Loạt ảnh cổ xưa về TP Vinh cách đây 100 năm: Phố xá đông đúc, nhiều công trình cao tầng hiện đại

Thành phố Vinh là một thành phố có lịch sử lâu đời, nhưng vì chiến tranh, thiên tai tàn phá nên hầu như không còn nhiều di tích cũ. Qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã có nhiều tư liệu quý giá về thành phố Vinh cách đây 1 thế kỷ.

Hoa Nguyễn
Hoa Nguyễn 12/10
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Theo ông Phạm Xuân Cần, Phó giám đốc Sở Khoa học Công nghệ Nghệ An cho biết, hầu hết những bức ảnh này đều là ảnh do người Pháp chụp, một số còn có cả tem. Bức ảnh cũ nhất về thành phố Vinh được chụp từ năm 1900 và gần nhất là năm 1942. Các bức ảnh đều được ghi lại địa danh trên ảnh nhưng lại không có chú thích tác giả. Chỉ có một vài bức ảnh được ghi tên, trong đó nổi bật nhất là 2 tác giả Pierre Dieulfils (1862-1937) và Trần Đình Quán.

Vùng đất nghìn năm lịch sử

Thành phố Vinh thuộc vùng Kẻ Vang, có tên gọi khác là Kẻ Vịnh. Sau đó lần lượt đổi tên thành Kẻ Vinh, Vinh Giang, Vinh Doanh, Vinh Thi và cuối cùng rút ngắn lại thành một chữ Vinh. Chữ Vinh này chính là tên gọi chệch từ chữ Vịnh.

thanh pho vinh 2

Ngày 10/12/1927, toàn quyền Đông Dương ra nghị định hợp nhất thị xã Vinh, thị xã Bến Thủy và thị xã Trường Thi thành thành phố Vinh - Bến Thủy, do Công Sứ Nghệ An kiêm chức đốc lý cai quản.

Cách đây hàng nghìn năm, người Việt cổ đã sinh sống trên vùng đất này. Việc tìm thấy hai di chỉ khảo cổ là trống đồng thuộc thời đại Hùng Vương (cách đây 4000 năm) dưới chân núi Quyết chính là minh chứng cho điều đó.

Vinh Doanh là tên trấn thời nhà Lê, có thôn Vĩnh Yên và thông Yên Vinh. Thôn này sau trở thành làng Vĩnh Yên thuộc xã Yên Trường, tổng Yên Trường, huyện Chân Phúc, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An. Đến thời nhà Nguyễn thì thuộc huyện Nghi Lộc. Nơi đây có chợ Vĩnh, làng Yên Vinh hay còn gọi là làng Vang.

thanh pho vinh 3

Đây là nơi có Tòa Công sứ Pháp được xây dựng năm 1897 ở ngoài thành Nghệ An. Theo ghi chép của Đinh Xuân Vịnh trong Sổ tay địa danh Việt Nam cho biết, vì Tòa Công sứ Pháp đóng ở thôn Yên Vinh nên về sau đổi tên thành Vinh thay thế cho tên gọi cũ là Vĩnh.

Thành phố Vinh có một vị trí đắc biệt khi vừa có núi, vừa có biển. Các Vua Đinh, Lê, Lý, Trần đều chú ý đến Vinh và đã cử các vị tướng tài giỏi tới đây để trấn giữ. Tuy nhiên phải đến thời vua Lê Lợi thì vùng Vinh mới thực sự được nhiều người quan tâm.

thanh pho vinh 4

Thế kỷ XVII thời kỳ Trịnh – Nguyễn phân tranh, Ninh Quận Công Trịnh Toàn đã đóng đại bản doanh ở Núi Quyết trong suốt nhiều năm. Huy động nhân dân và binh lính xây thành ông Ninh, đào kênh nối sông Cồn Mộc với sông Lam.

Thành phố Vinh từng được chọn làm Trung đô

Ngày 1/10/1788, Hoàng đế Quang Trung đã quyết định cho xây dựng đế đô tại vùng đất Yên Trường, nay thuộc phường Trung Đô, thành phố Vinh, Nghệ An và đặt tên là thành Phượng Hoàng Trung Đô. Việc xây dựng đơn vị hành chính Phượng Hoàng – Trung Đô đã giúp tạo ra sự cân đối hài hòa với Đông Đô ở miền Bắc, Tây Đô ở miền Nam.

Ngoài ra việc xây thành cũng nằm trong chiến lược lâu dài của vua Quang Trung đó là sẽ xây dựng Yên Trường thành kinh đô của đất Việt. Mặc dù chưa được xây dựng hoàn tất do triều đại nhà Tây Sơn bị suy vong nhưng Phượng Hoàng Trung Đô là một dấu son chói lọi trên chặng đường phát triển của đô thị Vinh.

Một số địa danh nổi tiếng

thanh pho vinh 5

Ga Vinh được xây dựng quý II năm 1900. Ngày 17/3/1905, đoàn tàu hơi nước đầu tiên chính thức đi vào hoạt động với hành trình dài 300 km từ Hà Nội đến Vinh. Vị trí ga Vinh hiện thuộc khu vực Trung tâm điện ảnh đa phương tiện và Nhà lưu niệm Nguyễn Thị Minh Khai, đường Quang Trung, Thành phố Vinh.

thanh pho vinh 6

Chợ Vinh có từ lâu đời. Trước khi Vinh trở thành trấn thành của Nghệ An, chợ Vinh đã là chợ lớn và trở thành trung tâm mua bán nổi tiếng của cả vùng. 

thanh pho vinh 7

Văn miếu Nghệ An có diện tích nhỏ, có từ lâu đời, năm 1803 được vua Gia Long cho phép nâng cấp và tu sửa, người dân nơi đây gọi là Văn Thánh Vinh, thuộc địa phận xã Yên Dũng, huyện Hưng Nguyên, tổng Yên Trường, trấn Nghệ An. Văn miếu Nghệ An có thờ Khổng Tử, Chu Văn An và các bậc hiền triết đã có công sáng lập, truyền bá, phát triển Nho giáo. Đồng thời đây cũng là nơi tôn vinh các nhà khoa bảng Nghệ An.

thanh pho vinh 8

Bưu điện Vinh ngày xưa có thời kỳ là Đài liệt sĩ thành phố. Hiện bưu điện Vinh là một phần của Trung tâm Thương mại BigC nằm trên đường Trần Phú, phường Lê Mao, thành phố Vinh. 

thanh pho vinh 9

Tòa công sứ xây dựng năm 1897, nằm trên đường bờ sông, cổng hướng ra phía cầu Cửa Tiền cũ. Hiện nay tòa công sứ nằm trên đường Lê Hồng Sơn, Thành phố Vinh.

thanh pho vinh 10

Tháp Chùa Thập Phúc xưa tọa lạc trên vùng đất thuộc Bình Phúc, phường Hưng Phúc. Chùa được Hội Tập Phúc và nhà đại tư sản dân tộc Bạch Thái Bưởi đứng ra quyên góp xây dựng vào năm 1926. Đây từng là ngôi chùa lớn nhất Nghệ An nhưng nó đã bị phá hủy hoàn toàn trong chiến tranh chống đến quốc Mỹ.

Xem thêm: Loạt ảnh về giao thông ở Hà Nội cuối thập niên 80 qua ống kính người Pháp

Đọc thêm

Cùng ngắm nhìn lại loạt ảnh về giao thông ở Hà Nội vào năm 1989 qua ống kính của nữ phóng viên người Pháp. Những con đường quen thuộc mang đậm dấu ấn của thời gian.

Loạt ảnh về giao thông ở Hà Nội cuối thập niên 80 qua ống kính người Pháp
0 Bình luận

Người Hà Nội thanh lịch trong từng lời ăn tiếng nói, cử chỉ hành động. Họ thanh tao trong cả những gì tưởng như rất đỗi bình thường và giản dị.

Bữa cơm ngày thường của người Hà Nội xưa: Rau cần chỉ ăn tháng chạp, đậu phải chọn đậu mơ vừa mịn vừa ngậy
0 Bình luận

Trải qua hàng ngàn năm thăng trầm của lịch sử, chùa Nôm vẫn mang vẻ đẹp cổ kính của những ngôi chùa Bắc Bộ. Đặc biệt những pho tượng tại đây đều rất vững chãi, dù có ngâm nước bao lâu cũng không hề bị mục nát.

Lạ lùng những bức tượng tại ngôi chùa cổ Việt Nam, ngâm nước bao lâu cũng không hề mục nát
0 Bình luận

Tin liên quan

Chưa từng học qua trường lớp quân sự nào nhưng Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn khiến những tướng lĩnh giỏi nhất của phía quân địch khiếp sợ. Những "nước cờ" cao tay trên chiến trường thể hiện rõ nét tư duy quân sự thiên bẩm, độc đáo của "người anh cả".

Đòn điểm huyệt 'rúng động' biên giới của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
0 Bình luận

Đăng đàn cung (giai điệu đăng đàn) là tên của quốc thiều (Quốc ca) thời nhà Nguyễn. Nhiều cứ liệu cho rằng, đây là quốc ca đầu tiên của Việt Nam.

Đăng đàn cung - Quốc ca Việt Nam dưới thời Nguyễn: Từng phải sửa lời vì vua nghe không hiểu?
0 Bình luận

Trong lịch sử Việt Nam, trận đánh Vạn Tường chính là cuộc đối đầu đầu tiên giữa quân đội Mỹ và quân giải phóng của ta.

Chiến lược đánh du kích khiến lính Mỹ 'chùn bước' ngay lần đầu tiên chạm mặt quân giải phóng
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất