiều các vị vua nước ta đã thân hành cầm quân ra trận, đánh các trại người dân tộc thiểu số (sử gọi là người Man ở miền núi phía Bắc), cho đến các vùng phía Tây Thanh Hóa, Nghệ An, Diễn Châu... Nhiều vị vua thân chinh cầm quân đánh trận ở bên ngoài, từ Chiêm Thành, Ai Lao, Bồn Man... thậm chí Vua Trần Thái Tông khi đánh các trại Vĩnh An, Vĩnh Bình của nước Tống còn dong thuyền vượt hẳn sang châu Khâm, châu Liêm.

Các vua Lý và những chuyến tuần du khắp bờ cõi

Vua Lý Thái Tổ có công dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long cũng là người thường xuyên bận rộn những chuyến xuất hành vì quốc sự, Như năm Thuận Thiên thứ 3 (1012), vua thân đi đánh Diễn Châu (Nghệ An ngày nay). Khi về đến Vũng Biện (vùng biển Biện Sơn ở Tĩnh Gia, Thanh Hóa), gặp lúc trời đất tối sầm, gió sấm dữ dội, vua đốt hương khấn trời xin soi xét, khấn xong, gió sấm đều yên lặng. Lý Thái Tổ cũng thường xuyên đi xem núi sông, như khi vua đến bến đò Cổ Sở (ở Hoài Đức, Hà Nội), đêm chiêm bao gặp tướng Lý Phục Man, đã sai quan dân lập đền thờ.

Đời vua Lý Thái Tông, bên cạnh chuyến hành quân đánh trận, cày tịch điền ở Đỗ Động Giang (khoảng Thanh Oai, Hà Nội ngày nay), đi châu Lạng bắt voi, cũng có những chuyến xuất hành thú vị giống như các nhà lãnh đạo thời nay đi thăm, khánh thành công trình vậy. Đó là sự việc vào năm 1035, sau khi vua xuống chiếu bắc cầu Thái Hòa ở sông Tô Lịch, tháng 9, cầu bắc xong, sử chép rằng "vua ngự đến xem, sai các quan hầu làm thơ".

Trước đó, khi nhà vua ngự đến chùa Trung Quang núi Tiên Du đã sai dựng kho Trùng Hưng để chứa kinh. Năm 1043, nhà vua cũng ngự đến chùa cổ Tùng Sơn ở châu Vũ Ninh (Quế Võ, Bắc Ninh ngày nay), thấy dấu người vắng vẻ, nền móng nứt hở, trong chùa có cái cột đá lệch nghiêng sắp đổ. Vua thở than, ý muốn sai sửa chữa nhưng chưa kịp nói thì cột đá bỗng tự đứng thẳng lại. Vua lấy làm lạ, sai Nho thần làm phú để nêu rõ việc linh dị.

Thu-ngao-du-cua-cac-vi-vua-Viet-thoi-xua-nhu-the-nao-9
Tranh vẽ Lý Thánh Tông

Vua Lý Thánh Tông thì hay đi các chùa để cầu tự vì đến tận năm 40 vẫn chưa có con nối dõi. Toàn thư có chép, mỗi lần xa giá đến đâu, con trai con gái đổ ra xem không ngớt, duy có lần đến thôn Thổ Lỗi ở Thuận Thành (nay là Phú Thị, Gia Lâm), có một người con gái hái dâu cứ nép trong bụi cỏ lan. Vua trông thấy, đưa vào cung, được vua yêu, phong làm Ỷ Lan phu nhân.

Vua Lý Nhân Tông cũng có lần xa giá, số là năm 1117, tháng 3, vua đến núi Chương Sơn, tức núi Ngô Xá ở xã Yên Lợi, huyện Ý Yên, tỉnh Hà Nam, để khánh thành bảo tháp Vạn Phong Thành Thiện. Để ca tụng nhà vua, sử quan viết rằng khi vua ngự đến thì "có rồng vàng hiện".

Vua Lý Anh Tông cũng noi gương tổ tiên sáng lập triều đại, chăm chỉ tuần du khắp đất nước. Toàn thư, nhân sự kiện năm 1171 có viết: "Vua đi tuần các hải đảo, xem các hình thế núi sông, muốn biết dân tình đau khổ và đường đi xa gần thế nào". Khi cử Tô Hiến Thành làm Đô tướng, Đỗ An Di làm phó, đem 2 vạn quân đi tuần các nơi ven biển Tây Nam, Vua Lý Anh Tông cũng thân hành đi tiễn đến cửa biển Thần Đầu ở Đại An (cửa biển Thần Phù, Nga Sơn, Thanh Hóa) mới trở về. Năm 1172, mùa xuân, tháng 2, Vua Lý Anh Tông lại đi tuần các hải đảo ở địa giới các phiên bang Nam Bắc, vẽ bản đồ và ghi chép phong vật rồi về.

Tuy cũng ngự khắp núi sông nhưng vua Lý Cao Tông lại không được ca ngợi như các vị tiên vương. Sử chép: "Vua ngự đi khắp núi sông, phàm ngự đến đâu mà có thần linh đều cho phong hiệu và lập miếu để thờ". Sử thần Ngô Sĩ Liên phê bình rằng như vậy là "vua xây dựng không ngớt, ngao du không chừng mực". Mùa đông, năm 1199, Vua Lý Cao Tông ngự đến tận phủ Thanh Hóa bắt voi. Sự kiện này sử quan chỉ chép mà không tỏ thái độ khen chê.

Vua Trần nào là người chu du xa nhất?

Thời nhà Trần, khi vua Trần Minh Tông làm thượng hoàng cũng đã đi tuần thú lên tận đạo Đà Giang (vùng Sơn La, Lai Châu ngày nay). Rồi sau đó, đích thân người đi đánh man Ngưu Hống. Năm 1334, thượng hoàng Minh Tông cũng đi tuần thú đạo Nghệ An, rồi đích thân cầm quân đánh Ai Lao.

So với các vị vua triều Trần khác và so với các vị vua Việt, thượng hoàng Trần Nhân Tông là người chu du xa nhất, khi ngài đi chơi sang tận Chiêm Thành.

Toàn thư chỉ cho biết vắn tắt sự kiện diễn ra năm 1301: "Tháng 2, nước Chiêm Thành sang cống", rồi đến "Tháng 3, thượng hoàng đi chơi các địa phương, sang Chiêm Thành". Có thể là thượng hoàng đi cùng với sứ đoàn nước Chiêm về chăng? Đến tháng 11, sử viết là thượng hoàng từ Chiêm Thành về. Như vậy, chuyến đi của Trần Nhân Tông ra nước ngoài kéo dài trong khoảng 9 tháng.

Chỉ biết rằng, thượng hoàng và đoàn tùy tùng đi bằng đường biển, như cách mà Trần Khắc Chung đã thực hiện khi giải cứu công chúa Huyền Trân từ Chiêm Thành về sau đó. Việc thượng hoàng gặp vua Chiêm như thế nào, đi chơi những đâu, sử sách không chép lại.

Thu-ngao-du-cua-cac-vi-vua-Viet-thoi-xua-nhu-the-nao-5
Tranh vẽ Trần Nhân Tông

Cũng chỉ biết rằng, thượng hoàng hứa gả công chúúa cho vua Chiêm là Chế Mân, đến tháng 2 năm 1305, vua Chiêm Thành mới sai sứ sang dâng lễ vật cầu hôn, đến 6 năm 1306, hôn lễ được thực hiện và vua Chiêm lấy châu Ô và châu Lý dâng lên nhà Trần làm lễ vật dẫn cưới. Vua Trần Anh Tông đã cho đổi tên hai châu này thành châu Thuận và châu Hóa, chính là vùng Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế ngày nay.

Vua Trần Anh Tông cũng là người thích ngao du tứ hải. Khi còn trẻ, đêm đêm thường ngồi kiệu đi chơi khắp phố phường, đến rạng sáng mới về. Sử chép, có lần vua bị bọn vô lại không biết ném gạch trúng khiến vua chảy máu đầu, thị vệ phải hô lên "Kiệu vua đấy!", bọn kia mới hoảng sợ bỏ chạy. Hôm sau thượng hoàng thấy vua băng bó trên đầu, hỏi ra biết chuyện, cũng chỉ lắc đầu với vị vua con thích rong chơi... không khác gì mình.

Có một điều mà ít người biết, các chuyến đi tuần du của vua chúa nước ta còn được lưu lại qua các văn bia, như bài thơ của Lê Thánh Tông khắc trên núi Truyền Đăng ở Hạ Long, Quảng Ninh năm 1468, nhân chuyến tuần du ra lộ An Bang để duyệt quân. Lưu giữ bút tích quý giá của vị vua anh minh có văn tài và võ trị, núi Truyền Đăng mang tên núi Bài Thơ đến ngày nay.

Vua Gia Long suốt đời bôn ba đấu tranh với nhà Tây Sơn, đã đi từ Bắc chí Nam, vua Minh Mạng cũng có chuyến tuần du được khen ngợi khi ra thăm Quảng Nam 1837. Vua đã cho đặt những chiếc trống đăng văn trước các sở hành cung, để người dân ai có điều gì oan uổng được đánh trồng tâu bày. 

Cũng như cha và ông, khi đi ra Bắc nhận sắc phong của vua Thanh, Vua Thiệu Trị cũng tuần du các địa phương trên đường. Chuyến đi kéo dài trong mùa xuân năm 1842 và sử triều Nguyễn chép rằng: "Cờ đi tới đâu cũng xét quan lại, chỉnh binh nhung, làm tốt, gia ơn khắp tới dân chúng. Già trẻ nơi làng mạc thấy bóng cờ đều mừng vui, quan chức các địa phương họp lễ cống đến triều yết".

Ngoài thượng hoàng Trần Nhân Tông đi thăm Chiêm Thành khi đã truyền ngôi và Vua Bảo Đại sang Pháp học tiếp sau khi về nước đăng quang thì trong số các vị vua nước Việt, Khải Định là người duy nhất công du nước ngoài lúc đang tại vị. Đó là chuyến thăm Pháp kéo dài từ ngày 15/5/1922 đến ngày 10/9/1922, nhân dịp nước Pháp tổ chức hội chợ thuộc địa tại thành phố Marseilles. Sự góp mặt của nhà vua nước An Nam cũng là cách để thực dân Pháp tuyên truyền cho sự thành công của chế độ bảo hộ họ đặt ra ở Đông Dương. Vua Khải Định cũng nhân chuyến đi này gửi gắm thái tử Vĩnh Thụy cho cựu Khâm sứ Trung kỳ Charles để du học tại Pháp.

Xem thêm: Sự nghiệp đền nợ nước, báo thù nhà vĩ đại của Nguyễn Trãi - vị quân sư lỗi lạc nhất sử Việt

Đọc thêm

Nói về vụ sử bài thi chấn động sử Việt có bàn tay của Cao Bá Quát, nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc cho rằng, Cao Bá Quát chắc chắn biết tội nhưng vẫn cứ làm bởi "Cầu nhân vị đắc thành chiêu họa, Đồng bệnh tương lân khước lụy nhân” (Tìm điều nhân chưa chắc được đã mang tai họa đến, Cùng cảnh thương nhau lại làm lụy cho người)”.

Cao Bá Quát và vụ sửa bài thi chấn động sử Việt: Tiếc nhân tài nhưng không tiếc mạng mình
0 Bình luận

Vua Trần Thánh Tông chính là "nam thần" có profile cực khủng trong lịch sử Việt Nam. Không chỉ anh minh lỗi lạc mà gia thế của ông cũng vô cùng cao quý.

Vua Trần Thánh Tông - 'nam thần' có profile cực khủng trong sử Việt, đánh bay mọi nam chính ngôn tình
0 Bình luận

Sử chép, vua Lê Đại Hành là 1 người nổi danh về thủy chiến. Tài dùng thủy binh của vua được thể hiện rõ nét nhất qua trận đánh quân Tống năm 981.

Sử Việt chắc khó có ai dụng thủy binh đỉnh cao như vua Lê Đại Hành
0 Bình luận


Bài mới

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Con dâu cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Sau những chuyện đã xảy ra, tôi thấy mãn nguyện và nhẹ nhõm vô cùng khi được tận tay tặng quà, chúc phúc cho con dâu cũ của mình.

Đề xuất