Nghề không lương... trong Phật giáo

Nói làm việc mà không được trả lương chắc mọi người nghĩ là không thể có chuyện đó, nhưng với tu sĩ của Phật giáo khi làm tại các tuệ tĩnh đường, nấu ăn phục vụ khóa tu..., đó là những người làm nghề không lương, đa số làm từ tâm hướng về chư Phật, phục vụ đạo pháp và chúng sinh

Hoài Lương
10:15 14/06/2021 Hoài Lương
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Thầy thuốc của người nghèo

Cứ hễ bị đau ốm là những người nghèo lại tìm đến các Tuệ tĩnh đường hay các phòng chữa bệnh trong chùa để được khám và phát thuốc miễn phí. Tại đây có những nhà sư mặc áo tu hành vẫn nặng nợ với nỗi đau bệnh tật của người nghèo.

Nguoi 9120121

Người dân TP HCM đến khám bệnh tại chùa Vạn Thọ

Tại TP HCM ngoài Tuệ tĩnh đường Pháp Hoa (đã không còn hoạt động) được mở ra lần đầu tiên thì càng về sau các Tuệ tĩnh đường ở các chùa mở rất ngày càng nhiều phòng khám để chữa bệnh cho người nghèo.

Điển hình như Tịnh xá trung tâm Hưng Gia Tự (quận Bình Thạnh), Chùa Kỳ Quang, quận Gò Vấp, Chùa Vạn Thọ (quận 1), Tịnh xá Lộc Uyển (quận 6)…

Tại các phòng khám bệnh trong chùa này, người bệnh cũng phải xếp hàng lấy số chờ đến lượt khám, cũng lương y gọi tên từng người rồi hỏi bệnh sau đó viết đơn thuốc cứu chữa.

Ở đây người bệnh được khám chữa bệnh miễn phí. Người nào có điều kiện một tý thì bỏ hòm công đức để các thầy mua thêm thuốc chữa bệnh, còn người nào không có thì thôi.

Với uy tín trong việc cứu chữa chứng bong gân, trặc khớp miễn phí, điểm khám tại chùa Vạn Thọ (quận 1) được đông đảo bà con nghèo hay lui tới.“Chúng tôi là dân lao động nên ai cũng nghèo. Làm nghề bốc thuê nên hay bị trặc tay, bong gân chân… nên hay về đây chữa trị, được cái nhà chùa không lấy tiền. Các sư thầy rất nhiệt tình chữa trị”, chị Hoàng Thị Tuyết ở quận 4 tâm sự

Nói về việc chữa bệnh cứu người, Hòa thượng Thích Thanh Sơn, trụ trì chùa Vạn Thọ cũng là lương y chính tại đây cho hay: “Phòng khám được hình thành từ những năm 80 chuyên khám chữa các chứng trặc đả xương khớp. Mỗi ngày đều có từ 60 - 80 bệnh nhân, có ngày làm không hết. Tuy cực nhưng lại cứ thấy vui vì giúp được người nghèo khổ, đúng với tinh thần từ bi của đạo Phật”

Theo hòa thượng Thanh Sơn, các sư chữa bệnh tại đây vốn là các lương y có bằng cấp chữa trị y học cổ truyền hẳn hoi làm chỉ để giúp người dân chứ không có lương bổng. Phòng chữa trị cũng được Sở Y tế TP HCM cấp giấy phép hoạt động.

Các loại thuốc được sử dụng là do hòa thượng nghiên cứu, pha chế đều theo công thức y học dân tộc cổ truyền. Kết hợp với việc nắn sửa rất tốt cho điều trị chứng bong gân, trặc khớp, gãy xương ở những vị trí không quá nghiêm trọng.

Các thầy chùa Hoằng Pháp trở thành thợ cơ khí bất đắc dĩ
Không học nghề cơ khí nhưng làm bất cứ cái gì cho đạo pháp và chúng sinh, các thầy cũng đều cố gắng làm hết mình

Sư thầy cũng có thể là thợ, nghề không lương

Mỗi kỳ lễ lộc hay ngày quan trọng của đạo Phật, Tết nguyên đán… việc trang trí lễ đài, cảnh quan trong chùa, dựng rạp hay phục vụ ăn ở cho Phật tử là rất lớn

Tại chùa Hoàng Pháp (TP HCM) nơi có hàng chục ngàn Phật tử thường xuyên về tu tập. Việc chuẩn bị trong các dịp lễ lớn tại đây là rất nhiều, nhưng không hề có cảnh thuê người làm mà chính các sư thầy đứng ra đảm trách.Dù không được học cơ khí, cũng không được chỉ dạy về trang trí, may vá hay thiết kế… nhưng các thầy bắt tay vào làm thì lại như một người thợ lành nghề. Từ việc cắt sắt, hàn, vẽ… đều được thực hiện rất công phu và tỉ mỉ

Để làm được điều này, các sư thầy, sư chú không phải cắp sách đi học từ các trường hay điểm dạy nghề. Ở đây chỉ có học từ người đi trước chỉ cho người đi sau, người nào chưa làm thì xem người đã từng làm, người nào chưa biết thì hỏi người biết… cứ thế mà thực hiện công việc

Theo thầy Chí Giác Thông - chùa Hoàng Pháp, tại đây mọi người làm là vì muốn đem lại cho Phật tử một không khí uy nghi của ngôi nhà lam. Từ đó phục vụ cho công tác hoàng pháp đạt được thành công. Các thầy ở đây làm vì cái tâm là chính, làm để phục vụ chúng sinh. Nhiều lúc làm cả ngày lẫn đêm mới kịp cho dịp đại lễ.

Nguoi 9120123
Các thầy cũng là những đầu bếp tài năng phục vụ những món ăn chay thuần khiết cho tất cả Phật từ về tu học tại chùa Hoàng Pháp

“Mới đầu làm không quen thì có thể chưa đẹp nhưng làm nhiều lần thì sẽ đẹp. Với suy nghĩ đó nên bây giờ đa số anh em trong chùa khi có việc đều làm được hết. Dù có cực nhưng miễn sao Phật tử về đây cảm thấy an lạc, hạnh phúc, có thời gian tu tập an vui và đầy ý nghĩa là các thầy đều vui rồi” thầy Giác Thông – chùa Hoàng Pháp cười nói

Được biết mỗi kỳ có đại lễ, công việc thực hiện chuẩn bị mất cả tháng trời, những lúc cao điểm, sát ngày lễ, có thầy giờ chỉ tịnh (ngủ -PV) trưa vẫn không nghỉ mà làm việc luôn dưới ánh nắng gay gắt và mồ hôi rơi nhễ nhại. Tối lại phải làm việc tới khuya, đến khi đi ngủ là lúc trời đã gần sang

Hoài Lương

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận