Vế đối nổi tiếng và cái chết tức tưởi của Ngô Thì Nhậm - danh sĩ lỗi lạc "vị dân, không vị danh"

Danh sĩ lỗi lạc Ngô Thì Nhậm là người thức thời nhưng kiên định. Thức thời trong cách xử thế, kiên định trong việc đi tới mục tiêu chính nghĩa của đời mình. Nhưng buồn thay, con người tài hoa ấy lại phải gánh chịu cái chết nghiệt ngã...

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Ngô Thì Nhậm - danh sĩ "con nhà tông"

Ngô gia văn phái ở làng Tả Thanh Oai (làng tó, thuộc trấn Sơn Nam, nay là huyện Thanh Trì, Hà Nội) nức tiếng bốn phương về tri thức và sự thành đạt với 11 người đỗ tiến sĩ. Cũng bởi vậy mà dân gian thời ấy có lời truyền tụng: "Họ Ngô một bồ tiến sĩ".

Cụ Đan Nhạc Ngô Trân - cụ nội của Ngô Thì Nhậm từng được coi là 1 trong "Trường An thất hổ" (bảy con hổ ở kinh thành Thăng Long) nhờ tài văn chương và đã dạy Ngô Thì Nhậm từ lúc còn để chỏm. Ông nội là thì sĩ Ngô Thì Ức  cũng được truyền tụng nhiều giai thoại nhờ hay chữ, 14 tuổi đã đỗ thứ hai kỳ thi Hương.

Cha ông - Ngô Thì Sĩ (1276 - 1780), ngoài việc được cụ Ngô Trân kèm cặp, còn được cho đi theo học những bậc danh gia ở Thăng Long thời đó. Cuối cùng cũng đỗ Tiến sĩ, làm quan khá lớn ở thời Lê Trịnh.

Ngô Thì Nhậm (hay Ngô Thời Nhiệm, 25 tháng 10 năm 1746 – 1803), tự là Hy Doãn, hiệu Đạt Hiên, về Phật học lại có đạo hiệu là Hải Lượng. Ông là một danh sĩ, nhà văn thời Hậu Lê và Tây Sơn. Ông chính là người có công giúp triều Tây Sơn đánh lui quân Thanh.

Giống như các tiền bối trong nhà, Ngô Thì Nhậm là một danh sĩ xuất sắc. Sử sách chép, nhờ truyền thống gia đình văn học và nhờ tư chất thông minh hơn người, Ngô Thì Nhậm thành công sớm. Năm 16 tuổi ông đã viết cuốn "Nhị thập tứ sử toát yếu". Năm 19 tuổi, ông đỗ đầu kỳ thi Hương. Năm 20 tuổi viết "Tứ gia thuyết phả".

Đến năm 23 tuổi (1768), ông đỗ giải Nguyên, được bổ Hiến sát phó sứ Hải Dương. Năm 26 tuổi, ông dự khảo thí ở Quốc tử giám, đỗ ưu hạng đồng thời hoàn thành "Hải đông chí lược" - một tập địa phương chí của Hải Dương.

Sang đến năm 1775, ông đỗ thứ năm hàng Tiến sĩ tam giáp, cùng khoa với Phan Huy Ích. Đạt được học vị cao nhất của thang giá trị học vấn thời đó. Ông được chúa Trịnh Sâm quý mến và nhận xét là "tài học không ở dưới người". Sau khi đỗ đạt, ông được bổ làm quan Hộ khoa cấp sự trung ở bộ Hộ dưới triều Lê - Trịnh. 

Năm 1776, ông được bổ làm Giám sát Ngự sử đài đạo Sơn Nam, sau đó thăng Ðốc đồng trấn Kinh Bắc. Năm 1778, ông vẫn giữ chức Ðốc đồng Kinh Bắc nhưng kiêm thêm chức Ðốc đồng Thái Nguyên. Khi đó cha ông làm Đốc đồng Lạng Sơn. Cha con đồng triều, nổi tiếng văn chương trong thiên hạ.

hoan-lo-hon-30-nam-lan-lon-chon-quan-truong-cua-danh-si-ngo-thi-nham-0
Tranh vẽ danh sĩ Ngô Thì Nhậm

Không phụ lòng tin tưởng của vượng thượng, Ngô Thì Nhậm dâng nhiều kế sách hay trong đạo trị nước. Trong đó có các bài biểu nổi tiếng như Giáo nghị, Pháp nghị và Chính nghị.

Sử sách bàn rằng, Ngô Thì Nhậm biết cách để làm quan nhưng không sợ mất chức. Ông biết tìm ra lối đi lên trong những rắm rối của cung đình thời Lê - Trịnh mà vẫn giữ tấm lòng hướng thiện.

Cha ông trong thư gửi cho ông đã khen: “Con ta lấy tài năng gặp được tao ngộ dị thường, lấy tâm cơ đáp ứng với ủy nhiệm khó khăn, lấy trung thành làm liều thuốc để gạt bỏ gian hiểm và làm tiêu khí lam chướng... Bậc đại trượng phu văn võ cùng đi đôi, bằng phẳng và hiểm trở coi là một: thật xứng đáng!”.

Phải nói rằng, Ngô Thì Nhậm luôn nhạy bén với đời nhưng biết cách tuân thủ theo những tiêu chí văn hóa truyền thống. Luôn hành xử theo kiểu kính trên nhường dưới nhưng không ngần ngại "bùng nổ" khi gặp sự bất công. Nho nhã, điềm đạm nhưng cũng có khi trở nên bướng bỉnh tột cùng, sẵn sàng bất chấp để đi theo con đường mà ông cho là chính đạo.

Trong Vi chí phú, Ngô Thì Nhậm viết: "Ta hãy yên tĩnh lòng ta, giữ điều ẩn ước của ta. Khi việc làm của ta thuận với mệnh trời, thì đem cả thiên hạ bắc lên cân, cũng không cho là lớn. Ta hãy giữ gìn thân ta, đi con đường rộng lớn của ta. Khi bước đi của ta hợp với “lý”, thì dù có xéo lên đuôi hổ cũng không sao cả!”.

Nhưng cách hành xử này đã dẫn ông đi qua nhiều biến cố...

Vế đối nổi tiếng và cái chết tức tưởi

Chính sử chép, năm 1788, khi Nguyễn Huệ ra bắc lần 2, ra chiếu "cầu hiền", Ngô Thì Nhậm đã đầu quân cho nhà Tây Sơn. Khi có được danh sĩ Bắc hà này, Nguyễn Huệ rất mừng, ông nói "thật là trời để dành ông cho ta vậy" và phong cho Ngô Thì Nhậm chức Tả thị lang bộ Lại, sau thăng làm thượng thư bộ Lại.

Cuối năm Mậu Thân (1788), khi 29 vạn quân Thanh vào nước ta theo lời cầu cứu của Lê Chiêu Thống với danh nghĩa "phù Lê diệt tây Sơn", Ngô Thì NHậm đã hiến kế lui binh về giữ phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn (Ninh Bình), góp phần làm nên chiến thắng của nhà tây Sơn.

hoan-lo-hon-30-nam-lan-lon-chon-quan-truong-cua-danh-si-ngo-thi-nham
Ngô Thì Nhậm chính là người hiến kế giúp nhà Tây Sơn đánh lui quân Thanh

Đến năm 1790, vua Quang Trung giao cho Ngô Thì Nhậm chức Binh bộ Thượng thư. Tuy làm việc ở bộ Binh nhưng ông là người chủ trì các chính sách và giao dịch với Trung Hoa. Ông là người đứng đầu, một trong những sứ bộ ngoại giao sang Trung Hoa. Nhưng sau khi vua Quang Trung băng hà, ông không được tin dùng và quay về nghiên cứu Phật học. 

Năm 1803, ông và một số quan lại triều Tây Sơn bị đánh bằng roi ở Văn Miếu nhưng do có mâu thuẫn với Đặng Trần Thường nên người này đã tẩm thuốc độc vào roi. Sau trận đòi đó, về nhà Ngô Thì Nhậm chết.

Nói về cái chết tức tưởi này thì phải nhắc lại mâu thuẫn giữa Ngô Thì Nhậm và Đặng Trần Hiền. Sử chép, lúc Ngô Thì Nhậm được vua Quang Trung trọng dụng thì Đặng Trần Thường đến xin Nhậm tiến cử nhưng không được, cộng với mâu thuẫn trước kia nên từ đó căm giận, nhất quyết trả thù. Thường vào Nam theo chúa Nguyễn Ánh. 

Sau khi nhà Tây Sơn sụp đổ, các võ tướng và một số quan văn bị áp giải về Hà Nội để xử phạt đánh bằng roi ở Văn Miếu. Trong số đó có Phan Huy Ích và Ngô Thì Nhậm. Chủ trì cuộc phạt đánh đòn đó là Đặng Trần Thường. Vốn có thù riêng nên Thường kiêu hãnh rã vế đối cho Nhậm:

"Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai".

(Vế đối hiểm hóc vì có 5 chữ ai và có chữ trần là tên đệm của Đặng Trần Thường).

Ngô Thì Nhậm khảng khái đáp:

"Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế".

(Vế đối lại cũng có 5 chữ thế, nói lên được hoàn cảnh và khí phách của người anh hùng. Và vế đối cũng có chữ thời là tên đệm của Ngô Thời Nhậm).

Hai câu đối nhau chan chát, cực kỳ chỉnh không sai trật một ly. Quả là lời lẽ và từ ngữ của bậc quốc sĩ, hào khí ngất trời. Bên cạnh đó cũng có thuyết nói rằng, nguyên nhân câu đối lại của Nhậm là:

"Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, dù thời thế, thế nào cũng thế".

hoặc là:

"Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế nào vẫn thế".

hoan-lo-hon-30-nam-lan-lon-chon-quan-truong-cua-danh-si-ngo-thi-nham-6
Cái chết của Ngô Thì Nhậm đến nay vẫn làm nhói lòng hậu thế (Tranh minh họa)

Nhưng dù là thuyết nào đi nữa thì qua vế đối đó cũng có thể thấy được hào khí của Ngô Thì Nhậm. Ngược lại, nghe xong câu đối, Thường bắt sửa lại "thế đành theo thế" (hay thế thời theo thế hoặc thế thì phải thế). Song Ngô Thì Nhậm dửng dưng không nói lại. Thường tức giận sai người dùng roi tẩm thuốc độc đánh ông.

Sau trận đòn đó, Phan Huy Ích còn sống nhưng Ngô Thì Nhậm bị ngấm thuốc độc vào lục phủ ngũ tạng. Biết mình không qua nổi, trước khi mất, ông đã làm bài thơ gửi Thường như sau:

"Ai tai Đặng Trần Thường

Chân như yến xử đường

Vị Ương cung cố sự

Diệc nhĩ thị thu trường".

(Nghĩa là: Thương thay Đặng Trần Thường, quyền thế lắm đấy nhưng như chim yến làm tổ trong nhà sắp cháy rồi tai ương sẽ đến. Giống như Hàn Tín giúp Hán Cao Tổ Lưu Bang rồi bị Cao Tổ giết ở Vị Ương. Kết cục của ngươi cũng thế).

Quả nhiên sau này bài thơ ứng nghiệm, Thường bị Gia Long xử tử. Xét cho cùng thì Nhậm và Thường đều là những sĩ phu Bắc hà lỗi lạc thời bấy giờ, chỉ là "vòng trần ai, ai dễ biết ai!".

Lời bàn: Cả cuộc đời của Ngô Thì Nhậm "vị dân, không vị danh". Ông giống cha mình, là người hay chữ, không thích a du theo người đời. Chính vì vậy mà hay bị thiên hạ, nhất là đám đồng liêu kém tài hơn gièm pha. Hoạn lộ hơn 30 năm lăn lộn quan trường của ông vì thế lắm thăng trầm nhưng cũng có thể coi là mỹ mãn. Cho đến những phút cuối đời, ông vẫn luôn giữ cốt cách nghệ sĩ trội hơn phẩm hạnh công thần: Thành đạt nhưng không hãnh tiến, tài cao nhưng không kiêu mạn...

Thế nhưng cũng phát xót xa cho Ngô Thì Nhậm - một con thuyền đơn lẻ. Mà điều này ông đã từng viết trong bài thơ Cô châu (Con thuyền đơn lẻ). Đay là một thời thổ lộ vừa kiêu hãnh vừa đau đớn:

“Nhân nghĩa vị cao, trung tín đà,

Niên niên phiếm tác Đẩu quang xa.

Tiên nguyên bất dụng thiên tao phóng,

Phật hải hà phương nhất diệp qua...”

(Dịch nghĩa: Nhân nghĩa làm con sào, trung tín làm bánh lái, Đóng thành một chiếc bè, hàng năm giong lên vùng sao Đẩu. Tìm nguồn Tiên lọ phải thuyền nghìn chiếc, Qua biển Phật, chỉ cần một mái này).

Với người cùng thời, ông đã là một "cô châu". Song đánh giá về ông, hậu thế chỉ có thể nói rằng, nhà văn hóa này có thể không thành công ở một giai đoạn nhưng tựu trung vẫn là thành đạt đối với muôn đời. Và hơn thế nữa, ông luôn "thành nhân" trong bất cứ thời điểm nào của cuộc đời mình, bất luận những đồn đại lắm khi ác ý và tà ý của những người hay những triều đại thù địch với tư tưởng ông theo đuổi. Bởi lẽ, ông là người thức thời nhưng kiên định. Thức thời trong cách xử thế, kiên định trong việc đi tới mục tiêu chính nghĩa của đời mình.

Xem thêm: Nỗi oan thấu trời của danh sĩ đại thần Phan Thanh Giản

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Việc bậc đế vương thừa nhận sai lầm của bản thân, công khai xin lỗi đại thần và bá tánh là chuyện vô cùng hiếm có.

Vua xuống chiếu xin lỗi đại thần và bá tánh, chuyện tưởng như đùa này từng 3 lần xảy ra trong sử Việt
0 Bình luận

Nguyễn Văn Tuyết (Đô đốc Tuyết) là 1 danh tướng trong Tây Sơn thất hổ tướng. Tuy nhiên, trước khi phụng sự nhà Tây Sơn, ông từng lên kế hoạch động trời nhắm vào chúa Nguyễn.

Chuyện về Nguyễn Văn Tuyết: Chưa làm đô đốc Tây Sơn đã làm chuyện động trời nhắm vào chúa Nguyễn để thị uy
0 Bình luận

Đô đốc Nguyễn Văn Lộc là 1 trong 7 hổ tiếng nhà Tây Sơn có nhiều chiến công hiển hách. Ông chính là đánh bại viên tướng khét tiếng của Nguyễn Ánh ở đất Tây Sơn.

Hổ tướng nhà Tây Sơn nào khiến viên tướng khét tiếng của Nguyễn Ánh đại bại?
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Ấm lòng tiệm mì 1K giữa Sài Gòn đắt đỏ: Tình người vẫn luôn hiện hữu

Cứ chập tối, tấm biển với dòng chữ “Tiệm mì 1K” trên đường Phạm Văn Đồng (TP. Thủ Đức, TP.HCM) lại sáng đèn, thu hút sự chú ý của dòng người đi đường.

Hải An
Hải An 17 giờ trước
Tình mẫu tử thiêng liêng: Mẹ hiến thận cứu con gái khỏi bờ vực tử thần

Thấy con gái 27 tuổi suy thận giai đoạn cuối, sức khỏe ngày một suy yếu, có thể mất mạng bất cứ lúc nào, người mẹ 50 tuổi đã không ngại ngần hiến thận cứu con.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Bất chấp hiểm nguy, cha nhảy xuống giếng sâu 35 cứu con gái 9 tuổi

Trong lúc chơi đùa, bé gái 9 tuổi không may rơi xuống giếng sâu 35m, biết tin người cha không ngần ngại lao mình xuống giếng sâu 35m để cứu con.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Nam sinh 18 tuổi bỏ thi để cứu bạn bị đau tim: “Thi cử có thể chờ, mạng sống thì không”

Câu chuyện nam sinh Trung Quốc bỏ lỡ kỳ thi quan trọng vì cứu bạn học bị đau tim đang gây sốt mạng xã hội vì hành động dũng cảm và phẩm chất tốt đẹp.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
TP.HCM mở lớp học bơi miễn phí cho người dân

Bắt đầu từ tháng 5 này, Trung tâm Thể thao dưới nước TP.HCM sẽ bắt đầu mở các lớp học bơi cơ bản miễn phí cho người dân thành phố.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Học sinh Việt Nam xuất sắc giành huy chương vàng tại 'kỳ thi Hóa học khó nhất hành tinh”

Cả 4 học sinh Việt Nam tham dự Kỳ thi Olympic Hóa học Quốc tế Mendeleev năm nay đều đạt huy chương, gồm 2 huy chương Vàng và 2 huy chương Bạc.

Thanh Tú
Thanh Tú 7 ngày trước
Không nhà, không người thân cụ bà 30 năm sống dưới gầm cầu thang vẫn dang tay với người lạ

Suốt 3 thập kỷ sống dưới gầm cầu thang, cụ bà Nguyễn Thị Sang (79 tuổi, TPHCM) vẫn sẵn sàng mở lòng, cưu mang người xa lạ. Giữa phố thị tấp nập, đâu đó vẫn có những mảnh đời nương tựa nhau bằng nghĩa tình vô giá!

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Hành động ấm lòng của hai thực tập sinh khi thấy bà cụ U80 đưa em gái 69 tuổi vào viện khám

“Gặp tôi, bà Húng giọng run run, hai hàng nước mắt chực trào nói “bác ơi, bác cứu lấy em tôi. Nó khó thở. Tôi thương nó quá”. Giây phút ấy tôi rất xúc động”, nam thực tập sinh chia sẻ.

Thanh Tú
Thanh Tú 14/05
Cụ bà U90 11 năm miệt mài nấu cháo tặng cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn

Hơn 10 năm nay, đã có hàng ngàn suất cháo được cụ Chu Thị Lương (81 tuổi, ngụ TT.Cẩm Xuyên, H.Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) trao đến tay những người có hoàn cảnh khó khăn.

Hải An
Hải An 14/05
Ấm lòng nghĩa đồng bào với hơn 1.700 “bữa cơm đoàn kết” mừng ngày giải phóng Hải Phòng

Những ngày này, khắp các thôn, tổ dân phố, đâu đâu cũng rộn ràng “bữa cơm đoàn kết” được người dân Hải Phòng tổ chức để chào mừng 70 năm ngày giải phóng thành phố.

Thanh Tú
Thanh Tú 13/05
Người hùng giữa đời thực: Bác sĩ kịp thời cứu cô gái bị tai nạn, nằm co giật trên đường

Trên đường về nhà, bác sĩ Phạm Tiến Mạnh vô tình nhìn thấy một cô gái bị tai nạn giao thông, nằm trên đường trong tình trạng tay chân co quắp, sùi bọt mép nên vội vã xuống hỗ trợ.

Hải An
Hải An 13/05
Kịp thời cứu người phụ nữ mang thai 8 tháng rơi xuống giếng sâu 20m

Người phụ nữ mang thai ở tháng 8 thai kỳ không may rơi xuống giếng sâu 20m trong khi đi mua đồ cho gia đình, may mắn được Công an tỉnh Tây Ninh ứng cứu kịp thời.

“10 năm cõng bạn” – khoảnh khắc đẹp nhất tại lễ tốt nghiệp Đại học Bách Khoa

Ngô Văn Hiếu- nhân vật chính trong câu chuyện từng gây xúc động "10 năm cõng bạn" đến trường, tiếp tục lay động nhiều người khi vượt gần 100km, từ Thái Bình lên Hà Nội để cõng người bạn thân lên sân khấu ĐH Bách khoa nhận bằng tốt nghiệp.

Hải An
Hải An 12/05
Chiếc ốp điện thoại đẹp nhất của bố: “Con yêu bố lắm”

Chiếc ốp ấy có thể không phải là món đồ đắt tiền, không hợp thời hay sang trọng. Nhưng chắc chắn, với người bố ấy đó là chiếc ốp điện thoại đẹp nhất trên đời.

Người dân Nghệ An chung tay “giải cứu” hỗ trợ xe chở dưa hấu bị lật

Sáng ngày 10/5, tại TP Vinh (Nghệ An) người dân cùng nhau hỗ trợ, mua giúp dưa hấu cho tài xế xe tải sau va chạm với ô tô khách, khiến một tấn dưa hấu đổ tràn ra đường.

PC Right 1 GIF
Đề xuất