Người sáng tạo ra đạo Phật là ai?

Đạo Phật là một tôn giáo khá phổ biến ở Việt Nam, với nhiều đệ tử tu hành. Vậy người sáng tạo ra đạo Phật là ai?

Chi Nguyễn
15:15 11/05/2023 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Người sáng tạo ra đạo Phật là ai?

Người sáng tạo ra đạo Phật, hay còn gọi là Phật giáo là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni Buddha).

Siddhārtha Gautama (सिद्धार्थ गौतम,), theo phiên âm Hán Việt là Tất-đạt-đa Cồ-đàm, còn được biết đến là Phật, Phật Tổ, Đức Thế Tôn hoặc Đức Phật. Tất-đạt-đa có nghĩa là Nhất thiết nghĩa thành (一切義成), Thành tựu chúng sinh (成就眾生, dịch từ dạng dài của tên Phạn ngữ là Sarvārthasiddha). Ngài là nhà tu hành, nhà truyền giáo, nhà thuyết giảng, nhà triết học và đạo sư sống ở Ấn Độ cổ đại, là người sáng tạo ra đạo Phật.

Bối cảnh và gia thế Đức Phật

Dù có nhiều nghi vấn trước đây, nhưng nhờ các khám phá khảo cổ vào đầu thế kỷ 20, các học giả đã công nhận Đức Phật là một nhân vật có thật.

nguoi-sang-tao-ra-dao-phat-la-ai

Cha Ngài là vua Tịnh-phạn (Suddhodana), người đứng đầu tiểu quốc Thích-ca (Shakya), một tiểu quốc nằm ở vùng biên giới Ấn Độ - Nepal ngày nay, có kinh đô là Ca-tỳ-la-vệ (Kapilavastu). Mẹ Ngài là hoàng hậu Ma-da (Maya), người tiểu quốc Koli láng giềng. Bản thân Đức Phật vốn là một thái tử thuộc vương tộc Gautama của tiểu quốc Shakya ở vùng Kapilavastu. 

Tương truyền, ngài được sinh ra tại vườn Lumbini (tức Lâm Tì Ni), gần vương quốc Nepal, dưới chân dãy núi Himalaya. Theo các kinh điển Phật giáo, ngay từ lúc sinh ra, ông đã có đầy đủ tướng tốt (Ba mươi hai tướng tốt). Tên được chọn là Tất-Đạt-Đa (Siddhartha) có nghĩa là "người thành đạt mọi nguyện vọng". Dù vậy, Ngài đã sớm từ bỏ cuộc sống vinh hoa phú quý để đi tìm chánh đạo.

Các học giả công nhận Đức Phật đã sống và truyền dạy giáo lý trong thời Mahajanapada dưới thời cai trị của vua Tần-bà-sa-la (Bimbisāra) (558 - 491 TCN) và qua đời trong thời gian đầu của triều đại A-xà-thế (Ajātaśatru), người kế thừa của Tần-bà-sa-la.

nguoi-sang-tao-ra-dao-phat-la-ai

Do lời tiên đoán rằng thái tử sẽ bỏ đi tu hành "sau khi thấy một người già, một người bệnh, một xác chết và một Sa môn" ở bốn cửa thành đông-tây-nam-bắc nên vua Tịnh-phạn tìm đủ mọi cách cho Tất-đạt-đa hưởng đầy đủ lạc thú trong hoàng cung, không bao giờ phải nhìn thấy các cảnh khổ đau, bệnh hoạn, già chết ở đời.

Dù vậy, thái tử Tất-đạt-đa vẫn một lòng quyết tâm muốn xuất gia. Theo mô tả của các kinh điển Phật giáo, các dục lạc cũng không thể giữ chân Tất-đạt-đa. Do nhân duyên không thể tránh khỏi, sau bốn lần ra bốn cửa thành và thấy cảnh người già, người bệnh, người chết và một vị tu sĩ, thái tử Tất-đạt-đa phát tâm tu hành. Rồi trong một đêm, ông lặng lẽ từ biệt hoàng cung, quyết định sống cảnh không nhà của một tu sĩ.

Đắc đạo và giác ngộ

Ở tuổi 35, Tất-đạt-đa đã đạt tới giác ngộ, trở thành Phật toàn giác, là bậc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác (anuttara samma sambodhi), là đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni) với Thập hiệu:

nguoi-sang-tao-ra-dao-phat-la-ai
  • Như Lai (如來) (tathāgata), là "Người đã đến như thế" hoặc "Người đã đến từ cõi Chân như"; tuệ giác của Đức Phật như Mặt Trời soi sáng khắp thế gian, xóa tan đêm tối vô minh.
  • Ứng Cúng (應供) (arahant), dịch nghĩa là A La Hán, là "Người đáng được cúng dường", đáng được tôn kính.
  • Chánh Biến Tri­ (正遍知)(samyaksaṃbuddha), dịch theo âm là Tam-miệu-tam-phật-đà, là "Người hiểu biết đúng tất cả các pháp".
  • Minh Hạnh Túc (明行足) (vidyācaraṇasaṃpanna), nghĩa là "Người có đủ trí huệ và đức hạnh", tức là có đầy đủ tam minh (Túc Mạng Minh, Thiên Nhãn Minh, Lậu Tận Minh) và ngũ hạnh (Thánh Hạnh, Phạm Hạnh, Thiên Hạnh, Anh Nhi Hạnh, Bệnh Hạnh).
  • Thiện Thệ (善逝) (sugata), là "Người đã đi một cách tốt đẹp".
  • Thế Gian Giải (世間解) (lokavid), là "Người đã thấu hiểu thế giới".
  • Vô Thượng sĩ (無上士) (anuttarapuruṣa), là "bậc tu hành tối cao, không ai vượt qua".
  • Điều Ngự Trượng Phu (調御大丈夫) (puruṣadamyasārathi), nghĩa là "Người đã chế ngự được bản ngã và nhân loại", có khả năng điều phục những người hiền và ngự phục những kẻ ác theo về chính đạo.Thiên Nhân Sư (天人師) (devamanuṣyānāṃ śāstṛ), là "Bậc thầy của cõi người và cõi trời".
  • Phật Thế Tôn (佛世尊) (buddhalokanātha, buddhalokajyeṣṭha, bhagavān), là "Bậc giác ngộ được thế gian tôn kính".

Từ thời điểm đó, Siddhārtha biết mình là Phật, là một bậc Giác ngộ, và biết rằng mình sẽ không còn tái sinh một lần nào nữa. Tất-đạt-đa lúc đó biết rằng kinh nghiệm giác ngộ của mình không thể dùng ngôn từ hay bất cứ một cách nào khác để truyền đạt, cũng như ông thấy con người đã bị áp đảo bởi vô minh, tham lam và thù hận nên họ rất khó có thể nhận ra "con đường giác ngộ", vốn rất sâu sắc và khó nắm bắt. Do đó, ông ngồi yên lặng quán chiếu tâm chúng sinh dưới gốc Bồ-đề thêm 7 tuần lễ nữa.

nguoi-sang-tao-ra-dao-phat-la-ai

Về sau, có vị thiên vương Phạm Thiên là Sahampati đã tới thỉnh cầu Ngài hoằng dương chánh pháp. Ông sử dụng Thiên nhãn và nhận thấy một số chúng sinh có duyên lành với ông có thể được hóa độ và trở thành những bậc Thánh. Với lòng thương yêu chúng sinh, Ông chấm dứt sự yên lặng và quyết định chuyển Pháp Luân, dựa vào căn cơ của chúng sinh để thuyết Pháp cứu độ. Từ đó ông có danh hiệu Thích Ca Mâu Ni ( Shakyamuni) — "Trí giả của dòng dõi Thích-ca".

Nhập Niết bàn

Trong kinh điển Pali, Phật Thích Ca tại thế tám mươi năm. Tuy trải qua suốt phần đời còn lại - 45 năm đi giảng dạy, nhưng ông lại lưu ý với các đệ tử rằng: Đối với chân lý, Như Lai chưa từng nói lời nào. Ý nghĩa của câu này là: giáo pháp của Phật là một phương tiện để người tu hành đạt tới giác ngộ chân lý, chứ chính nó không thể mô tả hoàn toàn chân lý. 

nguoi-sang-tao-ra-dao-phat-la-ai

Trước khi qua đời, Tất-đạt-đa tạo điều kiện cho các tỳ-kheo cơ hội cuối cùng để chất vấn hay hỏi đáp nếu như có những vấn đề hay những điểm nào còn chưa sáng tỏ có thể đưa đến các kiến giải khác nhau về sau, các vị đã im lặng vì thương Thế Tôn đang rất yếu. Lời dạy cuối cùng của ông: "Tất cả các pháp hữu vi đều vô thường, chịu biến hoại, hãy tinh tấn tu học!".

Theo các Phật tử, ông đã nhập Niết-bàn thông qua các mức thiền định, một trạng thái giải thoát hoàn toàn khổ đau của cuộc sống. Mặc dù cuộc đời Thái tử Tất-đạt-đa có nhiều huyền thoại bao phủ nhưng các nhà khảo cổ học và nhân chủng học - vốn hay có nhiều hoài nghi và thành kiến - cũng đều nhất trí công nhận ông là một nhân vật lịch sử có thật và là người đã sáng lập ra đạo Phật.

Tổng hợp

Xem thêm: Trên đời này thứ gì là khó được nhất?" - Câu chuyện Phật gia giúp bạn ngộ ra chân lý sống

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận