Cựu binh Nguyễn Văn Thống: Hồi ức Gạc Ma là những khoảnh khắc bi tráng không thể nào quên

Tìm thấy nhau trong hoàn cảnh éo le của Gạc Ma 34 năm trước, những người đồng đội, đồng hương chỉ dặn nhau "nếu ai sống sót trở về thì nhắn với gia đình rằng mình đã chiến đấu kiên cường để bảo vệ Tổ quốc. Chết vinh quang!".

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Ngày 14/3/1988 (nhằm ngày 27 tháng giêng Âm lịch), Trung Quốc đã dùng vũ lực đánh chiếm đảo đá chìm Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trong một cuộc chiến không cân sức để bảo vệ đảo đá Gạc Ma, 64 chiến sĩ thuộc lực lượng Hải quân Nhân dân Việt Nam đã kiên cường chiến đấu và anh dũng hy sinh. Nhiều người trong số họ đã nằm mãi mãi dưới đáy biển sâu. Từ đó, cứ ra giêng, các cựu binh Gạc Ma thường kết hợp du xuân để thăm viếng thân nhân các gia đình liệt sĩ. Thăm hỏi những người mẹ của đồng đội không may mắn như mình.

Bây giờ đã 34 năm trôi qua, nhưng ký ức về Gạc Ma năm nào vẫn còn nguyên vẹn trong tâm trí của các cựu binh. Với người cựu binh Nguyễn Văn Thống (SN 1964) trú tại thôn Khối, xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình), ông sẽ không bao giờ quên những khoảnh khắc bi tráng và những năm tháng tù đày ở Trung Quốc.

Hoi-uc-Gac-Ma-1988-cua-cuu-binh-Nguyen-Van-Thong-3
Ngày 14/3/1988, Trung Quốc đánh chiếm đảo Gạc Ma khiến 64 chiến sĩ hy sinh

Trong hồi cứu của cựu binh Nguyễn Văn Thống, ông vẫn nhớ như in giây phút quân Trung Quốc dùng vũ lực tấn công vào tàu và lực lượng công binh, binh lính giữ đảo của ta. Sau trận chiến ấy, 64 đồng đội của ông đã hy sinh, 9 người bị bắt, trong đó có ông bị phía Trung Quốc bắt giữ.

Đó là vào khoảng 6h ngày 14/3/1988, nhóm gần 50 người là lính của Trung Quốc mang súng AK bao vây, áp sát bộ đội ta. Khi ấy các chiến sĩ phía ta tổ chức đội hình để bảo vệ lá cờ Tổ quốc được cắm trên đảo. Sau một hồi giằng co và uy hiếp tinh thần của ti, sĩ quan chỉ huy lính Trung Quốc bắn súng chỉ thiên phát lệnh rồi bắn vào Thiếu úy Trần Văn Phương. Người chiến sĩ này ngã xuống, tay vẫn nắm chặt lá cờ Tổ quốc.

Hoi-uc-Gac-Ma-1988-cua-cuu-binh-Nguyen-Van-Thong-0
Cựu binh Nguyễn Văn Thống

Trung sĩ Nguyễn Văn Lanh chạy lại đỡ lá cờ trên tay Thiếu úy Phương. Một lính Trung Quốc gần đó đã đâm lưỡi lê vào Trung sĩ Lanh khiến anh gục xuống, nhưng tay vẫn ghì chặt lá cờ.

Cùng lúc, tàu chiến Trung Quốc tăng tốc, áp sát đảo, áp sát tàu HQ 604 rồi bắn pháo khiến tàu hư hỏng nặng và chìm xuống. Nhiều chiến sĩ trên tàu bị thương nặng hy sinh và chìm cùng tàu. Những người may mắn sống sót với nhiều thương tích cố bám víu vật thể nổi lênh đênh giữa biển.

Cựu binh thống kể, sau khi ngụp lặn khỏi con tàu đang chìm, ông cố níu lấy tấm ván gỗ và để mặc nó trôi trên biển. Đến khoảng 4h ngày 14/3, ông Thống đang ôm tấm ván gỗ lênh đênh trên biển thì gặp người đồng đội tên Lê Văn Đông.

Vừa là đồng đội vừa là đồng hương ở huyện Bố Trạch (Quảng Bình), tìm thấy nhau trong hoàn cảnh éo le, ai nấy đều bị thương nặng, sức kiệt nên họ chỉ dặn nhau: "Nếu ai sống sót trở về thì nhắn với gia đình rằng mình đã chiến đấu kiên cường để bảo vệ Tổ quốc. Chết vinh quang!". Sau đó, ông Thống cùng 9 đồng đội khác bị quân Trung Quốc phát hiện và bắt lên tàu, đưa về bán đảo Lôi Châu.

Hoi-uc-Gac-Ma-1988-cua-cuu-binh-Nguyen-Van-Thong-7
Bàn tay của ông Thống đã không còn lành lặn bởi cuộc chiến năm xưa

"Khi đó tui kiệt sức, máu chảy nhiều nên ngất lịm, không biết chi nữa. Mãi đến 3 ngày sau, khi tỉnh dậy thì đã thấy mình ở trong nhà giam. Khoảng vài tháng đầu, ngày mô cũng rứa (thế), sáng cũng như chiều đều bị dựng dậy lần lượt hỏi cung từng người: Ai chỉ huy, quân số bao nhiêu, vũ khí loại gì... Chúng tôi đều nói không biết. Chúng tôi là lính, chỉ biết nhiệm vụ được giao là xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc", ông Thống chia sẻ.

Sau 3 năm 5 tháng bị giam cầm, hỏi cung, tuyên truyền đủ cách nhưng không khai thác được gì từ những người lính kiên cường. Đến tháng 8/1991, phía Trung Quốc đành trao trả 9 tù binh Gạc Ma về Việt Nam.

Hoi-uc-Gac-Ma-1988-cua-cuu-binh-Nguyen-Van-Thong-6
Đóng góp của ông Thống cho Tổ quốc được ghi nhận

"Trước ngày được thả, được thiết đãi bữa cơm ngon hơn ngày thường. Ăn xong, tối hôm đó chẳng ai ngủ được. Cứ nghĩ điều tốt thì ít mà điềm dữ thì nhiều. Đến sáng sớm hôm sau, mọi người được dẫn lên xe ra khỏi trại trong sự áp tải của hàng chục binh lính cùng vũ khí. Khi xe chạy được một đoạn thì chỉ huy cuộc áp tải rút tờ giấy ra đọc: "Hôm nay Chính phủ Trung Quốc phóng thích tù binh Việt Nam về nước", ông Thống nhớ lại.

Theo báo Sức khỏe & Đời sống, sự kiện Gạc Ma đã khiến phần mặt phía bên trái của ông bị biến dạng, mất đi một phần bàn tay và bàn chân. Trở về quê, thương binh 1/4 Nguyễn Văn Thống kết hôn, được địa phương cấp cho 1 đám đất cạnh chợ Nhân Trạch và giao đảm nhận khâu vệ sinh, thu gom rác trong chợ để làm kế sinh nhai.

Hoi-uc-Gac-Ma-1988-cua-cuu-binh-Nguyen-Van-Thong-5
Đến dịp 14/3 hằng năm, ông Thống và những người đồng đội còn sống trong sự kiện Gạc Ma đều tổ chức gặp gỡ ôn lại quá khứ hào hùng và tưởng nhớ những người đồng đội đã anh dũng hy sinh

Sự kiện Gạc Ma đã đi qua được hơn 30 năm, nhưng nhiều năm qua, cứ đến dịp 14/3, ông Thống và những người đồng đội còn sống trong sự kiện Gạc Ma đều tổ chức gặp gỡ. Họ ôn lại quá khứ hào hùng và tưởng nhớ những người đồng đội đã anh dũng hy sinh.

"Điều tui mong nhất là cứ đến ngày 14/3 hàng năm, những người đồng đội còn sống trong trận chiến Gạc Ma được gặp gỡ, ôn lại quá khứ và tưởng nhớ đến những người đồng đội đã hy sinh. Cùng với đó mong muốn các thế hệ sau này hãy tìm hiểu về sự kiện Gạc Ma để hiểu được những gian khổ, hy sinh mà tôi và đồng đội đã trải qua", ông Thống chia sẻ.

(Theo Hùng Trần/Sức khỏe & Đời sống)

Xem thêm: Ký ức về 10 ngày Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Triệu triệu người Việt rơi lệ đưa tiễn 'người anh cả'

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Mùa hè năm 1960, chiếc Pô-bê-đa màu sữa chở Bác Hồ đến biển Sầm Sơn. Bác cải trang như một lão ngư, quần cộc, áo cộc, đi dép cao su... cùng bà con ngư dân kéo lưới vào bờ.

Ký ức Bác Hồ thăm biển Sầm Sơn, cùng ngư dân thu lưới
0 Bình luận

Tết Hà Nội những năm 1990 mang ý nghĩa trọn vẹn với những hình ảnh, mùi vị khó quên. Mỗi lần nghĩ lại, nhiều người đều cảm thấy bồi hồi, xúc động.

Tết Hà Nội những năm 1990 cùng loạt ký ức khó quên: Khi tiếng pháo còn râm ran khắp phố lớn ngõ nhỏ
0 Bình luận

Vừa qua, cả nước chung tay cùng nhau chống dịch Covid-19 khiến nhịp sống Hà Nội đã bị thay đổi so với trước đó. Tuy nhiên, lui lại một chút về lịch sử thì đây không phải là lần đầu tiên đường phố Thăng Long - Hà Nội từng vắng lặng như vậy.

Kinh đô Thăng Long - Hà Nội và ký ức về những lần thành trống, nhà không trong lịch sử
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

3 cuộc đời được hồi sinh nhờ nghĩa cử hiến tạng cao đẹp

Sau tai nạn giao thông, một người phụ nữ ở TP.HCM được xác định chết não, gia đình đã quyết định hiến tạng, đem lại sự sống cho 3 bệnh nhân đang nguy kịch.

Hải An
Hải An 18 giờ trước
Bé gái bị co giật trên chuyến bay được bác sĩ cấp cứu kịp thời

Trên chuyến bay từ TP.HCM đến Hà Nội, một bé gái xuất hiện tình trạng co giật do hạ canxi máu - một rối loạn điện giải nguy hiểm, đã được các bác sĩ có mặt tái đó hỗ trợ cấp cứu thành công.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Lớp học bơi miễn phí suốt gần một thập kỷ giữa lòng Cần Thơ

Cứ vào dịp hè các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại Cần Thơ lại rủ nhau đến lớp học bơi miễn phí của cô Quý tại hồ bơi Nhiệt điện Trà Nóc.

Đăng Dương
Đăng Dương 2 ngày trước
Ấm lòng 900 suất ăn mời thí sinh, phụ huynh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Hội phụ nữ xã Trung Giã, Xuân Giang, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã nấu gần 900 suất ăn miễn phí để mời thí sinh và phụ huynh trong ngày diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Chủ quán Bạc Liêu miễn phí bữa sáng và trưa cho các sĩ tử thi tốt nghiệp THPT

Trong những diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, anh Trương Nguyễn Minh Tuấn (50 tuổi, TP.Bạc Liêu) – chủ quán chay đã miễn phí bữa sáng, trưa kèm chè đậu đỏ để tiếp sức các thí sinh.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Trường học ở Hà Nội thuê xe khách đưa hơn 500 thí sinh đến điểm thi tốt nghiệp THPT 2025

Vì muốn đảm bảo an toàn cho hơn 500 sĩ tử tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, một trường học ở Hà Nội đã thuê 12 xe khách 16 chỗ đưa đến điểm thi. Bên cạnh đó trường còn bố trí cho các bữa ăn sáng, ăn trưa cho các thí sinh tại điểm thi.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Bức tâm thư xúc động người cha viết gửi 2 ân nhân ngày con gái đậu trường chuyên

Sau khi đăng tải bức tâm thư với tiêu đề “Lời cảm ơn đến những người tốt lặng lẽ” lên mạng xã hội, bài viết của người cha vừa có con thi lớp 10 đã nhận về hàng ngàn lượt tương tác.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Xuống Hà Nội khám bệnh, người phụ nữ bị lừa nhẵn túi bởi “người quen” may thay lại nhận được phép màu từ những người xa lạ

Bị lừa hết tiền trong túi khi xuống Hà Nội khám bệnh bởi một người phụ nữ tự xưng là “quen người nhà của chị”, may mắn thay chị H.T.Trang (41 tuổi, dân tộc Tày, quê Bắc Kạn) đã được bệnh viện và nhiều người giúp đỡ.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Mát lòng “bát cháo hành” tại góc phố nghĩa tình giữa mùa hè Hà Nội

Trong cái nắng chói chang của Hà Nội, tại một góc phố nhỏ tình người được lan tỏa từ nồi cháo thiện nguyện, từ những tấm lòng thảo thơm.

Hải An
Hải An 24/06
Những lời nhắn nhủ “đáng yêu” từ các cụ ông, cụ bà gửi đến giới trẻ: “Sống cho tốt, giúp đỡ mọi người”

Tấm bảng với những lời nhắn nhủ được các cụ ông, cụ bà nhắn gửi đến giới trẻ không chỉ đáng yêu mà còn vô cùng cảm động. Những lời nhắn ngủ ấy tuy đơn giản nhưng hàm chứa rất nhiều sự yêu thương và trao gửi.

Hải An
Hải An 24/06
Chàng trai Gia Lai vượt 500km về ở rể, cưới cô gái khiếm khuyết sau 3 lần gặp gỡ

Ngay từ những ngày đầu nhắn tin trò chuyện, chàng trai ở Gia Lai và cô gái ở Đồng Nai đã có sự đồng cảm, thấu hiểu kỳ lạ. Họ chia sẻ mọi thứ với nhau, về hoàn cảnh gia đình và cả những khiếm khuyết trên cơ thể.

Hải An
Hải An 23/06
Câu chuyện cảm động sau bức ảnh kỷ yếu chụp cả gia đình ở Hòa Bình

“Bố mẹ không hoàn hảo nhưng nuôi con lớn lên với dáng vẻ rất hạnh phúc”, dòng chú thích được đăng kèm bức ảnh kỷ yếu khiến nhiều người xúc động.

Thanh Tú
Thanh Tú 22/06
Xúc động khoảnh khắc người dân hợp sức phá cửa cứu 13 nạn nhân trong ô tô bị rơi xuống mương

Thấy ô tô chở 13 người rơi xuống mương nước, người dân ở huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên đã nhanh chóng hợp sức phá cửa, cứu các nạn nhân đưa lên bờ an toàn.

Thanh Tú
Thanh Tú 20/06
CSGT giúp đỡ bé trai 6 tuổi đi lạc ở bến xe Mỹ Đình đoàn tụ với gia đình

Trong quá trình làm nhiệm vụ, tổ công tác Đội CSGT đường bộ số 6 (Công an Hà Nội) đã kịp thời hỗ trợ một bé trai 6 tuổi bị đi lạc trở về an toàn với bố mẹ.

Hải An
Hải An 19/06
Tài xế vượt đèn đỏ nhưng không phải nộp phạt vì chở người đi cấp cứu

Mới đây, Phòng CSGT Công an tỉnh Lâm Đồng đã quyết định thực hiện các thủ tục miễn trừ cho tài xế vượt đèn đỏ 2 lần để cấp cứu người bị tai nạn giao thông.

Người dân hào hứng tham gia hoạt động đổi rác lấy quà

Tại điểm thu gom ở xã lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh bà con hào hứng mang từng bao rác thải tái chế như chai nhựa, lon bia, giấy vụn,… để đổi lấy những phần quà nhỏ.

Hải An
Hải An 17/06
PC Right 1 GIF
Đề xuất