Nghề báo có khá nhiều thách thức với người tu

Không chuyên tâm tu hành tại tự viện, Đại đức Thích An Đạt, chùa Thiên Trúc (quận 7 – TP HCM) chọn cho mình con đường hoằng pháp bằng con đường viết báo, dù đây là công việc có khá nhiều khó khăn, thách thức với một người tu sĩ.

Hoài Lương Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Duyên đưa đến với nghề

Năm 2005, sau chuyến đi học ngắn ngày tại xứ hoa anh đào, đại đức Thích An Đạt có dịp tiếp xúc với phóng viên Báo Giác Ngộ và được gợi ý viết một bài về vấn đề văn hóa và ảnh hưởng của Phật giáo đối với đất nước Nhật.

Sau khi bài viết được đăng, một vị lãnh đạo của Báo Giác Ngộ đã tìm gặp và khuyên đại đức sau khi học xong đại học Luật hãy về làm nghề báo tại tòa soạn.

nghe-bao-co-kha-nhieu-thach-thuc-voi-nguoi-tu-01
Một nhà sư làm báo có khá nhiều thách thức, đòi hỏi phải có trình độ, lòng yêu nghề và tâm huyết với công việc

Lúc đó, đại đức An Đạt cảm thấy rất băn khoăn, nhưng cũng dậy lên sự ham muốn khám phá, được đi nhiều nơi, tiếp xúc để học hỏi thêm về giáo lý đối với các bậc Trưởng Thượng của Phật giáo, sử dụng ngòi bút của nghề báo để hoằng pháp, vì thế thầy đã quyết định nộp đơn vào Báo Giác ngộ.

Bước chân vào con đường truyền thông nghề báo, lại học Luật ra nên đại đức gặp không ít khó khăn. “Trước đây thầy thích làm giáo viên, sau khi vào đại học lại học ngành Luật, bây giờ đi làm nghề báo. Đúng là duyên đến với nghề”, đại đức An Đạt cười nói.

Lần đầu tiên về làm báo thầy phải học hỏi các quý thầy đi trước rất nhiều, liên hệ và làm quen với những nhà báo ở đời thường… nhằm tìm hiểu để thực hiện tốt công việc được giao.

nghe-bao-co-kha-nhieu-thach-thuc-voi-nguoi-tu-02
Nhà sư làm báo phải luôn chú ý đến cách đi lại và cách chụp ảnh sao cho không mất đi oai nghi của một người tu

Vượt qua khó khăn làm tốt nghề báo

Trải qua suốt 7 năm hành nghề, đại đức Thích An Đạt cho rằng: “Đối với công việc làm báo, người tu hành gặp khá nhiều khó khăn, để nắm thông tin viết bài, thầy phải thường xuyên đi đây đi đó để tác nghiệp, nên thời gian ở chùa không được cố định, thời gian sống chung với đại chúng (quý thầy sống cùng chùa – PV) không nhiều.”

Một điều khó khăn cho việc làm báo của người đi tu nữa là không được lăn xả, chen lấn để tác nghiệp như những phóng viên bình thường của các tờ báo khác. Ví dụ phóng viên bình thường có thể leo cây, dẫm đạp… vào nơi diễn ra sự kiện để có những góc ảnh đẹp, kiếm những thông tin cần thiết cho bài báo mà mình đang viết, còn với người tu hành thì điều đó khó mà chấp nhận được.

Chắc chắn sẽ có người cho rằng: “Ông đã đi tu rồi sao còn không lo tu tập, chen lấn, giành giật, bon chen như người đời làm chi…” đại đức An Đạt cười.

“Chính vì những lý do đó nên khi tác nghiệp thông thường thầy hay chọn trước cho mình một điểm thuận tiện để có những góc ảnh đẹp. Chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn trước và nếu cần thiết thì nhờ một Phật tử nam hay một phóng viên ảnh nào đó hỗ trợ”

Khó khăn, bất tiện khác mà người tu đi làm báo đó là khi đi tác nghiệp xa, việc ăn uống không thuận lợi (vì thầy ăn chay mà nhiều lúc ở nơi tác nghiệp không có đồ ăn chay), môi trường sinh hoạt không được thanh tịnh như ở chùa… Cũng có người cho rằng nhà sư làm báo sẽ không giữ được tính cách điềm đạm, hiền từ. Tuy nhiên công việc của người làm báo bắt buộc cần phải năng động, nhanh nhạy...

“Thực ra một nhà sư làm báo có khá nhiều thách thức, đòi hỏi phải có trình độ, lòng yêu nghề và tâm huyết với công việc. Khi tác nghiệp phải hợp lý, không nên để có ảnh đẹp mà làm mất đi ấn tượng tốt đẹp của một nhà sư, mà quan trọng là cách chạy và cầm máy ảnh, với lại oai nghi nhà Phật không cấm điều đó. Phải làm sao không xấu đi hình ảnh của một nhà tu hành.

nghe-bao-co-kha-nhieu-thach-thuc-voi-nguoi-tu-03
Ngoài làm phóng viên, đại đức Thích An Đạt còn tích cực tham gia các hoạt động Phật sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Hiện nay nhà sư làm báo chí còn rất ít, tuy nhiên để làm được điều này đòi hỏi các thầy phải chuẩn bị kỹ lưỡng về công năng tu tập và chuyên môn để hòa nhập và dấn thân. Song cho dù ở đâu, thầy vẫn luôn giữ sắc thái cho riêng mình, từ đi, đứng, ăn, mặc sao cho đúng với đạo phong của một người thầy.” thầy An Đạt tâm sự

Được biết, đại đức Thích An Đạt xuất gia tại chùa Thiên Trúc (quận 7, TP HCM) lúc lên chín tuổi. Đại đức đã học xong thạc sĩ Luật, cử nhân Phật học, đang đảm nhiệm vai trò là Chánh thư ký Ban Văn hóa Thành hội Phật giáo TP HCM; Chánh thư ký tiểu ban Thanh thiếu nhi Phật tử trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và hiện là Phóng viên của Báo Giác ngộ.

Nghề không lương... trong Phật giáo

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Phật pháp càng ngày càng đến gần với giới trẻ. Phật pháp giúp họ sống hướng thiện, tháo gỡ được những khúc mắc trong đời sống tinh thần.

Hòa thượng Thích Thiện Bảo: Phật giáo mang đến cho giới trẻ sinh khí mới
0 Bình luận

Những công trình tôn giáo phật giáo luôn được đầu tư nhiều tiền bạc và công sức để thu hút khách du lịch và là điểm nổi bật của mỗi quốc gia. Hãy cùng tham khảo 10 công trình nổi tiếng sau đây.

Khám phá 10 công trình tôn giáo, phật giáo lộng lẫy và đầy tính nghệ thuật trên thế giới
0 Bình luận

Nói làm việc mà không được trả lương chắc mọi người nghĩ là không thể có chuyện đó, nhưng với tu sĩ của Phật giáo khi làm tại các tuệ tĩnh đường, nấu ăn phục vụ khóa tu..., đó là những người làm nghề không lương, đa số làm từ tâm hướng về chư Phật, phục vụ đạo pháp và chúng sinh

Nghề không lương... trong Phật giáo
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

“Cải cách” người lớn – Góc nhìn từ một Tiến sĩ giáo dục

Chính chúng ta với những kỳ vọng, áp lực và giá trị của "người lớn" mà mình đặt ra, đã định hình cách trẻ em học, cách các em sống và cả cách các em nhìn nhận để lựa chọn điều gì làm nên "thành công" hay "hạnh phúc" cho bản thân.

Hải An
Hải An 18 giờ trước
'Chú hổ' Al và những cơn 'sóng ngầm'

Chú hổ AI đang nằm sẵn trong từng chiếc điện thoại thông minh hay laptop cá nhân. Chúng có thể nuốt chửng tư duy, khả năng sáng tạo, dần dà khiến cho con người bị "thối não" trong khi vẫn tưởng mình đang lao động trí óc.

Hải An
Hải An 22/06
Phá sản vì giá sạch, thực phẩm bẩn bao giờ mới hết?

Người mua vẫn đòi hỏi những điều trái tự nhiên, không chịu chấp nhận cọng giá có rễ, miếng thịt có mỡ, trái cây có vết xù xì, thì nông dân sẽ còn chạy đua dùng thuốc, chất tạo nạc, chạy theo những cuộc cạnh tranh bất lương…Ngồi đổ lỗi cho nhau hay chờ công an vào dọn dẹp, thì thực phẩm bẩn đến bao giờ mới hết.

Hải An
Hải An 13/06
Thi giấy và nỗi sợ ChatGPT – Góc nhìn từ một giảng viên

Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo đang phát triển nhanh chóng, ngành giáo dục đối mặt với những thách thức chưa từng có. Điều cần thiết lúc này không chỉ là những phản ứng đơn lẻ, tạm thời như rút phích cắm - ngắt kết nối internet, trở lại bài thi giấy, hay sử dụng phần mềm khóa trình duyệt, mà là một chiến lược tổng thể, được xây dựng trên sự đồng thuận và phối hợp giữa nhiều bên liên quan.

Hải An
Hải An 06/06
Hành trình khám phá và tôn vinh Xá lợi Đức Phật – Di sản thiêng liêng, nơi tụ hội của đức tin và trí tuệ

Xá lợi không chỉ là một di vật cổ mà là sự hiện diện sống động của Đức Phật. Trong từng mảnh xá lợi là sự kết tinh của đời sống thanh tịnh, đại bi và trí tuệ viên mãn, là năng lực tỏa ra từ một tâm hoàn toàn thanh tịnh.

Thanh Tú
Thanh Tú 14/05
TS Phật học Khangser Rinpoche - tác giả 'Làm chủ cuộc đời, sống hạnh phúc' đến Việt Nam

Năm 2025, TS Phật học Khangser Rinpoche trở lại Việt Nam với chỗi Pháp hội quy mô lớn nhất từ trước đến nay nhằm lan tỏa về một hành trình tràn ngập tình yêu thương và hạnh phúc.

Ngài Khangser Rinpoche thăm và giảng pháp tại chùa Bái Đính và các địa phương

Pháp Hội 2025 do Tôn sư Khangser Rinpoche chủ trì sẽ diễn ra tại nhiều tỉnh thành trên cả nước từ tháng 3 đến đầu tháng 4/2025. Đây là cơ hội quý báu để Phật tử Việt Nam được tiếp cận và học hỏi giáo lý từ một bậc thầy uyên bác.

Hội Xuân Yên Tử vùng đất linh thiêng trong kí ức của người Việt từ xưa tới nay

Theo thông tin chính thức từ Ban tổ chức, Lễ hội Xuân Yên Tử 2025 được chính thức khai hội vào ngày 10, tháng Giêng, năm Ất Tỵ (tức ngày 07/02/2025) tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm (xã Thượng Yên Công, TP Uông Bí) và kéo dài suốt ba tháng đầu năm.

Phật gia giảng 'tướng do tâm sinh': Tâm an thì đất bằng, không chấp cầu thì ung dung

Tướng tại tâm sinh, tâm an thì đất bằng, không chấp không cầu thì ung dung, tự tại. Đó là cái quy luật bất di bất dịch trong cuộc đời này...

Đức Phật giảng về 2 dạng người hiếm có khó tìm trên đời: Ai may mắn gặp nhất định phải học hỏi

Đức Phật nói "trên đời có hai hạng người tốt nhất. Một là hạng người không bao giờ lầm lỗi. Còn hạng thứ hai là biết mình lầm lỗi mà lo ăn năn, sám hối, tránh không tái phạm”.

Đức Phật dạy: Ngày nào tâm bình an ấy là ngày tốt

Nếu tin vào nhân quả thì ngày nào hội tụ đủ duyên lành thì đó là ngày tốt. Mỗi người luôn sống đạo đức, tạo phước thiện nhiều thì đó là ngày tốt. 

18 nhọt độc - Câu chuyện Phật giáo về luật nhân quả

Vì kiếp trước xem nhẹ mạng người vô tội nên kiếp này vị hòa thượng phải chịu nỗi đau đớn. Đó là luật nhân quả báo ứng.

Xin thầy hãy cởi trói cho con - Câu chuyện Phật giáo đáng suy ngẫm

Năm 12 tuổi, Tứ Tổ lên chùa nhờ Thiền sư Đạo Tín cởi trói. Khi nghe thiền sư nói một câu chí lý, Tứ Tổ lập tức thấy mình được giải thoát.

Đức Phật dạy: Phụ nữ só 5 nỗi khổ cần được thấu hiểu

Phụ nữ thân mang thiên chức làm mẹ nên có cấu trúc sinh lý đặc thù, làm phái yêu và dĩ nhiên có những nỗi khổ riêng khác biệt với phái mạnh.

Quy định về việc tấn phong Giáo phẩm Thượng tọa Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Tấn phong hàng giáo phẩm Thượng tọa đối với các vị Đại đức có tuổi đời từ 45 tuổi trở lên, tuổi đạo từ 25 hạ lạp trở lên, có đạo hạnh tốt, có công đức với đạo pháp và dân tộc, có đóng góp cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

3 nguyên tắc nhẩm niệm khi đứng trước Bồ Tát Quan Thế Âm để được phù hộ độ trì một đời bình an

Bạn hãy ghi nhớ 3 nguyên tắc khấn niệm Bồ Tát Quán Thế Âm dưới đây để có thể được Ngài phù hộ độ trì cho tai qua nạn khỏi, một đời bình an.

PC Right 1 GIF
Đề xuất