Hé lộ danh tính người Việt đầu tiên làm cho Học viện Viễn Đông Bác cổ ở Đông Dương

Năm 1939, Tổng thống Cộng hòa Pháp đã ký sắc lệnh cho phép người bản xứ vào làm việc tại Học viện Viễn Đông Bác cổ, trong đó có người Việt đầu tiên trong đội ngũ thường trực.

Hoa Nguyễn
Hoa Nguyễn 24/03
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Học viện Viễn Đông Bác cổ đã quy tụ được các nhà Đông phương học, Việt Nam học uyên bác nhất lúc bấy giờ gồm nhà khảo cổ, sĩ quan quân đội (biệt phái viên), tu sĩ, nhà truyền giáo, nhà ngôn ngữ học, nhà dân tộc học, nhà thực vật học, kiến trúc sư…): Louis Finot, Henri Maspero, Henri Parmentier, Louis Malleret, Paul Lévy, George Cœdès, Léon Vandermeersch, Gustave Dumoutier, Etienne Edmond Lunet de Lajonquière, Léopold Cadière, Maurice Durand, Auguste Bonifacy, Henri Cordier, Paul Pelliot, Louis Bezacier, André-Georges Haudricourt…

Nhờ có Học viện Viễn Đông Bác cổ mà những công trình di tích lịch sử của nước ta được gìn giữ và bảo vệ như di tích Việt - Chàm, công trình di sản như Văn Miếu - Quốc Tử Giám tại Hà Nội, chùa Một Cột, chùa Bút Tháp….

nguoi viet dau tien lam o hoc vien dong duong 7 (1)

Ngày 3.4.1920, Học viện Viễn Đông Bác cổ chính thức nhận các trợ lý, thư ký, văn thư, phiên dịch tinh thông Hán - Nôm, họa sĩ, thợ ảnh, nghệ nhân điêu khắc… là người bản xứ. Tháng 7.1939, Tổng thống Cộng hòa Albert Lebrun ký sắc lệnh cho phép tuyển người bản xứ vào làm việc trong đội ngũ khoa học, nghiên cứu của Học viện Viễn Đông Bác cổ.

Người Việt đầu tiên trở thành nghiên cứu viên của Học viện Viễn Đông Bác cổ là ông Nguyễn Văn Huyên. Theo Amaury Lorin, trong Paul Doumer: Toàn quyền Đông Dương (1897-1902), thì ông Huyên được bổ nhiệm làm thành viên dự bị vào năm 1939, rồi được nhận chính thức vào năm 1942.

nguoi viet dau tien lam o hoc vien dong duong 7 (2)

Ngoài ra, còn có những trợ lý nghiên cứu, họa sĩ, cộng tác viên người Việt khác như: Nguyễn Văn Tố, Nguyễn Văn Khoan, Trần Văn Giáp, Nguyễn Thiệu Lâu, Trần Hàm Tấn, Lê Dư, Nguyễn Trọng Phấn, Công Văn Trung... Họ đã có những đóng góp nhất định cho nghiên cứu khoa học của Học viện Viễn Đông Bác cổ và góp phần đặt nền móng cho nền khoa học xã hội nhân văn hiện đại ở Việt Nam.

Học viện Viễn Đông Bác cổ đã tiến hành nghiên trên rất nhiều lĩnh vực, từ khoa học nhân văn, giáo dục, văn hóa dân gian, phong tục tập quán, văn học, văn khắc học, Phật học, đến lịch sử Việt Nam và Đông Nam Á nói chung.

nguoi viet dau tien lam o hoc vien dong duong 7 (3)

Để phục vụ cho công việc nghiên cứu khoa học, Học viện Viễn Đông Bác cổ đã thành lập lên các thư viện, bảo tàng quy mô lớn như: Thư viện Học viện Viễn Đông Bác cổ (nay là Thư viện Khoa học xã hội), Bảo tàng Louis Finot (nay là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam), Bảo tàng Henri Parmentier (nay là Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng), Bảo tàng Blanchard de la Brosse (nay là Bảo tàng Lịch sử TP. HCM), Bảo tàng Khải Định (nay là Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế)…

nguoi viet dau tien lam o hoc vien dong duong 7 (4)

Ngoài ra, Học viện Viễn Đông Bác cổ còn chú trọng đến công tác đào tạo, giảng dạy; công bố các nghiên cứu của mình thông qua việc xuất bản sách chuyên khảo, hoạt động báo chí,... Cho đến nay, những nghiên cứu của các học giả Học viện Viễn Đông Bác cổ được dịch ra tiếng Việt vẫn còn rất ít. Mong rằng những công trình kinh điển về khảo cổ, kiến trúc Chăm, lịch sử-mỹ thuật của Henri Parmentier, Louis Malleret, Louis Bezacier, Louis Finot… sẽ sớm được xuất bản bằng tiếng Việt trong thời gian tới.

Xem thêm: Loạt ảnh quý về tinh thần "tiên học lễ, hậu học văn" của học trò Việt cách đây 1 thế kỷ

Đọc thêm

100 năm trước, khi đời sống vật chất và các phương tiện giải trí chưa phát triển, người Việt vẫn có những cách để tận hưởng cuộc sống riêng của mình. Cùng khám phá loạt ảnh độc đáo và quý hiếm về lịch sử dưới đây.

Những bức ảnh màu tuyệt đẹp về đời sống con người Việt 100 năm trước
0 Bình luận

Cùng nhìn lại những bức ảnh hiếm hoi của người Việt Nam vào thế kỷ 19 qua ống kính của nhiếp ảnh gia người Pháp - Pierre Dieulefils.

Những bức ảnh về người Việt hơn 100 năm trước qua ống kính nhiếp ảnh gia người Pháp
0 Bình luận

Chợ Bưởi là một khu chợ nổi tiếng của Hà Nội xưa, thường họp vào các ngày 4, 9, 14, 19, 24 và 29 Âm lịch hàng tháng. Thông lệ này vẫn dược duy trì cho đến ngày nay.

Những bức ảnh hiếm hoi về chợ Bưởi, Hà Nội những năm 1920
0 Bình luận

Tin liên quan

Đền Phố Cát là một trong những ngôi đền cổ xưa nổi tiếng của Thanh Hóa. Vào những năm 1920, tại đây vẫn còn con suối cá thần rất độc đáo.

Những bức ảnh lịch sử quý giá về ngôi đền có 'cá thần' ở Thanh Hóa
0 Bình luận

Kể từ khi máy ảnh ra đời, đã có rất nhiều những bức ảnh kỳ lạ, khó lý giải luôn khiến người ta tò mò về sự thật ẩn giấu trong đó.

9 bức ảnh bí ẩn nhất mọi thời đại chưa có lời giải
0 Bình luận

Để có được những bức ảnh vừa ý nhất, các nhiếp ảnh gia trở nên thờ ơ với sự sống còn của các loài chim - những con vật mà họ vô cùng yêu thích.

Những bức ảnh hoàn hảo về loài chim: Kiệt tác hay sự độc ác tiềm ẩn của các nhiếp ảnh gia?
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất