Một chút phóng tác từ tác phẩm Chí Phèo: "Anh Chí à, chạy ngay đi"

"Anh Chí à, chạy ngay đi" - đó là một chút phóng tác văn học từ một góc nhìn rất thật khác. Các bạn xem nhé.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

“Chạy ngay đi”

(Nếu có mặt ở đó, tôi sẽ bảo anh chạy ngay khỏi Vũ Đại đi, chứ không để anh khổ thế này...)

"Mình chấm dứt nhé, tôi không thể sang ở chung một nhà cho vui với mình được rồi. Cô tôi bảo tôi ngu dốt quá, khi lao đầu vào người như mình đấy. Thôi mình ở lại, tôi đi đây, và đừng bao giờ tìm tôi nữa." Thị Nở đã rời bỏ anh Chí của chúng mình như thế hay sao các em. Cách này, hay là cách khác: " Mày chửi cái gì tao, bà đang điên lắm rồi đây, yêu đương gì cái thằng quỷ dữ như mày, bà mày có ế cũng không thèm lấy loại người như mày. Bà mày về đây, mấy ngày vừa qua là đủ lắm rồi. Loại người gì mà lúc nào cũng rượu, cũng chửi, mày nhìn lại bản thân mày xem, có còn gì không mà đòi ở với bà mày. Tránh ra ngay, để tao về."

Thôi thì, chị chẳng muốn nhắc lại thêm nhiều những đau đớn mà anh Chí của chúng mình đã phải trải qua nữa. Cơ sự có lẽ đã khác nếu Thị Nở không khước từ tình yêu của người đàn ông đáng thương này. Vốn dĩ đã quen với những bi kịch chừng ấy năm sống trên cuộc đời, nhưng đối với một người đàn ông lần đầu yêu như Chí, cánh cửa này đóng lại quả thực rất đỗi tàn nhẫn. Thế nên, con quỷ dữ của làng Vũ Đại mới ôm mặt khóc rưng rức một cách vô thức như thế! Lúc này, đừng ai nói với Chí rồi thì anh sẽ tìm thấy một người khác để yêu, nên anh đừng buồn, vì cuộc đời của anh vốn dĩ không phải là cuộc đời của một con người toàn vẹn. Đó là lý do tại sao, Nam Cao ghé vào tai anh và nói: "Dậy và đi ngay đi!".

mot-chut-phong-tac-tu-tac-pham-chi-pheo

Chí vác dao, ý định là đến giết chết con mụ khọm già - người đã châm ngòi nổ cho tình yêu của Chí - Thị Nở tan vỡ. Thế nhưng, bước chân của tội ác lại đưa Chí đến nhà Bá Kiến. Bá Kiến giữa trưa đang ngủ giận đùng đùng khi cái thằng nát rượu này trưa nắng cũng không để cho người ta ngủ yên, dậy bước ra cửa ném cho Chí 3 đồng bạc rồi đuổi Chí đi.

Nam Cao đi cùng Chí, ghé vào tai anh nhỏ nhẹ: "Nói ngay đi!". Chí Phèo dõng dạc, đường hoàng nói "tao không cần tiền" như thét vào mặt của Bá Kiến. Bà Kiến cười khẩy, đầy khinh bỉ: "Chứ anh cần gì?". Chí Phèo không phân vân mà nói ngay: "Tao cần lương thiện! Ai cho tao lương thiện...". Những câu nói đầy ám ảnh, diễn ra trong khoảnh khắc rất ngắn để dồn đẩy nhân vật tới đỉnh điểm của bi kịch và tự tìm con đường giải thoát cho chính mình.

"Giết ngay đi!" Đó có phải là lời tự trong tâm thức Chí Phèo nhắn nhủ với chính mình. Con người thiện trong anh nói anh phải làm thế, để giải thoát cho anh, để chấm dứt những tội ác bao nhiêu lâu nay anh gây ra cho những người dân lương thiện. Chí phải lao đến ngay, thật nhanh, để cho Bá Kiến không ngờ đến, cũng không có cơ hội để chống trả. Chí phải làm ngay, vì sợ để thêm phải phút nữa, anh sẽ lại bị thuyết phục bởi những lời của Bá Kiến, ngoan ngoãn quay trở về với cuộc sống bình thường trong men rượu, máu và nước mắt của biết bao nhiêu người khác. Chí phải lao đến ngay, vì Chí không tin tưởng mình, vì Chí sợ mình sẽ không bao giờ có thể quay đầu lại. Và như thế, lời thúc giục khiến Chí hành động rất nhanh, tự kết liễu cuộc đời mình cũng rất nhanh.

Anh Chí chết rồi, lão Bá Kiến cũng chết. Không ai nói nhưng dân làng Vũ Đại đa số là vui mừng khôn xiết. Người đọc thì chẳng buồn quan tâm xem dân làng ấy cảm giác thế nào đâu, chỉ cảm nhận được rằng cái chết này có ý nghĩa biết chừng nào. Nó làm lương thiện hóa con quỷ dữ của làng Vũ Đại, phần người trở về. Đó cũng là sự giải thoát cho anh, cho một anh canh điền khỏe mạnh với ước mơ bình dị năm 20 tuổi. Và cái chết ấy, cũng chính là tiếng kêu cứu khẩn thiết của những người nông dân nghèo trong xã hội lúc bấy giờ. Một cuộc sống đầy bế tắc đè nặng trên đôi vai của họ, họ đã khóc, đã ngất đi, đã kiệt sức và cuối cùng không còn con đường nào, ngoại trừ lấy cái chết để giải thoát cho chính mình.

Các bạn nhỏ ơi, em có buồn không? Khi anh Chí của chúng mình đi rồi, về với đất mẹ nguyên sơ. Có ai chôn cất anh không? mà để bây giờ câu chuyện của anh vẫn ở đây, để người ta suy ngẫm nhiều hơn về giá trị con người. Và rồi, ở bên kia bầu trời, nơi một thế giới khác, anh sẽ tìm được hạnh phúc của chính mình thôi nhỉ? Nếu vẫn còn tiếp tục bị đè nén, hãy chạy ngay đi, anh Chí nhé! Mình sao cứ phải khổ, phải chọn hạnh phúc làm người bạn đồng hành, được không?

(Nguồn: Học văn chị Hiên)

Xem thêm: Ý nghĩa 3 lần gặp của Chí Phèo và Bá Kiến

Đọc thêm

Đây là một dạng bài so sánh dễ gặp trong các đề thi, các bạn học sinh hãy lưu lại để vận dụng nhé.

Dàn ý so sánh 2 đoạn kết của 'Chí Phèo' và 'Vợ nhặt'
0 Bình luận

Trong tác phẩm “Chí Phèo” – Nam Cao và “Vợ nhặt” – Kim Lân tình cảnh người nông dân trước Cách mạng đã được miêu tả rất sinh động và chân thực.

Bàn về tình cảnh người nông dân trong Chí Phèo và Vợ nhặt
0 Bình luận

Nếu bạn đang bí văn thì đừng bỏ qua bài viết đầy xúc động này nhé. Nó sẽ trở thành tài liệu hay cho bạn.

Bài viết 9,5 điểm về Tràng và Chí Phèo đầy xúc động
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất