Thập nhị nhân duyên là gì và nội dung thập nhị nhân duyên

Thập nhị nhân duyên là phép tu hành của Duyên thừa giác. Giáo lý này được đức Phật nói đến rất nhiều trong các kinh tạng, khi ngài chứng ngộ được nguyên lý về 12 nhân duyên.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

 

Thập nhị nhân duyên là gì? 

Đối với nhà Phật, sự tu hành còn nhắm đến mục đích cao thượng hơn đó là: Xuất phiền não gia và xuất tam giới gia. Đức Phật là bậc Vô thượng Y Vương, có đến tám vạn bốn ngàn phương thuốc điều trị bệnh cho chúng sanh. Troing đó có những cách thức có thể điều trị tận gốc giúp chúng san giải bỏ phiền não, giải thoát khỏi sinh tử luân hồi. Pháp môn quán chiến Thập nhị nhân duyên là một trong những phương pháp điều trị tiệt căn ấy.

Theo Wiki, Thập nhị nhân duyên (Duyên khởi) gồm 12 thành phần nên còn được gọi với tên khác là Nhân duyên sinh. Đây là một trong những giáo lý quan trọng nhất của đạo Phật. Thuyết này chỉ rõ là mọi hiện tượng tâm lý và vật lý tạo nên đời sống đều nằm trong một mối liên hệ với nhau. Chúng là nguyên nhân của một yếu tố này và kết quả một yếu tố khác, làm thành một vòng với 12 yếu tố. Các yếu tố này làm loại hữu hình cứ mãi vường mắc trong luân hồi. 

Được biết, Thập nhị nhân sinh và Vô ngã là hai giáo lý làm dường cột cho tất cả các tông phái Phật giáo. Trong giáo lý Thập nhị nhân duyên, đức Phật dạy về 12 duyên hỗ tương lệ thuộc lẫn nhau trong vòng xích có 12 khoen.

thap-nhi-nhan-duyen-la-gi
Thập nhị nhân duyên là một trong những giáo lý quan trọng nhất của đạo Phật.

Thập nhị nhân duyên là phép tu hành của Duyên giác thức, phép này chủ yến quan sát tất cả các sự vật, cho đến luân hồi, đều do nhân duyên mà khởi phát, nhân duyên hội họp thì là sanh nhân duyên tan rã thì gọi là diệt. Sự thật vốn không có cái gì là sanh, cái gì là diệt cả. 

Trước khi giáo lý nhà Phật ra đời, cũng đã có nhiều vị tu hành giác ngộ được đạo lý nhân duyên, ra khỏi luân hồi, đó là các vị Độc giác. Các vị này thường quán tất cả các sự vật, dù thân hay cảnh, dù sống hay chết, đều do các duyên ngộ hội họp mà hóa thành như có, chứ không phải có thật. Quán sát như thế sẽ giúp nhận rõ được giả dối, thật không, theo duyên mà phát hiện, theo duyên mà thay đổi, không có gì là chắc thật cả.

Các vị Độc quán sát như thế thì ngộ ra được các pháp vô ngã, cảnh cũng vô ngã, thân cũng vô ngã. Cho đến những sự sống, chết đều vô ngã. Đồng thời, các vị Độc giác cũng ngộ được các pháp vô ngã như thế, theo duyên mà chuyển biến, mà thường dùng định lực quán cái có ra không, cái không ra có, làm cho càng rõ thêm sự thật của mọi sự vật, chứng được bản tánh vô ngã và ra khỏi luân hồi.

Đối với những đệ tử Phật, có căn cơ quán sát nhân duyên, thì Phật dạy 12 nhân duyên phát khởi ra luân hồi, để các đệ tử ấy tu tập theo và chứng quả Duyên giác.

Theo đó, 12 nhân duyên của luân hồi luôn là một dây chuyền liên tục, chuyền từ khâu này đến khâu khác trong một đời cũng như nhiều đời. Mười hai nhân duyên ấy là vô minh duyên ra hành, hành duyên ra thức, thức duyên ra danh sắc, danh sắc duyên ra lục nhập, lục nhập duyên ra xác, xúc duyên ra thọ, thọ duyên ra ái, ái duyên ra thủ, thủ duyên ra hữu, hữu duyên ra sinh, sinh duyên ra lão tử.

Nội dung và ý nghĩa của Thập nhị nhân duyên

Cùng với Tứ Diệu Đế, thập nhị nhân duyên là giáo lý quan trọng trong hệ thống kinh điển Nguyên Thủy. Đây là 12 yếu tố liên hệ hỗ tương với nhau theo lý duyên sinh và nhân quả, diễn biến trong cả 3 thời quá khứ, hiện tại, vị lai. Chúng thường được minh họa theo sơ đồ gọi là Tam thế lưỡng trùng nhân quả (Ba đời và 2 tầng nhân quả).

Mười hai nhân duyên  Tức là Vô minh, Hành, Thức, Danh sắc, Lục Nhập, Xúc, Thọ, Ái, Thủ, Hữu, Sinh, Lão tử làm nhân làm duyên cho nhau:

Vô Minh 

Vô minh tức là tăm tối, mù mịt, không nhận thức sáng suốt được. Phật dạy: Thế nào gọi là Vô minh ? Tức là không nhận thức được sự có mặt của khổ, không nhận thức được nguyên nhân gây ra đau khổ, không nhận thức được hạnh phúc khi chấm dứt nguyên nhân đau khổ và không nhận thức được con đường của sự chấm dứt nguyên nhân đau khổ, gọi là vô minh ”.

Vì vô minh nên không biết tất cả về sự vật, dầu thân, dầu cảnh, dầu sinh, dầu kiệt, dầu năng, dầu sở, dầu có, dầu không, đều do nhân duyên hội họp mà giả dối sinh ra. Do nhân duyên tan rã mà giả dối mất đi, đều theo nhân duyên mà chuyển biến như huyễn, như hóa, không có thật thể. Chính vì không biết như thế nên lầm nhận thật có cái ta, thật có cái thân thật có hoàn cảnh, rồi do sự đối đãi giữa thân tâm và cảnh giới, phát khởi ra những tâm niệm sinh diệt chuyển biến không ngừng.

Hành

Hiểu một cách đơn giản, Hành là hành động, động lực trọng tâm khi bị khuấy động bởi vô minh (cái giận, cái ghét, cái buồn, cái bực bội, thù hận...). Tất cả những hiện tượng ấy đều do vô minh khuấy động.

Trong Kinh Phật từng dạy: "Hành có ba loại : Thân hành, khẩu hành và ý hành ”. Như vậy chúng ta thấy đức Phật không chỉ công nhận mọi hành vi của thân, khẩu, mà ngay cả trong ý niệm, suy tư, tình cảm đều được gọi là Sànkhàra".

Thức

Thức chính là ý thức, sự hiểu biết, khả năng biểu hiện và nhận thức, được thúc đẩy bởi một sự phát triển nội tại theo quy trình của Nghiệp thức do nhân tố có tính quyết định là Chủng tử Thức A Đà Na.

thap-nhi-nhan-duyen-la-gi
Trong giáo lý Duyên khởi đức Phật dạy về 12 duyên hỗ tương lệ thuộc lẫn nhau trong một vòng xích có 12 khoen.

Danh sắc

Các cách thức theo nghiệp báo duyên sinh ra danh sắc. Sắc bao gồm những cái có hình tướng, như thân và cnahr. Danh bao gồm những cái không có hình tướng như cái sự hay biết, nói một cách khác, là thức tâm thuộc nghiệp nào, thì hiện ra thâm tâm và cảnh giới của nghiệp ấy.

Lục nhập

Lục nhập hay lục xứ. Lục xứ tức là nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ tiếp xúc với sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp. Sự gặp gỡ của lục căn và lục trần gọi là lục nhập.

Xúc

Xúc tức là chạm, tiếp xúc. Xúc là một tâm sở biến hành, nó được tạo ra bởi lục thập. Phạm vi của xúc là sự va chạm giữa căn và trần, sự tiếp xúc giữa chủ thể và đối tượng.

Thọ

Thọ là nhận lãnh, cảm thọ gồm: khổ thọ, lạc thọ, phi khổ phi lạc thọ. Cảm thọ được phát sinh do sự xúc chạm. Từ  sự xúc chạm mà phát sinh cảm giác dễ chịu, cảm giác khó chịu và cảm giác trung tính. Phật dạy: “ Thọ có sáu loại : Thọ phát sinh từ nhãn xúc, nhĩ xúc, tỉ xúc, thiệt xúc, thân xúc, ý xúc. Đây gọi là thọ ”.

Ái 

Ái là tham ái, vương vấn, thèm muốn, khao khát. Sự thèm muốn khao khát về sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp. Chính sự khao khát vấn vương là nguồn gốc của khổ đau. Phật dạy: "Chính Tanha ( ái ) hướng dẫn đến đời sống khác, đi tìm hỷ và tham, tìm kiếm hỷ lạc tại chỗ này, chỗ kia, đó là dục ái, hữu ái, vô hữu ái. Này các thầy khất sĩ đây gọi là nguồn gốc của khổ đau ” .

Thủ

Thủ là mắc kẹt, vì tham ái, vương vấn nên mắc kẹt. Sự mắc kẹt được mô tả ở nhiều phương diện khác nhau. Phật dạy: "Có 4 loại thủ chấp : Dục thủ ( sự mắc kẹt vào tham muốn), Kiến thủ ( mắc kẹt vào nhận thức ), Giới cấm thủ ( mắc kẹt vào những giới điều ), Ngã luận thủ ( mắc kẹt vào ý niệm về ngã ). Bốn loại này đều gọi là chấp thủ ”.

Hữu

Hữu có nghĩa là sự hiện hữu. Vì mắc kẹt cho nên mới hiện hữu. Vì mắc kẹt vào Dục, Giới cấm, Ngã và Kiến nên mới có sanh, tử luân hồi tam giới lục đạo. Hữu tức là sự hiện hữu của tam giới gồm dục giới, sắc giới và vô sắc giới. Thầy Buddhaghosa nói : “ Hữu có chín loại : Dục hữu, Sắc hữu, Vô sắc hữu, Tưởng hữu, Phi tưởng hữu, Nhất uẩn hữu, Tứ uẩn hữu và Ngũ uẩn hữu ”.

Sinh

Sinh là sự biểu hiện. Nói một cách khác, là do không rõ đạo lý duyên khởi như huyễn, không có tự tánh nên nhận lầm thật có sinh sống.

Phật dạy : “Cái thuộc chúng sinh, thuộc nhóm chúng sinh này hay nhóm chúng sinh khác, là sinh, xuất sinh, giáng sinh, đản sinh, sự xuất hiện của các uẩn, sự hình thành của các xứ. Đây gọi là sinh”. Đối với con người thì sự biểu hiện của danh sắc hay ngũ uẩn gọi là Jàti.

Lão tử

Lão tử tức là già chết, sự hoại diệt. Do có sinh sống, nên có già, rồi có chết.  Phật dạy :“ Cái gì thuộc chúng sinh, thuộc nhóm chúng sinh này hay nhóm chúng sinh khác là già, yếu, suy nhược, răng rụng, tóc bạc, da nhăn, các căn suy hoại. Đây gọi là già. Cái thuộc chúng sinh bộ loại này hay bộ loại khác là chết, là sự tách rời là sự tiêu mất, là tử vong; các uẩn tan rã, vứt bỏ. Đây gọi là chết ”.

Thập nhị nhân duyên là 12 nguyên lý giải thích sự hình thành của các loài sinh động vật trong vũ trụ. Đây là sự triển khai và cụ thể hóa "Lý Duyên sanh" là một giáo lý đặc thù, là điểm xác định sự khác biệt giữa Phật giáo với các tôn giáo khác, là cốt lõi của nhân sinh quan Phật giáo. Lý duyên sanh được tóm tắt trong 1 nguyên tắc hết sức giản dị nhưng bao quát được nguyên lý của sự hình thành nên vũ trụ vạn hữu: Do cái này sinh, cái kia sanh và do cái này diệt, cái kia diệt.

12 nhân duyên là một dây chuyền liên tục, chuyền từ khâu này đến khâu khác trong nhiều đời. Do có vô minh qua hành ở các đời quá khứ nên duyên khởi ra thức tâm của đời này.

Thức tâm ấy theo nghiệp báo duyên sinh ra danh sắc, danh sắc duyên sinh ra lục thập, lục thập sinh ra xúc, xúc duyên sinh ra thọ. Thức, danh sắc, lục nhập, xúc và thọ đều là cái quả báo dị thục của các nghiệp, đã gây ra từ trước.

Đã có gây nghiệp và đã có chịu báo, thì khi hết thân này, nghiệp báo sẽ dẫn dắt vào một thân khác trong vị lai, đó là sinh, mà đã có sinh thì nhất định có lão tử.

Nguyên lý vận hành của Thập nhị nhân duyên

12 nhân duyên đã được xây dựng và thành lập ra lý thuyết tam thế lưỡng trùng. Tam thế lưỡng trùng là quá khứ, hiện tại và vị lai. Lưỡng trùng là hai lớp nhân quả. 

Theo thuyết này thì Vô minh, hành được xếp vào quá khứ. Thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu thuộc về hiện tại. Sinh và lão được xếp vào tương lai. Thức... Hữu thuộc về đời hiện tại. 

Sự phân chia này có thể gây nhầm lẫn nguy hiểm. Nguy hiểm vì người học có thể nhầm lẫn rằng, nếu sinh và lão thuộc về tương lai thì trong kiếp hiện tại không có sinh và lão. Cũng như vậy, vô minh và hành được xếp vào quá khứ nhưng chúng ta cũng biết trong hiện tại có vô minh và hành. 

thap-nhi-nhan-duyen-la-gi

 Trong 1000 năm qua, thuyết tam thế lưỡng trùng được coi như mẫu mực. Thức, Danh Sắc, Lục Nhập, Xúc được xem như là quả, mà nhân là vô minh và hành. Trong Trong kiếp trước đã có nhân Vô minh và Hành cho nên hiện tại phải có quả là có Thức, Danh sắc, Lục nhập, Xúc . Đó là cặp nhân quả đầu. Rồi lại vì có Thọ, Ái, Thủ, Hữu mà chúng ta tạo nhân, cho nên trong tương lai chúng ta phải chịu quả Sinh và Lão tử. Hai lớp nhân quả phối hợp các duyên, nối kết quá khứ, hiện tại, vị lai cho nên gọi là tam thế lưỡng trùng.

Tóm lại, thuyết 12 nhân duyên của đạo Phật không phải là một lý thuyết mà là một pháp môn hướng dẫn tu tập; là con đường chuyển hóa khổ đau và đem lại hạnh phúc an lạc.

Vậy để tu tập 12 nhân duyên thì chúng ta phải không gây nhân hiện tại là Ái, Thủ, Hữu. Vì đó chính là Vô minh của quá khứ. Một khi Ái, Thủ, Hữu hiện tại không còn thì dĩ nhiên chúng ta không còn tái sanh trong đời sau nữa. Do đó mà Tam tạng giáo điển thường xuyên nhắc ta đoạn tận tham ái và chấp thủ chính là để đoạn diệt gốc khỗ đó.

Trong tinh thần một Đoàn sinh bậc Chánh thiện của Gia Đình Phật Tử các em cần phải quyết tâm :

– Luôn luôn ghi nhớ và thực hành châm ngôn Bi Trí Dũng và 5 điều luật của Gia Đình Phật Tử.

–   Phát nguyện trai kỳ ( ăn chay hàng tháng tối thiểu là tứ trai ) nhằm giúp chúng ta trưởng dưỡng thân tâm.

–   Thọ trì ngũ giới một cách triệt để giúp chúng ta đoạn trừ tham ái.

Đọc thêm

Quy y Tam Bảo là bước khởi đầu mang tính định hướng, giác ngộ từ một phật tử cảm tính thành phật tử đúng pháp dưới ánh sáng của giáo lý nhà Phật.

Quy y Tam Bảo có phải là đi tu không và nghi thức quy y Tam Bảo chi tiết nhất
0 Bình luận

Đức Phật dạy rằng: "Đạo không nằm trên trời, mà đạo nằm ở trong tim", bởi vậy chỉ những người tự nhận thức được về bản thân thì mới có thể thức tỉnh, lãng quên muộn phiền.

7 lời Phật dạy những người hay phiền muộn nên khắc cốt ghi tâm
0 Bình luận

Vô thường là một thuật ngữ quen thuộc trong đạo Phật, tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ ý nghĩa luật vô thường trong cuộc sống thường ngày.

Vô thường là gì? Hiểu đúng về ý nghĩa của vô thường trong cuộc sống
0 Bình luận

Tin liên quan

Có câu nói cho rằng, kẻ nghèo khó nhất là kẻ chỉ có tiền, bởi có 5 thứ này một khi đã vĩnh viễn mất đi thì giàu có thế nào cũng không thể đổi lại.

Giàu có không phải là tất cả, 5 thứ này đã mất đi là vĩnh viễn cũng không thể đổi lại
0 Bình luận

Một năm nữa lại sắp qua đi, nếu không có thời gian quây quần bên người thân, bạn bè, thì bạn có thể đọc một trong 5 quyển tiểu thuyết gia đình dưới đây để cảm thấy tràn đầy tình thương gia đình ấm áp.

Điểm lại 5 quyển tiểu thuyết gia đình nhất định phải đọc dịp năm hết Tết đến
0 Bình luận

Cúng Giao thừa là một trong những nghi lễ quan trọng nhất của người Việt vào khoảnh khắc đất trời chuyển giao từ năm cũ sang năm mới. Để nghi lễ được trọn vẹn thì cần có những bài văn khấn chi tiết, chính xác nhất.

Trọn bộ những bài văn khấn giao thừa 2021 chính xác nhất theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam
0 Bình luận


Bài mới

TS Phật học Khangser Rinpoche - tác giả 'Làm chủ cuộc đời, sống hạnh phúc' đến Việt Nam

Năm 2025, TS Phật học Khangser Rinpoche trở lại Việt Nam với chỗi Pháp hội quy mô lớn nhất từ trước đến nay nhằm lan tỏa về một hành trình tràn ngập tình yêu thương và hạnh phúc.

Ngài Khangser Rinpoche thăm và giảng pháp tại chùa Bái Đính và các địa phương

Pháp Hội 2025 do Tôn sư Khangser Rinpoche chủ trì sẽ diễn ra tại nhiều tỉnh thành trên cả nước từ tháng 3 đến đầu tháng 4/2025. Đây là cơ hội quý báu để Phật tử Việt Nam được tiếp cận và học hỏi giáo lý từ một bậc thầy uyên bác.

Hội Xuân Yên Tử vùng đất linh thiêng trong kí ức của người Việt từ xưa tới nay

Theo thông tin chính thức từ Ban tổ chức, Lễ hội Xuân Yên Tử 2025 được chính thức khai hội vào ngày 10, tháng Giêng, năm Ất Tỵ (tức ngày 07/02/2025) tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm (xã Thượng Yên Công, TP Uông Bí) và kéo dài suốt ba tháng đầu năm.

Phật gia giảng 'tướng do tâm sinh': Tâm an thì đất bằng, không chấp cầu thì ung dung

Tướng tại tâm sinh, tâm an thì đất bằng, không chấp không cầu thì ung dung, tự tại. Đó là cái quy luật bất di bất dịch trong cuộc đời này...

Đức Phật giảng về 2 dạng người hiếm có khó tìm trên đời: Ai may mắn gặp nhất định phải học hỏi

Đức Phật nói "trên đời có hai hạng người tốt nhất. Một là hạng người không bao giờ lầm lỗi. Còn hạng thứ hai là biết mình lầm lỗi mà lo ăn năn, sám hối, tránh không tái phạm”.

Đức Phật dạy: Ngày nào tâm bình an ấy là ngày tốt

Nếu tin vào nhân quả thì ngày nào hội tụ đủ duyên lành thì đó là ngày tốt. Mỗi người luôn sống đạo đức, tạo phước thiện nhiều thì đó là ngày tốt. 

18 nhọt độc - Câu chuyện Phật giáo về luật nhân quả

Vì kiếp trước xem nhẹ mạng người vô tội nên kiếp này vị hòa thượng phải chịu nỗi đau đớn. Đó là luật nhân quả báo ứng.

Xin thầy hãy cởi trói cho con - Câu chuyện Phật giáo đáng suy ngẫm

Năm 12 tuổi, Tứ Tổ lên chùa nhờ Thiền sư Đạo Tín cởi trói. Khi nghe thiền sư nói một câu chí lý, Tứ Tổ lập tức thấy mình được giải thoát.

Đức Phật dạy: Phụ nữ só 5 nỗi khổ cần được thấu hiểu

Phụ nữ thân mang thiên chức làm mẹ nên có cấu trúc sinh lý đặc thù, làm phái yêu và dĩ nhiên có những nỗi khổ riêng khác biệt với phái mạnh.

Quy định về việc tấn phong Giáo phẩm Thượng tọa Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Tấn phong hàng giáo phẩm Thượng tọa đối với các vị Đại đức có tuổi đời từ 45 tuổi trở lên, tuổi đạo từ 25 hạ lạp trở lên, có đạo hạnh tốt, có công đức với đạo pháp và dân tộc, có đóng góp cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

3 nguyên tắc nhẩm niệm khi đứng trước Bồ Tát Quan Thế Âm để được phù hộ độ trì một đời bình an

Bạn hãy ghi nhớ 3 nguyên tắc khấn niệm Bồ Tát Quán Thế Âm dưới đây để có thể được Ngài phù hộ độ trì cho tai qua nạn khỏi, một đời bình an.

3 câu chuyện ngắn nơi cửa Phật giúp ngộ ra trí huệ thâm sâu của cả đời người

Những câu chuyện ngắn nơi cửa Phật dưới đây chứa đựng triết lý nhân sinh sâu sắc của cả đời người có thể giúp bạn ngộ ra nhiều điều.

Tổ thiện nguyện Hoa Sen: Cúng dường chư Tăng Ni mùa An cư kiết hạ

Ngày 23/6/2024, Tổ thiện nguyện Hoa Sen đã tổ chức thành công chương trình cúng dường chư Tăng Ni trong mùa an cư kiết hạ, một nét đẹp văn hoá trong Phật giáo. Đây là dịp các Tăng Ni thúc liễm thân tâm, trau dồi Tam vô lậu học (Giới - Định - Tuệ), tinh tấn tu đạo trong suốt 3 tháng.

GHPGVN kỷ luật Thượng tọa Thích Chân Quang: Cấm thuyết giảng dưới mọi hình thức trong 2 năm

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có biện pháp kỷ luật với Thượng tọa Thích Chân Quang, trong đó có nội dung không được thuyết giảng dưới mọi hình thức trong 2 năm.

Cửa thiền sáng chữ tâm của nhà sư Thích Minh Đạo

Thiền thất của nhà sư Thích Minh Đạo là mái nhà chung của trẻ em mồ côi, lang thang cơ nhỡ...

13 hạnh đầu đà hay 12 hạnh đầu đà?

13 pháp tu hạnh đầu đà cốt để tôi luyện thâm tâm, bằng cách diệt trừ lòng tham trước đối với ba vấn đề thiết yếu của cuộc sống thường nhật là cơm nước, quần áo và chỗ ở.

Đề xuất