Một số cuốn sách hay giúp bạn viết văn đỉnh hơn

Ở bài viết này, tác giả muốn chia sẻ đến các bạn học sinh những cuốn sách thực sự chất lượng cho việc viết, giúp viết văn tốt hơn mỗi ngày.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

1. Viết để hàn gắn tâm hồn (Susan Zimmermann)

Đây là cuốn sách chiếm được nhiều cảm tình của mình, và luôn ở đầu danh sách những cuốn mình giới thiệu học sinh để rèn luyện kĩ năng viết. Bởi cách thức Susan thực hiện cũng giống với cách mình lựa chọn để viết: viết để chữa lành những nỗi đau, viết để minh định chính mình. Ở trong nỗi đau khổ và tuyệt vọng tận cùng của cuộc đời, Susan đã tìm thấy ánh sáng cứu rỗi trong việc viết, đã dùng những ngôn từ của bản thân để minh định tất cả những nỗi đau, để làm lành với cái tôi đầy tổn thương và thất vọng, và cuối cùng, để có thể tìm được sự minh triết mà yêu thương và chấp nhận cuộc đời với tất cả những mảnh ghép không hoàn hảo của nó.

Mot-so-cuon-sach-hay-giup-ban-viet-van-dinh-hon-0

Cuốn sách có rất nhiều bài tập viết, không chỉ giúp việc viết tốt hơn, mà còn giúp ta hiểu hơn chính mình, bao dung và từ ái hơn với chính mình. Viết là một hoạt động của tư duy, nhưng đồng thời còn là một hoạt động của bề sâu tâm hồn. Luôn có một phần cảm tính bùng phát thẳm sâu nào đó khi ta viết, như thể những con chữ có linh hồn và bắc một cầu nói để ta lắng vào bề sâu và gặp gỡ đứa trẻ bên trong tâm hồn mình.

Ngẫm lại suốt bấy nhiêu năm, từ khi còn là một học sinh lớp sáu đến giờ, điều thôi thúc mình viết và phải viết mỗi ngày, chính là để viết cho chính mình, để khám phá chính mình và chấp nhận chính mình một cách toàn vẹn. Quá trình ấy dạy mình rằng: bản thân mỗi cá nhân là một thực thể sống động và không ngừng phát triển, mình cảm thấy hạnh phúc khi học về chính mình, hiểu về chính mình trong hành trình nội tại.

2. Thôi miên bằng ngôn từ (Joe Vitale)

Đây là cuốn sách dạy về cách viết quảng cáo, cực đỉnh. Bên cạnh các mẹo để viết hấp dẫn, thì cuốn sách này sâu sắc ở chỗ đã dạy mình về bản chất tâm lí của việc viết – đó là một quá trình giao tiếp. Và khi viết, dù muốn dù không, vẫn luôn có một người đọc nào đó cần đến chúng ta, và bằng những gì ta giãi bày trên trang giấy, ta có thể chạm đến họ, kết nối với họ. Nói như Hoài Thanh “Lấy hồn tôi để hiểu hồn người”. Nghĩ rộng hơn, lấy hồn tôi để chiêu hồn người.

Mot-so-cuon-sach-hay-giup-ban-viet-van-dinh-hon-9

Có một bài tập trong cuốn “Thôi miên bằng ngôn từ” mà mình rất thích, đó là “bí quyết viết quảng cáo triệu đô”. Khi bạn muốn bài văn của mình có sức lay động, trước hết hãy nghĩ về một người đọc cụ thể nào đó và viết bài văn thành lá thư gửi cho họ. Sau đó, bạn xoá hết dấu tích của lá thư, biên tập bài viết cho đến khi ưng ý. Bản cuối cùng chính là một bài viết có sức lay động và lôi cuốn.

Từ khi đọc cuốn “Thôi miên bằng ngôn từ”, mình ý thức hơn về những người sẽ đọc bài viết của mình. Giữa thế giới mạng này, họ là ai? Có lẽ là những người cũng gặp những vấn đề giống mình, hay đang ở tình trạng bế tắc. Liệu họ có thể tìm thấy sự đồng cảm ở những điều mình viết, hoặc tốt hơn, tìm được một giải pháp?

Kể từ khi viết nhiều hơn về cuộc đời mình và hành trình chữa lành của mình trên facebook này, mình đã nhận được nhiều tin nhắn chia sẻ rằng họ thực sự đồng cảm với những gì mình viết, và cảm thấy được sự an ủi. Mỗi khi viết về chữa lành, mình ý thức rất rõ ngôn từ có sức mạnh, có linh hồn và có thể truyền những niệm lành. Và mình luôn chú nguyện, dù bạn là ai, hy vọng bạn sẽ được vui vẻ và hạnh phúc khi đọc những dòng viết này.

3. Viết gì cũng đúng (Anthony Weston)

Cuốn sách này tập trung vào kĩ thuật lập luận và viết sao cho chính xác, logic. Tính khoa học và sự khúc chiết là điểm sáng của cuốn sách. Là một người viết, và là một người dạy viết, mình hiểu rõ tầm quan trọng của việc thực hiện chính xác quy trình viết để đảm bảo viết đúng, trước khi viết hay. 

Mot-so-cuon-sach-hay-giup-ban-viet-van-dinh-hon-7

Mình tìm thấy cuốn này khi nghiên cứu để soạn bài dạy viết cho học sinh. Và thực sự cuốn sách đã giúp mình viết khúc chiết, ngắn gọn, rõ ý hơn rất nhiều.

4. Cứ viết đi! (Greta Solomon)

Cuốn sách được viết bởi một người viết chuyên nghiệp, với các gợi ý thiết thực và hiệu quả để vượt qua nỗi sợ viết, chính xác hơn, nỗi sợ sai khi viết. Cuốn sách này đối với mình rất thú vị vì nó giúp mình nhìn lại về “người kiểm duyệt” trong tâm trí mình và những cách giao tiếp với hắn để việc viết được trơn tru.

Các gợi ý về kĩ năng viết trong cuốn này có giá trị thực tiễn cao và gắn với nghề viết chuyên nghiệp.

Mot-so-cuon-sach-hay-giup-ban-viet-van-dinh-hon-5

Viết, dễ mà khó. Dễ bởi đó là nhu cầu thiết thân, mỗi ngày, bởi trái tim còn nhịp đập thì con người còn cần được giãi bày, thấu hiểu. Khó, bởi vì từ những đám mây ý tưởng vô hình, chúng ta phải nắm bắt lấy những ý tưởng có khi mong manh mơ hồ, sắp xếp những con chữ để ý tưởng ấy có hình hài trên trang giấy.

Những cái niềm khó khăn ấy cũng hạnh phúc vô cùng, khi bạn viết cho chính mình, khi bạn vượt qua tất cả những áp lực hay ảo tưởng về cái tôi, danh vọng, quyền lực, khi bạn viết để dòng sông tâm hồn được cuộn chảy trên những con chữ. Đó là một phép mầu, con chữ gọi con chữ, từ ngữ vẫy gọi từ ngữ, và bạn thấy trang giấy biến thành tấm gương soi thẳm sâu…

Xem thêm: "Tôi có một giấc mơ" - bài diễn văn chính trị đáng đọc 1 lần trong đời

Đọc thêm

Đây là bài viết hay của em Nguyễn hoàng Châu - học sinh 12 Văn niên khóa 2019 - 2022, trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu, tỉnh An Giang.

Sáng tạo ngôn từ là 'căn cước văn chương' của nhà văn?
0 Bình luận

Dưới đây là bài nghị luận văn học "Nghệ thuật chỉ làm nên câu thơ, chỉ có trái tim mới làm nên thi sĩ" của bạn Gia Hân (lớp 12A2, 2021 - 2022, trường THPT Vĩnh Viễn).

Nghệ thuật chỉ làm nên câu thơ, chỉ có trái tim mới làm nên thi sĩ
0 Bình luận

Con người quả thật có rất nhiều “đích đến cuối cùng”. Nhưng tôi thì còn quá nhỏ để chiêm nghiệm và nhận ra điều ấy. Thế nên, đích đến gần nhất và mới nhất của tôi là trở thành học sinh lớp chuyên văn vào năm học cấp ba...

Đích đến cuối cùng của chúng ta - bài văn hay từ cựu học sinh chuyên văn
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất