Phải chăng con người vượt qua giới hạn sẽ tìm thấy ý nghĩa cuộc sống?

Làm sao sống mà chẳng biết “giới hạn” và vượt qua “giới hạn”. Làm sao sống khi chẳng biết sẽ đi đâu, về đâu...

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Xin gửi đến các bạn học sinh bài viết ấn tượng về "Giới hạn" của học sinh Lê Nguyễn Hoàng Châu - Học sinh lớp 12 Văn, niên khóa 2019 - 2022, trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu, tỉnh An Giang (Nguồn: Blog Chuyên văn):

Gấp lại tập truyện “Biển người mênh mông” của Nguyễn Ngọc Tư, tôi cứ nhớ mãi một câu nói: “Người ta buồn nhất là khi ngủ dậy. Và khi ngoài kia trời nắng ráo nhưng vẫn không biết đi đâu về đâu.” Giữa biển người và dòng đời tấp nập, đôi khi con người ta khát khao được buông mình lơ lửng như những áng mây để mặc cho gió thổi đến đâu thì đến, đi đâu thì đi, bình yên mà trôi dạt. Nhưng phải chăng ta quên rằng bản thân còn đang mang một trách nhiệm lớn lao: “sống”. Và “sống” không chỉ là sự sinh tồn, “sống” là tìm về ý nghĩa cho tồn tại. Nhưng trước hết, liệu có phải rằng, khi con người ta biết vượt qua “giới hạn”, đó là khi đã tìm được ý nghĩa cho sự “sống” chăng?

Ngoại trừ những dãy số vô dụng, những giá trị vô tỉ, sự sống bao giờ cũng có giới hạn. “Giới hạn” là vạch mốc được tạo ra để đo lường khả năng cao nhất mà một sự vật, sự việc có thể đạt được. “Giới hạn” được hiểu là ngưỡng đo khả năng của con người, do khách quan đặt ra nhưng cũng có thể do chính họ đặt ra. Rằng tất cả chúng ta ở đây đều có giới hạn của mình, đó là cách mà ta tự bảo vệ sự an toàn cho bản thân. Đôi khi “giới hạn” cũng là một cái vạch mà ta không thể bước qua nó, không được phép vi phạm, là cách mà con người giữ trọn đạo đức của mình. Như vậy “giới hạn” được hiểu ở nhiều khía cạnh. Và liệu con người có thể vượt qua những vạch mốc ấy chăng?

phai-chang-con-nguoi-vuot-qua-gioi-han-se-tim-thay-y-nghia-cuoc-song-9

Tất cả chúng ta đều biết rõ xung quanh ta luôn tồn tại những “giới hạn”. Vậy “giới hạn” được biểu hiện qua những mặt nào? Trước hết, đó là những quy định, phép tắc được đặt ra để xây dựng nếp sống đúng đắn cho con người. Về mặt pháp luật, “giới hạn” với những quy định của mình rèn giũa , giáo dục, răn đe con người để tránh phạm những sai lầm không đáng có, xây dựng một cá nhân biết tuân thủ pháp luật là xây dựng một cộng đồng văn minh. “Giới hạn” giữ vai trò quan trọng trong pháp luật là như thế. Thứ hai, “giới hạn” cũng được biểu hiện trong đạo đức, lối sống con người. Khác với pháp luật, đạo đức mang đến những “giới hạn” đưa con người vào nếp sống đẹp, sống đúng đắn với luân thường đạo lý và xứng đáng với chữ “nhân”. Ở đây giới hạn cũng được hiểu là những vạch mốc trong khuôn phép ứng xử, lối sống mà con người không thể vượt qua để giữ trọn cốt cách của mình. Nhưng trên hết, “giới hạn” còn được hiểu một cách sâu sắc hơn, đó là vạch mốc đo lường khả năng của đôi bàn tay, con tim về trí óc. Chúng ta ai nấy đều có giới hạn trong khả năng của mình. Nhưng con người ta trưởng thành hơn so với khi vừa mới lọt lòng chính nhờ vào biết vượt qua giới hạn. Đây là những “giới hạn” nên phấn đấu để vượt qua. Khi bạn biết bập bẹ những câu nói đầu tiên, đó đã là một sự vượt qua giới hạn của chính mình. Bạn biết đi và bạn biết cười cũng là một sự vượt qua giới hạn và thành công của ta cũng thế. Với ý nghĩa này, để sống một cuộc sống xứng đáng, con người cần biết phấn đấu vượt qua giới hạn của mình, để tiến bộ từng ngày và để đạt được thành công. “Giới hạn” được hiểu theo nhiều khía cạnh là vậy. Nhưng chung quy có những “giới hạn” mà ta cần giữ mình để sống đúng và cũng có những “giới hạn” mà ta cần biết phấn đấu để vượt qua, để giành lấy thành công.

Những “giới hạn” về mặt đạo đức đã là những quy củ mà con người bắt buộc phải tuân theo để giữ trọn venk vẻ đẹp cho chính mình. Vậy “giới hạn” về khả năng, những thứ mà ta được phép và nên vượt qua nó, vì sao khi làm được điều đó, cuộc sống sẽ trở nên ý nghĩa hơn? Chúng ta đều thấy rằng “giới hạn” đã là một thứ gì đó rất khó để với tới. “Giới hạn” là trạng thái cao nhất mà con người có thể đạt được. Thế nên thật khó để một lần chạm đến nó huống chi là vượt qua. Nhưng chính vì lí do đó mà hai từ “giới hạn” biến thành một gã khổng lồ làm con người sợ hãi. Thực chất “giới hạn” là một điều rất giản đơn mà ai ai cũng có thể tự mình vượt qua. Bạn đi một bước, dù là bạn chỉ đi thêm nửa bước, đó cũng đã là vượt qua giới hạn. Theo cách nhìn như vậy, ta thấy rằng “giới hạn” cũng chẳng phải điều gì quá lớn lao. Và nó thôi thúc con người biết tiến bộ từng ngày. “Giới hạn” cũng là thước đo lường mức độ thành công và can đảm. “Giới hạn” càng cao, càng khó đạt được thì sự tiến bộ và thành công càng lớn, đòi hỏi sự dũng cảm dấn thân. Thời gian trôi qua là để con người tiến bộ từng ngày, để họ trưởng thành theo năm tháng. Chẳng ai sống như một đứa trẻ mãi hết cuộc đời này cả. Khi ta biết dũng cảm vượt qua “giới hạn”, ấy là khi ta đã tìm thấy đích sống và sống rất tốt trong cuộc đời mình. Vì khi càng đi xa, bạn sẽ càng thấy được nhiều hơn những mỹ cảnh của cuộc đời. Vậy nên ngại gì không phấn đấu bạn nhỉ? “Giới hạn” sẽ chẳng là gì nếu ta dám vượt qua nó. Dù một ít, bạn vẫn tạo cho mình một sự tiến bộ hơn con người của quá khứ và đó là vượt qua “giới hạn”. 

Chỉ hai ngày vừa qua, mạng xã hội trên toàn cầu tự tin về tân hoa hậu Hòa Bình thế giới 2021. Thật đáng tự hào khi con người được vinh danh ở vị trí cao nhất trên đấu trường quốc tế là viên ngọc quý của Việt Nam, Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên. Trong lịch sử, từ trước đến nay đất nước ta chỉ có duy nhất một hoa hậu lọt top năm người đẹp quốc tế, đó là hoa hậu H’Hen Niê. Thế nhưng Thùy tiên đã đưa đấu trường nhan sắc của đất nước ra xa và giành lấy vị trí cao nhất. Cô đã làm nên lịch sử, vượt qua “giới hạn” của chính bản thân mình và của cả đất nước Việt Nam. Và để làm được điều đó, Tiên đã phát biểu rằng cô đã phấn đấu không ngừng nghỉ để tiến bộ từng ngày. Đó là cách mà Thuỳ Tiên vượt qua “giới hạn” của mình để chiến thắng và để thành công như hôm nay. Chẳng ai không thể vượt qua “giới hạn” của mình cả khi ta biết phấn đấu. Và khi bạn còn sống, nghĩa là bạn sẽ vượt qua được “giới hạn” của chính mình.

Con người ta hay sợ hãi những gì khó khăn, những điều xa lạ mà trước nay chưa từng đạt đến. Nhưng nếu không biết vượt qua giới hạn, bạn sẽ trở nên dậm chân tại chỗ thậm chí thụt lùi so với xã hội đang không ngừng tranh đấu ngoài kia. Sống là phải biết “giới hạn” của ta nằm ở đâu. Có những “giới hạn” cần gìn giữ để giữ trọn cốt cách. Có những “giới hạn” cần vượt qua để tiến bộ từng ngày. Là một người trẻ, tôi, bạn, chúng ta đều rất cần ý thức được “giới hạn” đó. Tuy nhiên vượt qua “giới hạn” dù rất cần thiết nhưng bạn vẫn cần phải cẩn trọng khi hành động, tránh lỗ mãng dẫn đến hậu quả khó lường. Không phải lúc nào muốn mà vượt qua “giới hạn” được đâu bạn nhỉ? Để vượt qua những “giới hạn” của mình, đòi hỏi ta phải biết phấn đấu từng ngày, từng giờ, từng phút. Bất kỳ điều gì cũng có cái giá của nó cả. Vì vậy ngay từ hôm nay, bạn cần xác định “giới hạn” của mình nằm ở đâu, từ đó phấn đấu học tập, rèn luyện không ngừng để tiến bộ. Cần tránh và bài trừ lối sống sợ sệt, ngại khó mà dậm chân tại chỗ, để rồi đánh mất ý nghĩa của cuộc đời mình. Đồng thời “giới hạn” theo khía cạnh đạo đức nghĩa là không được sống quá phóng túng. Đã sống là phải biết “giới hạn” nằm ở đâu. Nếu sống một cách thụ động và bạn không biết gì, đó là cách mà ta tự đào thải mình khỏi xã hội.

Trong bài thơ “Nỗi sợ hãi” của nhà thơ Lư - bàng, Kahlil Gibran có kể về nỗi sợ của một dòng sông trước khi hòa vào biển lớn. Đại dương rộng vô cùng, vấn thân vào, xong sẽ chẳng còn là sông nữa. Nhưng rồi nàng quyết định:

“Dòng sông phải đánh liều thôi

Thẳng trôi vào biển lớn

Bởi khi nàng dấn bước

Là phút giây nỗi sợ tiêu tan

Là khi nàng nhận ra

Mình chẳng hề tan biến trong đại dương

Mà chính nàng đã trở thành biển cả.”

Làm sao sống mà chẳng biết “giới hạn” và vượt qua “giới hạn”. Làm sao sống khi chẳng biết sẽ đi đâu, về đâu. Đôi lúc tôi đã rất muốn buông mình như những đám mây mặt cho gió thổi. Nhưng sống là một trách nhiệm, hãy sống thật tốt cuộc đời mình và hãy biết vượt qua “giới hạn”. Dù ngày mai nắng ráo hay bầu trời giông bão, hãy cứ đi, miễn là bạn còn có một con đường.

Xem thêm: Chạy nước rút: Thêm những dẫn chứng NLXH "hót hòn họt" cho 2K5

Đọc thêm

Nhà văn Nam Cao nổi tiếng là cây bút hiện thực tài giỏi, đặc trưng bởi giọng văn sắc lạnh. Do đó, những trang văn của ông phần nhiều đều đề cập đến cái chết. Không chết vì đói, vì nghèo thì chết về tinh thần...

Bàn về những cái chết trong truyện ngắn của nhà văn Nam Cao
0 Bình luận

Thị Nở chắc chắn là sự tái sinh của một kiểu nhân vật cổ tích. Để khẳng định điều này có cơ sở trước hết cần điểm lại một đặc điểm của nhân vật cổ tích...

Thị Nở dưới góc nhìn văn hóa
0 Bình luận

Các bạn 2K5 hãy lưu lại ngay những triết lý sống của những cây bút nổi tiếng này để nâng tầm bài NLXH của mình trong kỳ thi tốt nghiệp THPTQG sắp tới nhé!

Triết lý sống của những cây bút đoạt giải Nobel Văn học giúp nâng tầm bài NLXH
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất