Tần Thủy Hoàng sở hữu đội quân hùng mạnh nhưng tại sao nước Tần vẫn bị diệt vong?
Dưới sự lãnh đạo của Tần Thủy Hoàng, quân đội nhà Tần ngày càng lớn mạnh, có khả năng bất khả chiến bại và đủ sức làm chấn động thiên hạ.

Tần Thủy Hoàng là vị vua thứ 36 của nước Tần. Sau khi tiêu diệt 6 nước chư hầu, Tần Thủy Hoàng trở thành Hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Hoa, chấm dứt thời kỳ chiến quốc. Tuy nhiên, chỉ sau 3 năm ông qua đời, nhà Tần bất ngờ rơi vào cảnh diệt vong.
Hàng nghìn năm qua, Tần Thủy Hoàng vẫn được biết đến là một trong những hoàng đế vĩ đại nhất lịch sử Trung Hoa. Nhà Tần tuy không tồn tại lâu nhưng vẫn có sức ảnh hưởng rất lớn và là triều lại đầu tiên trong lịch sử cổ đại Trung Quốc. Dưới thời Tần Thủy Hoàng, nhà Tần phát triển vô cùng thịnh vượng, toàn diện cả về chính trị, quân sự và văn hóa.

Đáng tiếc, nhà Tần chỉ tồn tại trong thời gian ngắn ngủi 15 năm. Nguyên nhân được cho là sự chuyên chế của vị hoàng đế thứ nhất Tần Thủy Hoàng và sự kém cỏi của hoàng đế thứ hai Hồ Hợi đã khiến nhà Tần diệt vong.
Thực tế, có nhiều ý kiến khác nhau về nguyên nhân khiến nhà Tần diệt vong. Có ý kiến cho rằng, nhà Tần bị hủy diệt là do... số mệnh, trong khi những người khác khẳng định nguyên nhân là do con người. Dù Tần Thủy Hoàng là người chuyên quyền, độc đoán nhưng vẫn là vị Hoàng đế có tài, những chính sách cai trị của ông đều đúng đắn.
Quân đội Tần dưới sự lãnh đạo của ông đều bách chiến bách thắng giống như những chiến binh và ngựa đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng được tái hiện trên phim. Không chỉ quân đội, văn hóa dưới thời Tần Thủy Hoàng cũng phát triển mạnh mẽ.
Thế nhưng vào những năm cuối nhà Tần, sau khi bại trận trước Hạng Vũ, Chương Hàm đã gửi thư về xin viện binh. Đáp lại, Triệu Cao đố kỵ định trị tội Chương Hàm khiến ông tức giận và quyết định đầu hàng Hạng Vũ.
Hành động này khiến nhà tần không còn binh lính, dần dần sụp đổ. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc quân đội nhà Tần lại chỉ có ít ỏi như vậy? Những binh lính nhà tần từng quét sạch 6 nước, thống nhất Trung Hoa đang ở đâu?

Thực tế, đến cuối thời Tần vẫn còn 50 vạn quân án binh bất động, một mực chỉ theo lệnh của Tần Thủy Hoàng. Nguyên nhân bắt nguồn từ một câu chuyện xưa. Cụ thể, vào năm 214 TCN Tần Thủy Hoàng chỉ để lại 10 vạn quân ở phía Bắc, hơn 50 vạn quân được đưa xuống phía Nam để mở rộng lãnh thổ.
Dù thua ở những trận đầu do nơi đây địa hình toàn là đồi núi, rừng cây hiểm trợ nhưng sau khi xây dựng hệ thống kênh đào, vận chuyển được nhiều quân lương trong những trận tiếp theo nên quân Tần dần chiếm đóng xuống các vùng lãnh thổ thuộc tỉnh Phúc Châu, Quảng Đông, Quế Lâm. Chiến tranh giằng co mãi không dứt, Tần Thủy Hoàng cũng biết được tầm quan trọng của vùng đất này nên đã ban lệnh tử thủ cho 50 vạn quân, dù có chuyện gì xảy ra cũng không được rời nơi này nửa bước.
Đây chính là lý do nhà Tần sắp diệt vong nhưng vẫn không thấy bóng của 50 vạn quân. Nhiều người khẳng định, nếu không có lệnh tử thủ của Tần Thủy Hoàng, 50 vạn quân này trở về phía Bắc tham chiến thì có lẽ số phận nước Tần sẽ khác.
Xem thêm: Hủ tục tuẫn táng - cơn ác mộng kinh hoàng của những phi tần được nhận quá nhiều "đặc ân"
Đọc thêm
Đáng tiếc, 6 chữ của Lã Bố trước khi chết Tào Tháo lại không để ý. Điều này khiến Lã Bố khi chết mắt vẫn còn trợn ngược.
Chúa Chổm trong câu nói truyền miệng "nợ như Chúa Chổm" là nhân vậy lịch sử có thật. Song chuyện nợ nần của Chúa Chổm lại mang đậm màu sắc dân gian.
Duy Tân cùng vua cha Thành Thái và Hàm Nghi là ba vua yêu nước nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam thời Pháp thuộc, có nhiều nỗ lực trong việc tìm cách khôi phục nền độc lập, tự chủ của quốc gia, dân tộc.
Minh Mạng là vị vua có công xây dựng Đại Nam trở thành quốc gia hùng mạnh trong khu vực. Tuy nhiên, cuộc đời ông có nhiều bí ẩn mà đến giờ hậu thế vẫn chưa tìm ra lời giải. Trong số đó có nghi án giết chị dâu gây chấn động.