Loạt ảnh quý về tinh thần "tiên học lễ, hậu học văn" của học trò Việt cách đây 1 thế kỷ
Thông qua những bức ảnh tư liệu quý giá hãy cùng cảm nhận không khí "tiên học lễ, hậu học văn" của thầy trò Việt Nam từ cách đây 1 thế kỷ.
Các triều đại phong kiến Việt Nam tuyển chọn nhân tài thông qua thi cử. Văn Miếu - Quốc Tử Giám Thăng Long giữ vai trò là trung tâm giáo dục lớn nhất cả nước. Trong giai đoạn nhà Nguyễn cầm quyền (1802 đến 1945), giáo dục Việt Nam là một bức tranh hỗn dung đan xen yếu tố giáo dục truyền thống và các nhân tố giáo dục mới.
Việc dạy học chữ Hán ngày càng giảm thiểu, chữ Quốc ngữ cùng nhiều kiến thức mới như văn học, địa lý, khoa học... được đưa vào các chương trình giáo dục. Hàng loạt các trường tiểu học, trung học, cao đẳng, dạy nghề ra đời, trở thành gạch nối cho sự phát triển của giáo dục Việt Nam sau này.
Và dưới đây là loạt ảnh tư liệu về tinh thần "tiên học lễ, hậu học văn" của người Việt cách đây 1 thế kỷ:
Thầy đồ ngồi trên phản theo theo dõi các học trò viết chữ, Việt Nam khoảng đầu thế kỷ 20. Tinh thần " Tiên học lễ, hậu học văn" rất được coi trọng trong nền giáo dục truyền thống của người Việt.
Thầy giáo làng và các học trò tại một lớp học vùng ven Hà Nội, hình ảnh in trên tấm bưu thiếp đề năm 1909.
Học trò học chữ tại một lớp học điển hình với cơ sở vật chất đơn sơ ở làng quê Việt Nam thời xưa.
Ông giáo và những người trò nhỏ. Nhiều thế hệ đã nên người nhờ những lớp học mộc mạc như thế này.
Thầy giáo Việt Nam giảng bài cho học trò tại một lớp học của trường tiểu học nam sinh ở Bắc Cạn thập niên 1920.
Thầy và trò tại một trường học ở xứ Nam Kỳ xưa. Các giáo viên tại trường là người Việt.
Học sinh trong một lớp tiểu học ở Thủ Thừa, Tân An (Long An).
Học sinh tiểu học mặc đồng phục tại trường tư thục ở Vĩnh Long.
Lớp học trong một ngôi chùa ở Rạch Giá.
Xem thêm: Bồi hồi ngắm lại loạt ảnh Tết ngày xưa: Một thời để nhớ
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận