Văn sĩ tài hoa vắn số Thạch Lam: Cái nghèo đeo bám từ trang sách đến đời thực

Nhà văn Thạch Lam - người kể chuyện tài ba, cây bút chủ lực của Tự lực văn đoàn. Song văn sĩ tài hoa ấy lại vắn số, đời ông gắn với cái nghèo, từ trang sách đến đời thật. 

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nhà văn Thach Lam (1910-1942) tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh sau đổi thành Nguyễn Tường Lân. Ông sinh ra tại Hà Nội trong một gia đình công chức gốc quan lại. Thạch Lam là con thứ 6 trong gia 7 người con (6 trai, 1 gái). 

Cha của ông là Nguyễn Tường Nhu (1881-1918), thông thạo chữ Hán và chữ Pháp, làm Thông phán Tòa sứ, thường được gọi là Thông Nhu hay Phán Nhu. Mẹ là bà Lê Thị Sâm con đầu lòng của cụ Lê Quang Thuật (tục gọi Quản Thuật), người gốc Huế đã ba đời ra Bắc, làm quan võ ở huyện Cẩm Giàng, Hải Dương

Thạch Lam là em ruột của hai nhà văn Nhất Linh và Hoàng Đạo. Ông còn là 1 trong những cây bút chủ đạo của nhóm Tự lực văn đoàn. 

Nha-van-Thach-Lam-va-cai-ngheo-deo-ban-tu-trang-sach-den-doi-thuc-0
Tranh vẽ nhà văn Thạch Lam

Là thành viên của Tự Lực văn đoàn, nhưng khác với Nhất Linh, Hoàng Đạo, Khái Hưng... ngòi bút của Thạch Lam có khuynh hướng đi gần với cuộc sống của những người dân bình thường nghèo khổ.

Truyện ngắn của Thạch Lam không hấp dẫn bạn đọc bằng những chi tiết xung đột gay cấn, mà gây xúc động bằng lối kể chuyện tâm tình, tâm sự về những cảnh đời, cảnh sống tối tăm, tù túng, tội nghiệp, nghèo khổ của người dân lao động.

Truyện của Thạch Lam thường ghi lại cảm xúc của mình trước những số phận hẩm hiu của những người nghèo khó, sống vất vả thầm lặng, chịu đựng như Cô hàng xén, Nhà mẹ Lê, Hai đứa trẻ...

Không chỉ viết về cuộc sống nghèo khó, cuộc đời của Thạch Lam cũng bị cái nghèo đeo bám. Ngay từ nhỏ, nhà chịu đựng như Cô hàng xén, Nhà mẹ Lê, Hai đứa trẻ...

Nha-van-Thach-Lam-va-cai-ngheo-deo-ban-tu-trang-sach-den-doi-thuc

Lớn lên, cái nghèo vẫn đeo bám ông. Lấy vợ xong, ông vẫn không có tiền để lo cho tổ ấm của mình. Chị gái ông nhường em trai một căn nhà đơn sơ tại Yên Phụ, ven Hồ Tây - Hà Nội. Nhuận bút của Thạch Lam không đủ nuôi mấy miệng ăn.

Theo người thân của nhà văn Thạch Lam, dù cao tới 1m70, vượt trội so với chiều cao trung bình của người Việt thời đó, nhưng sức khỏe của Thạch Lam lại không tương xứng với chiều cao. Thể chất yếu, cộng thêm cuộc sống lao lực vì miếng cơm manh áo, ông bị lao phổi, một căn bệnh nan y thời bấy giờ.

Thạch Lam cũng là nhà văn yểu mệnh, ông mất khi mới 32 tuổi xuân. Ông ra đi để lại người vợ trẻ cùng với ba đứa con thơ trong cảnh nghèo. Gia đình đã an táng ông nơi nghĩa trang Hợp Thiện, nay thuộc quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.

Nha-van-Thach-Lam-va-cai-ngheo-deo-ban-tu-trang-sach-den-doi-thuc-85

Theo các bạn văn của Thạch Lam, lúc sinh thời ông là người yêu sự sống hơn bất kỳ ai. Ông quý từ cốc nước chè tươi nóng, trang trọng đưa lên miệng uống một cách gần như thành kính... như thể cảm ơn trời đất đã cho mình sống để thưởng thức ngon lành như vậy.

Có lần Thạch Lam nói: “Xét cho cùng, ở đời ai cũng khổ. Người khổ cách này, người cách khác. Bí quyết là biết tìm cái vui trong cái khổ. Vì chỉ sống thôi cũng đã quý lắm rồi. Người ta không bao giờ nên phí phạm cái sống, coi thường sự sống”.

Xem thêm: Giai thoại vui về Nguyễn Công Hoan: Nhà văn lão làng và tên lừa đảo "trẻ không tha, già không thương"

Đọc thêm

"Ông già và biển cả" được đánh giá là tác phẩm kinh điển trong lịch sử Nobel văn học. Nhưng ít ai biết được, nhà văn Hemingway đã tốn 13 năm để nghĩ cốt truyện.

Sự thật khó tin: Nhà văn Hemingway nghĩ cốt truyện “Ông già và biển cả” suốt 13 năm ròng
0 Bình luận

Trong nền văn học Việt Nam, có 1 vị tác giả được mệnh danh là "nhà văn của những người cùng khổ". Các tác phẩm của ông luôn viết về những số phận có hoàn cảnh éo le.

Trắc nghiệm yêu văn học: 'Nhà văn của những người cùng khổ' là ai?
0 Bình luận

Giỏ phong lan đang nở - món quà cuối cùng của Kim Lân tặng khiến Nguyễn Tuân rất ngạc nhiên và vui thích. Mấy ngày sau, "ông vua tùy bút" từ giã cõi trần mang theo sự cảm động về món quà cuối cùng của người bạn tri kỷ.

Nhà văn Kim Lân: Nỗi buồn của 'đứa con người vợ lẽ' và chuyện về món quà cuối cùng tặng Nguyễn Tuân
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất