Sử Tống tiết lộ lý do thua trận khi tiến đánh Đại Việt: Chủ tướng và phó tướng không còn hợp ý

Sử sách nhà Tống cho rằng, lý do quân Tống thất bại trong cuộc tiến quân đánh Đại Việt năm 1077 là do hai chủ tướng bất hòa, không phối hợp với nhau.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tống Thần Tông chọn tướng thế nào?

Được biết, khi chọn chủ tướng cầm quân đánh Đại Việt, Tống Thần Tông muốn đánh chắc thắng chắc nên quyết định chọn Triệu Tiết. Người này là quan văn, từng đỗ tiến sĩ, giỏi đánh bằng nhân tâm, thích dùng mưu kế hơn bày binh bố trận.

Triệu Tiết vốn là quan bảo vệ biên giới phía Tây nước Tống chống lại Tây Hạ, lập nhiều công lớn, chiêu dụ được dân chúng vùng biên, lấn dần sang đất Tây hạ. Triệu Tiết còn biết cách dùng chính sách linh hoạt để thu phục lòng người khiến nhà Tống không cần động binh mà vẫn có được đất. Tống Thần Tông đã không ít lần khen ngợi, thăng chức cho Triệu Tiết vì những công tích trên.

Vào năm 1072, ở Đại Việt, vua Lý Thánh Tông mất, vua Lý Nhân Tông lên ngôi khi mới 7 tuổi. Tể tướng nhà Tống là Vương An Thạch nhận định đây là thời cơ tốt để đánh Đại Việt. Đồng thời tiến cử Triệu Tiết làm chủ tướng.

Sử Tống có chép, Triệu Tiết được phong làm An Nam hành doanh kinh lược, còn Lý Hiến làm phó tướng. Sua đó lại chéo, Tiết và Hiến không hợp nhau nên bãi chức của Hiến. 

su-tong-he-lo-ly-do-dai-bai-khi-tien-quan-xam-luoc-dai-viet
Vua Tống Thần Tông của nhà Tống (Nguồn Wiki)

Ở Đại Việt, khi đó vua Lý Nhân Tông còn nhỏ nên Thái úy Lý Thường Kiệt trở thành người điều binh bố trận, giải nguy cho đất nước. Ông nắm được âm mưu của quân Tống nên đã tiến binh thần tốc, phá tan các căn cứ quân Tống ở biên giới đến tận Ung châu. 

Lúc này, Tống Thần Tông như ngồi trên đống lửa, nôn nóng trả đũa Đại Việt nên quyết định nhượng bộ Tây Hạ ở phía Tây, cắt đất dâng cho nước Liêu ở phía Bắc nhằm huy động các cánh quân tinh nhuệ tiến xuống phía Nam để đánh Đại Việt ta. 

Sử Tống chép rằng, Tống Nhân Tông đã hỏi TRiệu Tiết xem ai có thể làm phó tướng. Tiết lúc này đề xuất Quách Quỳ vì phối hợp với nhau ăn ý khi đánh Tây Hạ ở biên giới. Đồng thời cũng sẵn lòng để Quách Quỳ làm chủ tướng còn bản thân lui về làm phó tướng.

Lúc này, Tống Thần Tông chuyển sang muốn đánh nhanh thắng nhanh nên Quách Quỳ được lên làm chủ tướng. Việc hoán đổi vị trí này còn được nhắc đến với 1 nguyên nhân khác, vì trước đây Tể tướng Vương An Thạch là người được lòng Hoàng đế đã tiến cử Triệu Tiết, nay Tống Thần Tông không còn tín nhiệm Vương An Thạch nữa nên quyết định thuận luôn theo lời Triệu Tiết để ông ta làm phó tướng, Quách Quỳ làm chủ tướng.

Hai chủ tướng không còn hợp lý

Khi Triệu Tiết và Quách Quỳ bàn cách đánh Đại Việt thì mới phát hiện ra không còn hợp ý như trước nữa. Triệu Tiết muốn dùng sách lược thu phục lòng người dân tộc thiểu số ở biên giới, chiêu nạp những kẻ 2 lòng rồi đưa quân tiến đánh. Song Quách Quỳ không đồng ý, muốn đánh nhanh thắng nhanh theo ý vua.

Khi đại quân tiến vào nước Việt, Triệu Tiết chia làm 3 cánh quân thủy bộ cùng tiến, hỗ trợ lẫn nhau. Quách Quỳ không nghe theo, vì theo cách ấy các cánh quân chờ nhau sẽ tiến lâu, trong khi nhà Tống muốn đánh nhanh thắng nhanh.

Triệu Tiết khi đó chỉ là phó tướng nên buộc phải tuân theo mệnh lệnh chủ tướng nhưng trong lòng không phục. Từ đó trở đi, 2 tướng tách ra chỉ huy quân của mình cùng tiến mà ít có mối liên kết với nhau. Sức mạnh của quân Tống vì thế bị chia tách.

su-tong-he-lo-ly-do-dai-bai-khi-tien-quan-xam-luoc-dai-viet-8
Triệu Tiết và Quách Quỳ nảy sinh mâu thuẫn khi bàn cách đánh Đại Việt

Thực tế, khi bộ binh tiến vào sâu, Lý Thường Kiệt bố trí hệ thống phòng ngự có chiều sâu trên sông Như Nguyệt, quân Tống không có thủy binh đành dừng lại. Trong khi đó, thủy quân nhà Tống có đến 5 - 6 vận quân với hàng trăm chiến thuyền do Dương Tùng Tiên chỉ huy tiến vào sâu Đại Việt nhưng đến Đông Kênh thì bị lọt vào trận địa mai phục do Lý Kế Nguyên chỉ huy và không có binh bộ yển trợ nên nhanh chóng bị tiêu diệt. Dương Tùng Tiên phải chỉ huy tàn quân chạy thoát về vùng biển Liên châu lập thủy trại cố thủ.

Bộ binh của nhà Tống tiến trước nhưng chờ mãi không thấy thủy binh tập hợp, Quách Quỳ đành cho quân đóng chiến thuyền vội vàng, rồi làm cả cầu phao để cho quân vượt sông. Tuy nhiên quân Đại Việt phòng thủ nhiều tầng đã đẩy lui được quân Tống.

Khi không vượt được sông và nhận thấy tầm quan trọng của thủy binh, Quách Quỳ đành cho hạ trại chờ thủy binh. Quân Tống đóng quân ở phía bắc sông như Nguyệt, nhưng vì hai chủ tướng mâu thuẫn nên trại quân Quách Quỳ và Triệu Tiết cách nhau đến 60 dặm (30 cây số).

Kết cục thảm bại

Khi quân Tống rơi vào tình cảnh rệu rạo, quân Đại Việt bắt đầu chú ý đến cánh quân phía Đông của Quách Quỳ, vượt sông nhắm đánh cánh quân này. Hai tôn thất nhà Lý là Hoằng Chân và Chiêu Văn cũng từng đánh vào quân Quách Thùy và hy sinh.

Bị quân Đại Việt tập kích ở cách phía đông, quân Tống tập trung chú ý vào phòng thủ. Đúng lúc đó, quân Đại Việt bất ngờ vượt sông đánh 1 trận lớn vào cánh quân phía Tây của Triệu Tiết. Hai quân của Quách Quỳ và Triệu Tiết cách xa nhau nên không thể hỗ trợ kịp thời. Vậy nên, quân Triệu Tiết bị đánh bất ngờ, thiệt hại nặng nề phải bỏ chạy sang trại Quách Quỳ.

su-tong-he-lo-ly-do-dai-bai-khi-tien-quan-xam-luoc-dai-viet-0
Lý Thường Kiệt dụng binh như thần, đánh bại quân Tống

Khi quân Tống cạn lương thảo, thủy quân chờ mãi trong vô vọng, đúng lúc này, Đại Việt chủ động nghị hòa, quân Tống liền đồng ý ký vào văn bản đề nghị hòa để rút quân. Trong cuốn “Nhị Trình di thư” của nhà Tống có ghi chép về việc này rằng: “May được lời giặc nói nhũn, liền nhân đó giảng hòa. Nếu không có lời quy thuận của giặc thì làm thế nào?”

Quân Tống khi tiến quân sang Đại Việt mang 10 vạn binh chủ lực  nhưng khi trở về chỉ còn 23.400 lính; 20 vạn phu phen còn lại chưa đầy một nửa; 5-6 vạn thủy binh thì chỉ còn lại tàn quân.

Xem thêm: Chân dung vị thái giám quyền lực nhất lịch sử Việt Nam, từng khiến vua tôi nhà Tống khiếp sợ

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Dù bị dồn vào chân tường, Lý Thường Kiệt vẫn cầm 7 vạn quân làm chuyện không tưởng, khiến quân Tống phải ngỡ ngàng.

Bị dồn vào thế chân tường, Lý Thường Kiệt cầm 7 vạn quân đánh phủ đầu 100 vạn quân Tống
0 Bình luận

Trong các văn bản ngoại giao với nhà Tống, Đinh Tiên Hoàng giao cho con trai Đinh Liễn đứng tên, hàm ý coi hoàng đế nhà Tống Triệu Khuông Dẫn không khác gì bậc con cháu.

Đinh Tiên Hoàng cho con trai ra mặt giao thiệp với hoàng đế nhà Tống, coi Triệu Khuông Dẫn như bậc... con cháu
0 Bình luận

Được phong làm Chánh sứ, Lê Văn Thịnh đã dùng luật Tống để khiến sứ thần nhà Tống "cứng họng", đòi lại được đất.

Lý lẽ đanh thép đòi lại đất của vị quan Đại Việt Lê Văn Thịnh khiến sứ thần nhà Tống 'cứng họng'
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Tình mẫu tử thiêng liêng: Mẹ hiến thận cứu con gái khỏi bờ vực tử thần

Thấy con gái 27 tuổi suy thận giai đoạn cuối, sức khỏe ngày một suy yếu, có thể mất mạng bất cứ lúc nào, người mẹ 50 tuổi đã không ngại ngần hiến thận cứu con.

Hải An
Hải An 21 giờ trước
Bất chấp hiểm nguy, cha nhảy xuống giếng sâu 35 cứu con gái 9 tuổi

Trong lúc chơi đùa, bé gái 9 tuổi không may rơi xuống giếng sâu 35m, biết tin người cha không ngần ngại lao mình xuống giếng sâu 35m để cứu con.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Nam sinh 18 tuổi bỏ thi để cứu bạn bị đau tim: “Thi cử có thể chờ, mạng sống thì không”

Câu chuyện nam sinh Trung Quốc bỏ lỡ kỳ thi quan trọng vì cứu bạn học bị đau tim đang gây sốt mạng xã hội vì hành động dũng cảm và phẩm chất tốt đẹp.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
TP.HCM mở lớp học bơi miễn phí cho người dân

Bắt đầu từ tháng 5 này, Trung tâm Thể thao dưới nước TP.HCM sẽ bắt đầu mở các lớp học bơi cơ bản miễn phí cho người dân thành phố.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Học sinh Việt Nam xuất sắc giành huy chương vàng tại 'kỳ thi Hóa học khó nhất hành tinh”

Cả 4 học sinh Việt Nam tham dự Kỳ thi Olympic Hóa học Quốc tế Mendeleev năm nay đều đạt huy chương, gồm 2 huy chương Vàng và 2 huy chương Bạc.

Thanh Tú
Thanh Tú 6 ngày trước
Không nhà, không người thân cụ bà 30 năm sống dưới gầm cầu thang vẫn dang tay với người lạ

Suốt 3 thập kỷ sống dưới gầm cầu thang, cụ bà Nguyễn Thị Sang (79 tuổi, TPHCM) vẫn sẵn sàng mở lòng, cưu mang người xa lạ. Giữa phố thị tấp nập, đâu đó vẫn có những mảnh đời nương tựa nhau bằng nghĩa tình vô giá!

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Hành động ấm lòng của hai thực tập sinh khi thấy bà cụ U80 đưa em gái 69 tuổi vào viện khám

“Gặp tôi, bà Húng giọng run run, hai hàng nước mắt chực trào nói “bác ơi, bác cứu lấy em tôi. Nó khó thở. Tôi thương nó quá”. Giây phút ấy tôi rất xúc động”, nam thực tập sinh chia sẻ.

Thanh Tú
Thanh Tú 7 ngày trước
Cụ bà U90 11 năm miệt mài nấu cháo tặng cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn

Hơn 10 năm nay, đã có hàng ngàn suất cháo được cụ Chu Thị Lương (81 tuổi, ngụ TT.Cẩm Xuyên, H.Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) trao đến tay những người có hoàn cảnh khó khăn.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Ấm lòng nghĩa đồng bào với hơn 1.700 “bữa cơm đoàn kết” mừng ngày giải phóng Hải Phòng

Những ngày này, khắp các thôn, tổ dân phố, đâu đâu cũng rộn ràng “bữa cơm đoàn kết” được người dân Hải Phòng tổ chức để chào mừng 70 năm ngày giải phóng thành phố.

Thanh Tú
Thanh Tú 13/05
Người hùng giữa đời thực: Bác sĩ kịp thời cứu cô gái bị tai nạn, nằm co giật trên đường

Trên đường về nhà, bác sĩ Phạm Tiến Mạnh vô tình nhìn thấy một cô gái bị tai nạn giao thông, nằm trên đường trong tình trạng tay chân co quắp, sùi bọt mép nên vội vã xuống hỗ trợ.

Hải An
Hải An 13/05
Kịp thời cứu người phụ nữ mang thai 8 tháng rơi xuống giếng sâu 20m

Người phụ nữ mang thai ở tháng 8 thai kỳ không may rơi xuống giếng sâu 20m trong khi đi mua đồ cho gia đình, may mắn được Công an tỉnh Tây Ninh ứng cứu kịp thời.

“10 năm cõng bạn” – khoảnh khắc đẹp nhất tại lễ tốt nghiệp Đại học Bách Khoa

Ngô Văn Hiếu- nhân vật chính trong câu chuyện từng gây xúc động "10 năm cõng bạn" đến trường, tiếp tục lay động nhiều người khi vượt gần 100km, từ Thái Bình lên Hà Nội để cõng người bạn thân lên sân khấu ĐH Bách khoa nhận bằng tốt nghiệp.

Hải An
Hải An 12/05
Chiếc ốp điện thoại đẹp nhất của bố: “Con yêu bố lắm”

Chiếc ốp ấy có thể không phải là món đồ đắt tiền, không hợp thời hay sang trọng. Nhưng chắc chắn, với người bố ấy đó là chiếc ốp điện thoại đẹp nhất trên đời.

Người dân Nghệ An chung tay “giải cứu” hỗ trợ xe chở dưa hấu bị lật

Sáng ngày 10/5, tại TP Vinh (Nghệ An) người dân cùng nhau hỗ trợ, mua giúp dưa hấu cho tài xế xe tải sau va chạm với ô tô khách, khiến một tấn dưa hấu đổ tràn ra đường.

Cựu chiến binh Đà Nẵng tự nguyện hiến gần 700m2 đất để mở đường

Ông Bùi Văn Tượng - cựu chiến binh tại TP. Đà Nẵng đã tự nguyện hiến gần 700m² đất để mở rộng con đường xóm nhỏ, góp phần thay đổi diện mạo khu dân cư, dựng xây quê hương.

Hải An
Hải An 10/05
PC Right 1 GIF
Đề xuất