Chiến tích vang danh sử sách của nữ tướng 'một tay nhổ núi Nga Mi, một tay nhổ núi Thái Sơn'

Phật Nguyệt - Tả tướng thủy quân của Hai Bà Trưng được sử Trung Hoa miêu tả là người "phép tắc vô cùng, một tay nhổ núi Nga Mi, một tay nhổ núi Thái Sơn, đánh quân Hán chết, xác lấp sông Trường Giang, hồ Động Bình, oán khí bốc tới trời".

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nữ tướng nước Nam - Phật Nguyệt là ai?

Phật Nguyệt (23 - 43) là một nữ tướng thời Hai Bà Trưng. Bà là nữ tướng gây kinh hoàng cho hà Hán nhất khi có trận thắng Mã Viện, Lưu Long và Đoàn Chí ở hồ Động Đình (nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc).

Về thân thế của nữ tướng Phật Nguyệt, cuốn ngọc phả “Trưng nữ vương triều công thần nhất vi âm phù, nhất vi đại vương Ngọc phả cổ lục” còn được lưu giữ ở làng Vũ Ẻn (huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ) có chép: Phật Nguyệt sinh ra và lớn lên ở làng Vũ Ẻn (châu Thanh Ba ven sông Thao xưa). Cha là Đinh Văn Bôn, mẹ là Phí Thị Vang, làm nghề bốc thuốc gia truyền, chữa bệnh cứu người. Tiếng tăm của ông bà nổi khắp vùng. Nhiều gia đình nghèo, không có tiền chữa bệnh đã đến tìm ông bà nhờ chữa bệnh đều được cứu giúp, chăm sóc tận tình.

Dù ông bà tuổi đã cao nhưng vẫn bảo nhau cố tu nhân tích đức may chăng có được một mụn con nối dõi tông đường. Rồi một hôm, trời đã ra ân đối với ông bà. Sau mười tháng mang thai, vào ngày 3 tháng giêng năm Quý Mùi (năm 23 SCN), bà sinh ra một người con gái. Hai vợ chồng ông bà mừng như bắt được vàng, hết sức yêu thương chăm sóc. Qua ba năm ông bà mới đặt tên con mình là Đinh Thị Nguyệt.

Một hôm nọ, khi đang bốc thuốc cho bà con trong làng, ông ngạc nhiên thấy một người không quen biết, xưng làm nghề tướng số đến thăm. Sau khi nói đôi ba câu chuyện, ông bà mời thầy tướng số xem tướng cho con gái.

nu-tuong-phat-nguyet-thoi-hai-ba-trung-la-ai-0
Tượng nữ tướng Phật Nguyệt

Sau khi xem tướng số cho cô bé, vị thầy tướng khuyên ông bà lấy họ của ông là "Đinh" ghép với họ "Phí" của bà thành chữa "Phật", đổi chữ "Thi" thành chữa "Phật" rồi đặt tên cho con gái là Phật Nguyệt. Vậy là ông bà nghe lời, đổi tên con gái từ Đinh Thị Nguyệt thành Đinh Phật Nguyệt.

Năm Phật Nguyệt 7 tuổi, ông Bôn cho con theo học thầy họ Lữ trong làng. Càng học, cô nàng chứng tỏ mình là người thông minh, tài trí. 

Thuở nhỏ, Phật Nguyệt sống bằng nghề chài lưới và đam mê cung kiếm. Năm 15 tuổi, nàng mồ côi cha mẹ. Nhưng ở tuổi ấy, nàng tự lo liệu cho bản thân, thu xếp mọi việc trong nhà gọn gàng. Vả lại họ hàng, làng xóm đều giúp đỡ nàng mà chẳng ai có bụng lấn át hay có ý coi thường nàng. Phật Nguyệt lớn lên trong sự yêu thương, đùm bọc của dân làng.

Lớn lên trong cảnh dân tộc bị nhà Hán áp bức, tận mắt chứng kiến các hành vi dã man của ngoại bang với bà con dân làng, Phật Nguyệt vô cùng căm hận. Nàng chỉ mong kết giao được với các trai làng tìm cách giết giặc.

Biết cháu gái có ý nghĩ khác thường nên cậu của Phật Nguyệt vốn là thầy giáo trong làng đã tìm cách khuyên nhủ như không được. Phật Nguyệt một lòng muốn đánh giặc.

Sau nhiều lần thử thách, cậu của nàng đã bố trí để Phật Nguyệt gặp 3 chàng trai từ nơi khác đến cùng nhau bàn mưu đánh giặc. Từ đấy trai tráng trong vùng, bạn bè của 3 chàng trai và học trò của cậu Phật Nguyệt đã tâp hợp dưới trướng của nàng, lặng lẽ vào rừng tập võ nghệ, luyện binh pháp chờ thời cơ.

Lúc này khắp các châu quận đều có các cuộc khởi nghĩa, để tập hợp các cuộc khởi nghĩa lại thành một nhằm có được sức mạnh to lớn. Cuối năm 39, Hai Bà Trưng hiệu triệu thủ lĩnh các cuộc khởi nghĩa. Thủ lĩnh khắp nơi nô nức quy tụ về với Hai Bà Trưng.

Luyện quân, ứng nghĩa, đuổi giặc ngoại xâm

Truy quét quân Hán đến tận biên giới hồ Động Đình

Năm 40 sau công nguyên, Phật Nguyệt đưa 2.00 quân về với Hai Bà Trưng và được phong Tả tướng thủy quân. Hai Bà Trưng tổ chức đại hội quan sĩ ở Hát Môn, rồi chia quân tiến đánh các nơi. Phật Nguyệt được giao trấn giữ vùng sông Thao, ngăn không cho quân Hán tiến về xuôi. Nữ tướng này cho một nửa số quân đóng ở phủ Lâm Thao, một nửa trấn giữ phía Tây sông Thao, hai cánh quân có thể hiệp trợ lẫn nhau.

Nhiều cuộc chiến đã diễn ra nơi sông Thao, quân của Phật Nguyệt thắng lớn, quân Hán khiếp sợ tháo chạy toán loạn. Sau đó, bà cho quân tiến đánh các nơi, cùng với các thủ lĩnh chiếm lại 65 thành trì của tất cả các châu quận.

Quân Hán của Thái tú Tô Định sợ hãi bỏ chạy về nước. Phật Nguyệt nhận lệnh truy kích quân của Tô Định đến tận biên giới là hồ Đồng Đình. Vậy nên, biên giới phía Bắc thời Hai Bà Trưng kéo dài đến tận hồ Động Đình. Hồ này nằm ở giữa 2 tỉnh Hồ Nam và Hồ Bắc của Trung Quốc.

Sau chiến thắng đó, Trưng Trắc lên ngôi vua, đặt tên nước là Lĩnh Nam (tức phía Nam núi Ngũ Lĩnh). Phật Nguyệt lúc này được phong làm tướng trấn thủ vùng Động Đình, ngăn không cho quân Hán xâm phạm biên giới phía Bắc.

nu-tuong-phat-nguyet-thoi-hai-ba-trung-la-ai-9
Tranh minh họa

Nữ tướng khiến quân Hán kinh hồn bạt vía

Năm 42 sau công nguyên, vua Hán cho viên tướng có kinh nghiệp và giỏi bậc nhất của mình là Phục Ba tướng quân Mã Viện tiến đánh Lĩnh Nam. Mã Viện khi ấy điều động đội quân tinh nhuệ cùng với phó tướng Lưu Long tiến đánh Lĩnh Nam.

Khi đến biên giới, Mã Viện đụng phải Phật Nguyệt và thảm bại. Những trận đánh ở hồ Động Đình khiến quân Hán thây chất ngổn ngang khắp nơi, không khí tanh mùi máu tươi. Không chỉ Mã Viện bị thất bại mà viện binh 28 viên tướng của nhà Hán (gọi là nhị thập bát tú) cũng không qua được Động Đình hồ.

Năm 1979, giáo sư Trần Đại Sỹ tìm thấy tại thư viện bảo tồn di tích cổ ở tỉnh Hồ Nam (tỉnh thủ phủ phía Nam Động Đình Hồ, Trung Quốc) có ghi chép trận đánh Động Đình Hồ như sau:

"Quang Vũ nhà Hán sai Phục ba tướng quân Tân tức hầu Mã Viện. Long nhượng tướng quân Thận hầu Lưu Long đem quân dẹp giặc. Vua Bà sai nữ tướng Phật Nguyệt tổng trấn hồ Ðộng Đình. Mã Viện, Lưu Long bị bại. Vua Quang Vũ truyền Nhị thập bát tú nghênh chiến, cũng bị bại. Nữ vương Phật Nguyệt phép tắc vô cùng, một tay nhổ núi Nga Mi, một tay nhổ núi Thái Sơn, đánh quân Hán chết, xác lấp sông Trường Giang, hồ Ðộng Đình, oán khí bốc lên tới trời".

Quyết bảo vệ Giang Sơn đến phút cuối cùng

Không thể tiến quân vào sâu, quân Hán nằm im chờ viện binh. Khi viện binh tới, quân Hán chia thành nhiều ngả tấn công. Trước sức mạnh của ngoại bang, Phật Nguyệt phải cho quân vừa đánh vừa lùi để bảo toàn lực lượng, cuối cùng rút về sông Thao.

Một cánh quân khác của nhà Hán tiến xuống Hợp Phố, chia làm hai đường thủy bộ tiến đến Lạc Bạc khiến quân Lĩnh Nam buộc phải chia ra đối phó với các mũi tấn công của nhà Hán.

Sau nhiều trận đánh ác liệt diễn ra nơi Bạch Hạc, Phú Thọ giữa quân của Phật Nguyệt với quân Hán. Mồng 10 tháng 2 năm 43, phó tướng Lưu Long huy động thêm quân đánh úp vào doanh trại của Phật Nguyệt.

Một trận đánh sống còn diễn ra, nữ tướng Phật Nguyệt tả xung hữu đột giữa trùng trùng quân Hán vây quanh rồi thoát khỏi vòng vây, ra đến bờ sông Thao. Nhưng bà nhìn lại thì không thấy bóng dáng quân sĩ của mình đâu cả, tất cả đã nằm lại, trong khi quân Hán đã bắt đầu áp tới. Để giữ tròn khí tiết, nữ tướng liền gieo mình xuống dòng sông Thao nơi quê nhà.

Sau khi nữ tướng Phật Nguyệt mất, nhiều làng ven sông Thao lập đền thờ để tưởng nhớ. Ngày nay ở đình làng Phượng Lĩnh có đôi câu đối ca ngợi nữ tướng như sau:

Tích trù Động Đình uy trấn Hán,

Danh lưu thanh sử lực phù Trưng.

Nghĩa là:

Một trận Động Đình, oai trấn quân Hán,

Tên còn trong sử, phò tá Trưng Vương.

Xem thêm: Giai thoại thuần phục voi trắng của nữ tướng Bùi Thị Xuân văn võ song toàn

Đọc thêm

Cuộc đời và sự nghiệp của Thánh Thiên công chúa là cuộc đời của nữ danh tướng hy sinh vì nước vì dân với những chiến công hiển hách.

Thánh Thiên Công chúa - nữ tướng tài danh dụng binh như thần khiến giặc phương Bắc khiếp vía
0 Bình luận

Bà là nữ tướng thân trải trăm trận đánh lớn nhỏ của nước Vạn Xuân nhưng khi Lý Bí ngỏ ý muốn vời vào cung làm Vương phi thì bà lại từ chối xin về quê lập chùa tịnh tu.

Nữ tướng kiệt xuất của nhà Vạn Xuân: Đánh quân Lương tan tác, từ chối ngôi vị Vương phi
0 Bình luận

Người xưa quan niệm nữ nhi chỉ nên lo chuyện bếp núc, gia đình, nhưng hai vị nữ tướng kiệt xuất ở nước Vạn Xuân này đã chứng minh điều khác biệt.

Hai vị nữ tướng kiệt xuất nước Vạn Xuân từng khiến giặc phương Bắc kinh hồn bạt vía
0 Bình luận


Bài mới

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Con dâu cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Sau những chuyện đã xảy ra, tôi thấy mãn nguyện và nhẹ nhõm vô cùng khi được tận tay tặng quà, chúc phúc cho con dâu cũ của mình.

Đề xuất