Học sinh miền Tây chung tay làm tranh từ hoa lá, gây quỹ khuyến học
Vừa để kích thích sự sáng tạo, vừa để khơi gợi tinh thần "lá lành đùm lá rách", học sinh miền Tây đã chung tay làm tranh gây quỹ.

Vừa qua, thầy cô Trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu (TP.Long Xuyên, An Giang) tổ chức cho học sinh làm tranh từ lá, hoa, cây để gây quỹ khuyến học. Cô Võ Thị Mỹ Duyên, Tổ trưởng chuyên môn Tổ Sinh - Kỹ thuật nông nghiệp của trường giải thích, đây là chiến dịch nhằm nâng cao chất lượng dạy học, khơi gợi niềm đam mê sáng tạo nghệ thuật.
Trong các các công đoạn làm tranh, khó nhất là tạo hình, đòi hỏi sự chu đáo, tỉ mỉ đến từng chi tiết. Nếu không tạo hình cẩn thận thì khi dùng keo dán sẽ khiến những bức tranh biến dạng, không có thần thái. Học sinh đăng ký làm tranh sẽ được thầy cô bộ môn Tổ Sinh - Kỹ thuật nông nghiệp hỗ trợ bằng cách gửi đường link hướng dẫn kỹ thuật.

Tùy theo độ khó mà thời gian làm tranh sẽ lâu hơn, chẳng hạn, trung bình 1 bức tranh phải mất 1 tuần, nhưng nếu khó phải làm 2-3 tuần. Công đoạn tốn nhiều thời gian nhất là ngâm ủ, biến những chiếc lá bồ đề từ màu xanh nguyên thủy thành màu màu trắng tinh, rồi nhuộm màu phơi nắng thành những chiếc lá màu óng ả. Sau đó, các thành viên của nhóm hội ý sắp xếp từng chiếc lá, nhánh cây, đính thêm từng hạt cườm trắng, tạo nên bức tranh đầy sống động với nhiều màu sắc bắt mắt.
Sau 2 tháng phát động, các em học sinh đã làm được hơn 200 bức tranh lá. Những tác phẩm ấy thấm đậm những suy nghĩ, ước mơ, hoài bão của các em. Đó là hình ảnh người dân tung chài mưu sinh trên sông nước, nhà sàn truyền thống của người miền Tây, làng quê êm ả với hàng cây thốt nốt, vẻ đẹp vùng Bảy Núi...

Một trong số những bức tranh nổi bật phải kể đến tranh "Tôn sư trọng đạo" của nhóm học sinh lớp 11 chuyên sinh. Được biết, từ lúc hình thành ý tưởng đến khi hoàn thành, các em thực hiện mất gần 3 tuần.
Hay như bức tranh lá "vạn sự phát triển" của nhóm Trần Tuấn Kiệt, lớp 12 chuyên lý. Các em nhặt từng chiếc lá xoài, lá liễu, hoa đồng tiền tím, nhánh lúa ngoài đồng rồi ghép với nhau tạo nên hình dáng chim phượng hoàng ngậm nhánh lúa tung cánh bay lên cao.


Các thầy cô chọn ra 120 bức trưng bày tại thư viện trường để bán đấu giá. Hiện có 56 bức đã được bán với số tiền khoảng 35 triệu đồng, trong đó có 6 bức được bán với giá từ 6 - 8 triệu đồng/bức. Số tiền bán tranh, tác giả sẽ được thưởng 20%, phần còn lại đưa vào quỹ khuyến học tặng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn của trường. Điều này khiến tác giả bức tranh rất vui bởi được chia sẻ một phần nào khó khăn với bạn bè.
Theo An Thơ/Thanh Niên
Xem thêm: Nhóm học sinh tích cực giúp đỡ cộng đồng, nấu 200 suất ăn tặng người nghèo
Đọc thêm
Tuy học ở ngôi trường nằm trong nhóm có điểm chuẩn đầu vào thấp nhất Hà Nội, nam sinh 10x vẫn trở thành thủ khoa đại học.
Ở trường THPT chuyên Nguyễn Thị Minh (Sóc Trăng) có một người lái đò thầm lặng vừa ân cần gieo chữ cho bao thế hệ học sinh vừa miệt mài nặn bánh dân gian bán lấy tiền với mong ước thắp sáng ước mơ của học sinh nghèo.
Phía sau hình ảnh thầy cô hái xoài trong sân trường tặng học sinh là câu chuyện về ý thức bảo vệ cây xanh của các em học sinh trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS Hội Nga.
Tin liên quan
"Đây thôn Vĩ Dạ" - Đây là bài thơ về tình yêu hay tình quê? Vì sao bài thơ diễn tả tâm trạng riêng của nhà thơ lại tạo được sự cộng hưởng rộng rãi và lâu bền trong tâm hồn các thế hệ bạn đọc?
Nhận món quà là con heo đất chứa 400 triệu đồng tiền tiết kiệm con gái tặng để xây nhà, người bố bật khóc không nói lên nời. Cả cuộc đời nông dân, ông chưa từng cầm được số tiền lớn đến vậy.
Ngày 1/7 năm 2023 là ngày gì, có sự kiện gì đặc biệt, có tốt không, có thích hợp để cúng tế, cưới xin,... là thắc mắc của nhiều người.