Hiểu về chữ duyên theo lời Phật dạy để tự răn mình
Lắng nghe lời Phật dạy về chữ duyên giúp chúng ta hiểu rằng, những mối nhân duyên là nghiệp của mình tạo ra ở kiếp trước nên mình phải trả. Từ đó tự răn mình sống có tâm có đức.

Ngay từ bây giờ, chúng ta phải biết tu tập lấy tâm từ bi hóa giải nghiệp chướng do đó mới mong thoát khỏi luân hồi duyên nợ.
Đừng trách, đừng buồn, đừng thở than
Đừng hờn, đừng giận, đừng ngỡ ngàng
Nhẹ nhàng chấp nhận điều ngang trái
Oán hận làm chi chuyện bẽ bàng.
Sự đời sóng gió chuyện thường thôi
Phật pháp ít nhiều đã hiểu rồi
Chấp chứa trong lòng chi để khổ
Xả đi quá khứ việc xa xôi.

Kém phước, hết duyên vậy đó mà
Tạo thêm duyên phước đừng lo xa
Đâu ai rảnh rỗi ban và giáng
Nghiệp quả chính mình nên nhận ra.
Đủ duyên, đủ phước, đủ tài tình
Đủ đức, đủ từ, đủ trí minh
Tự tại thản nhiên chấp nhận hết
Khổ đau, hạnh phúc tự nơi mình.
Ai đến, ai đi, không cưỡng cầu.
Ai mong, ai nhớ, không chờ mong
Ai khóc, ai cười, đừng phiền muộn
Ai lừa dối, ai quay lưng, đừng gục ngã...
Như vậy chúng ta phải tu tập ngay từ kiếp này, giây phút này đừng để chậm hơn, để chúng ta có cuộc sống an lạc tương ứng. Có thể duyên đó đến trong giây lát rồi biến mất và cũng có thể duyên đó tồn tại mãi mãi đến kiếp sau vì trong duyên đó còn có nợ. Nhưng còn nợ của duyên thì phải trả, không trả thì còn nghiệp mà còn nghiệp thì không thể giải thoát.
Xem thêm: Người sáng tạo ra đạo Phật là ai?
Đọc thêm
Ở Việt Nam chúng ta hiện có hai truyền thống Phật giáo chính là Phật giáo Bắc Tông và Phật giáo Nam Tông. Mỗi hệ phái lại có truyền thống an cư kiết hạ khác nhau.
Lễ trao giải chung kết cuộc thi Đạo Phật trong trái tim tôi đã được tổ chức sáng nay ngày 24/5 nhằm kỷ niệm ngày Đức Phật đản sinh và Bồ tát Thích Quảng Đức.
Phóng sinh là một hành động đẹp, thường được làm vào dịp lễ Tết, mùng 1 hay rằm. Vậy văn phóng sinh chuẩn theo đạo Phật ra sao?