Chàng trai 2 lần vượt "cửa tử" ở tuổi 25 và chuỗi hành động ý nghĩa giữa mùa dịch COVID-19

Sau 2 lần vượt qua "cửa tử", mất hoàn toàn đôi chân ở tuổi 25 nhưng Tạ Đình Khánh vẫn khiến mọi người ngưỡng mộ bởi suy nghĩ tích cực. Khi dịch bệnh bùng phát anh lại có hành trình đầy nhân văn.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Hai lần vượt "cửa tử" ở tuổi 25

Tô Đình Khánh (28 tuổi, quê ở Đắk Lắk) từng là một anh chàng điển trai, hoạt ngôn, chăm chỉ bán hàng online, theo đuổi ước mơ kinh doanh. Khánh có 1 tương lai đầy tươi sáng phía trước.

Vào năm 2018, Khánh cùng bạn gái thuê một cửa hàng, dự định kinh doanh quần áo, thời trang. Nhưng trớ trêu tha, đúng ngày bắt đầu chuẩn bị khai trương thì cũng là lúc biến cố ập đến. Đó là 1 chiều cuối tháng 4, khi cùng mọi người dọn dẹp để bày hàng lên, bỗng dưng chân anh mỏi rã rời, cảm giác như không còn sức. Ngồi nghỉ 1 lúc vẫn không đỡ nên Khánh nhờ người chở về nhà trọ.

hanh-trinh-trao-y-nghia-giua-mua-dich-cua-anh-chang-2-lan-vuot-cua-tu-6
Khánh từng là một anh chàng điển trai, có nhiều mơ ước

Ngôi ở nhà, cơn đau nhức lan rộng, đôi chân dần chuyển sang màu tái nhợt. Khánh lo lắng nên nhờ 2 em trai đưa đi khám. Sau khi đi 2 bệnh viện ở gần nhà nhưng không chẩn đoán ra bệnh, trong khi tình trạng mỗi lúc lại nặng hơn, Khánh quyết định lên Bệnh viện Chợ Rẫy. Song khi đó bệnh viện quá tải, anh phải ngồi cơ đến tối mới được tiếp nhận.

“Máu không thể lưu thông khiến hai chân mình dần tím tái, tê cứng và đau khủng khiếp, tưởng chừng như chúng sắp nổ tung ra”, Khánh nhớ lại.

Đến 2h sáng, bác sĩ kết luận bị tắc nghẽn mạch máu ở bụng khiến máu không xuống được tới chân phải, phải cưa chân thì mới có thể giữ được mạng sống. Lúc đó, Khánh chỉ nghĩ, miễn có thể sống được thì dù mất hai chân sau này vẫn lắp lại chân giả được.

Khánh nói với 2 người em gọi điện báo cho cha mẹ rồi ký giấy làm phẫu thuật. Thậm chí Khánh còn xác định có thể sẽ không qua khỏi. Khánh dặn dò hai em, nếu anh có mệnh hệ gì thì 2 em phải yêu thương, bảo ban nhau làm ăn, chăm lo cho cha mẹ.

hanh-trinh-trao-y-nghia-giua-mua-dich-cua-anh-chang-2-lan-vuot-cua-tu-8
Những ngày sau phẫu thuật là những ngày khó khăn nhất với Khánh

Còn ba mẹ khánh, khi nghe tin con sắp phải bước vào một cuộc đại phẫu tỷ lệ sống sót 50/50, ba mẹ Khánh bàng hoàng, tức tốc bắt xe vào TP Hồ Chí Minh. Trên đường đi họ chỉ biết cầu nguyện cho con trai gặp may mắn, vượt qua cuộc đại phẫu thuận lợi.

6h sáng, ca mổ bắt đầu, Sau đó bao lâu thì tỉnh lại, Khánh không nhớ rõ.Anh đưa tay sờ xuống chân, chỉ còn cục bông tròn lắn. Mới 6 tiếng trước, Khánh vẫn còn đôi chân lằn lặn, mà giờ đã trở thành người khuyết tật.

“Quanh người chằng chịt dây nhợ, tay bị cột, miệng bị nhét khăn. Ngày thứ 3 sau mổ, mình mới được gặp người thân. Họ đến rất đông, không ai cười, nhưng không ai dám khóc. Đến lúc một thằng bạn thân ôm mình, bật lên nức nở, mình mới vỡ òa... Cả phòng bệnh khóc không ngừng...”, Khánh kể.

Thế nhưng mọi chuyện chưa kết thúc, chỉ 3 ngày sau, bác sĩ thông báo vết thương bị hoại tử, bệnh nhân phải cắt tiếp chân còn lại, tháo lên đến khớp háng. Đối diện với cuộc phẫu thuật khó khăn, bác sĩ dặn gia đình chuẩn bị tâm lý cho trường hợp xấu nhất. Mẹ Khánh vội vã về phòng trọ gom đồ đạc của con, nghĩ cả chuyện lo hậu sự cho con trai mới 25 xuân xanh.

hanh-trinh-trao-y-nghia-giua-mua-dich-cua-anh-chang-2-lan-vuot-cua-tu-18
Lần đầu tiên Khánh đón sinh nhật trong bệnh viện

Bước vào phòng phẫu thuật lần thứ 2, Khánh kiệt sức, anh không hy vọng mình còn sống sót được nữa. Cha ký vào giấy phẫu thuật. Trước khi chiếc xe đẩy Khánh vào phòng mổ, mẹ ghé sát tai con trai tha thiết: "Con cố gắng rồi ra với mẹ và mọi người".

Nghe câu nói ấy, anh tự nhủ nhất định phải quyết tâm để được gặp lại gia đình.

“Lần đó, không ai dám nghĩ mình sống được. Sau 2 tháng phẫu thuật, bác sĩ vẫn chưa dám nói liệu mình có qua được hay không, bởi sức khỏe suy kiệt và nhiều biến chứng có thể xảy ra”, khi nghĩ lại, Khánh vẫn nghĩ việc sống sót của anh là điều gì đó vừa may mắn, vừa kỳ diệu.

Vực dậy từ biến cố kinh hoàng

Trải qua 2 lần đại phẫu, Khánh tiếp tục nằm viện Chợ Rẫy để điều trị. Những ngày tháng ấy, cả gia đình thay phiên chăm sóc Khánh. Khánh không dám khóc vì sợ mọi người khóc theo. Nhìn cha mẹ và 2 đứa em gầy rộc đi, mắt thâm quầng, lòng Khánh lại quặn thắt.

"Cả nhà cứ thế thay nhau chăm sóc tôi. Cứ 1 hôm là 2 người ở cạnh tôi, tối thì trải chiếu ra nằm dưới đất. Lúc đó tôi thật sự rất đau lòng khi thấy cảnh ba mẹ và mọi người vất vả vì mình quá nhiều rồi. Tôi lại cảm thấy tôi thật sự vô dụng, chỉ toàn làm khổ mọi người và tôi cũng đã nghĩ đến chuyện tự tử.

Lúc đó, đối với tôi, cái chết nó nhẹ tựa lông hồng vậy. Tôi đã từng nghĩ hay là rút mấy cái dây này là chết được liền. Nhưng rồi tôi chẳng làm được vì tôi còn nợ mọi người quá nhiều thứ", Khánh nhớ lại.

hanh-trinh-trao-y-nghia-giua-mua-dich-cua-anh-chang-2-lan-vuot-cua-tu-0
Giọt nước mắt của cha đã giúp Khánh vực dậy tinh thần

Sau 4 tháng nằm viện, Khánh được chuyển sang điều trị tại Bệnh viện Phục hồi chức năng quận 8. Khi lớp da cũ ở vết thương bị chai, bác sĩ phải cạo bỏ để thịt mới được tái tạo mới có thể tiến hành ghép da. Đó là những ngày nhiều đau đớn nhất, cạo vết thương mà không có thuốc tê, nghĩ lại Khánh vẫn nổi da gà. Khánh cắn chặt môi chịu đau, không rơi nước mắt để cha mẹ không phải lo lắng. Với Khánh, gia đình là điểm tựa, là động lực để vực dậy tinh thần trong những ngày khó khăn. 

Sau 2 tháng phục hồi chức năng, Khánh được bác sĩ cho về nhà để đỡ tiền viện phí. Sau này Khánh kể lại, tiền điều trị lên tới cả tỷ đồng, trong khi kinh tế gia đình không hề dư giả. Khánh cảm thấy may mắn vì có bạn bè và các mạnh thường quyên giúp đỡ về vật chất. Nhờ vậy, cha mẹ không phải bán đi căn nhà ở quê.

Đang từ thanh niên khỏe mạnh trở thành người khuyết tật, bao ước mơ ấp ủ bấy lâu tan thành mây khói. Ban đầu Khánh cũng ngột ngạt, căng thẳng, chán nản, cáu bẳn với gia đình. Tết năm 2019 là cái Tết buồn nhất của Khánh và gia đình. Đúng giao thừa, cha chuẩn bị thắp hương cúng thì ông bật khóc, cả nhà cũng khóc theo.

"Tôi hiểu được mọi người rất buồn và đau lòng khi thấy mình bị như vậy. Tôi hiểu nếu mình tiếp tục buồn chán và nằm lì một chỗ chắc chắn gia đình mình sẽ đau buồn theo. Bởi vậy, tôi quyết định phải thay đổi cuộc sống của mình, như vậy gia đình mới tốt lên được", Khánh kể lại.

hanh-trinh-trao-y-nghia-giua-mua-dich-cua-anh-chang-2-lan-vuot-cua-tu
Khánh sống có ý nghĩa hơn, bắt đầu tự làm việc, tự chăm sóc bản thân

Lúc này, Khánh bắt đầu tập ngồi, tập đi bằng 2 tay và tự lo sinh hoạt cá nhân. Khánh gom tiền mua 1 chiếc xe lăn chạy bằng điện, giúp anh thuận tiện trong việc di chuyển và không cần nhờ vả mọi người nhiều. Anh cũng mở lòng hơn, gặp gỡ bạn bè nhiều hơn, các suy nghĩ tiêu cực dần biến mất.

Tháng 12/2019, Khánh mua vé tham dự diễn thuyết của Nick Vujicic và bắt xe đến một hội trường lớn ở quận Gò Vấp để nghe Nick diễn thuyết. Được gặp gỡ và nói chuyện trực tiếp với Nick đã giúp Khánh nhận ra nhiều điều.

"Cuộc trò chuyện với Nick đã giúp tôi nhận ra người khuyết tật không phải là những người tàn phế của xã hội, người khuyết tật vẫn có thể sống cuộc sống hạnh phúc khi họ biết cố gắng và thay đổi. Nick đã nói với tôi, tôi có thể làm được như anh ấy, chỉ cần tôi tự tin và cố gắng vươn lên để thay đổi cuộc sống", Khánh kể lại.

Cuộc gặp gỡ ấy càng tiếp thêm động lực và niềm tin vào cuộc sống cho Khánh. Anh nhận ra bản thân đang sống nghĩ là đang hạnh phúc rồi. 

hanh-trinh-trao-y-nghia-giua-mua-dich-cua-anh-chang-2-lan-vuot-cua-tu-3
Cuộc gặp gỡ này đã thay đổi suy nghĩ và hành trình tương lai của Khánh

"Cuộc đời vô thường lắm, tuy dài đấy nhưng mà ngắn đấy. Vì thế chúng ta hãy cảm ơn những gì đang diễn ra trong cuộc sống này. Hãy cảm ơn ngay cả khi số phận mình đen đủi nhất, hãy cảm ơn tất cả mọi thứ, hãy cảm ơn những giọt nước mắt đau khổ của bạn bởi vì khi bạn còn khóc là bạn còn sống. Mà bạn đang được sống có nghĩa là bạn đang rất hạnh phúc rồi", Khánh chia sẻ.

Cũng từ đó, cuộc sống của Khánh dần tốt hơn. Anh tiếp tục công việc bán hàng online để có thu nhập. Khánh cũng lập kênh Youtube cá nhân để chia sẻ về biến cố cuộc đời, truyền cảm hứng cho cộng đồng.

"Kênh YouTube là nơi để tôi có thể truyền những thông điệp tích cực đến với mọi người, đặc biệt là những người có hoàn cảnh giống như mình, để họ có thể nhìn thấy một người khuyết tật vẫn làm được những điều như người bình thường. Đây cũng là nơi để tôi và những người yêu thương mình gần nhau hơn, là nơi tôi có thể kết nối được rất nhiều người trên thế giới nữa", Khánh chia sẻ.

Khánh cũng tự học cách cắt ghép, chỉnh sửa các video trước khi đăng tải lên mạng xã hội. Hiện tại kênh YouTube của anh đã có hơn 50 nghìn người theo dõi.

Trao yêu thương giữa mùa dịch

Trên trang facebook cá nhân của mình, Khánh thường xuyên cập nhập các chương trình thiện nguyện, đặc biệt là các hoạt động giúp đỡ người khó khăn giữa đại dịch COVID-19. Trước đây, khi Khánh gặp biến cố, kinh tế gia đình khó khăn nên đã nhận được sự giúp đỡ của các mạnh thường quân. Giờ đây, khi cuộc sống ổn định, Khánh cũng mong muốn được san sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn, đó cũng là 1 cách để anh báo đáp cuộc đời.

hanh-trinh-trao-y-nghia-giua-mua-dich-cua-anh-chang-2-lan-vuot-cua-tu-1

"Khi còn nằm viện tôi đã tâm nguyện rằng, sau này mình khỏe lại và có cuộc sống ổn định thì mình muốn được làm công việc thiện nguyện để giúp lại những người khó khăn khác.

Hơn ai hết, tôi hiểu được cảm giác khi mình đang khó khăn nhất mà nhận được những sự chia sẻ thì sẽ có thêm niềm tin và động lực để vượt qua. Tôi kêu gọi sự chung tay của bạn bè và những người quen biết trên mạng xã hội, ai cũng tin tưởng mình nên tôi cũng giúp đỡ được một số hoàn cảnh khó khăn mà tôi biết", Khánh cho biết.

hanh-trinh-trao-y-nghia-giua-mua-dich-cua-anh-chang-2-lan-vuot-cua-tu-4
Khánh rất tích cực làm từ thiện

Kể từ đầu năm 2021, Khánh đã thành lập quỹ thiện nguyện để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. Thời gian qua, dịch COVID-19 bùng phát ở Sài Gòn nên Khánh đã kêu gọi bạn bè trao tặng các phần quà đến người gặp khó khăn. 

"Trong tháng 8 vừa qua, tôi có làm 2 đợt quà để gửi tặng bà con đang gặp khó khăn tại Sài Gòn, đợt 1 là 150 phần quà, và đợt 2 là cuối tháng 8 vừa rồi, cũng làm 150 phần quà và tiền mặt gửi đến gần 120 hộ gia đình ở xa gặp khó khăn mà không gửi quà đến được", Khánh cho biết.

hanh-trinh-trao-y-nghia-giua-mua-dich-cua-anh-chang-2-lan-vuot-cua-tu-19
Tự tay chuẩn bị quà cho người dân gặp khó khăn trong đợi dịch COVID-19 này

Ở thời điểm hiện tại, Khánh đã trở thành một người đàn ông chín chắn, một người sống có mục đích, lý tưởng. Khánh cũng nhận lời tham dự một số sự kiện truyền thông để truyền động lực, cảm hứng cho cộng đồng.

Khánh cũng không ngừng học tập, cố gắng rèn luyện bản thân để trở thành người truyền cảm hứng. Khánh hy vọng sẽ làm được nhiều hơn nữa cho cộng đồng dù đã mất đi đôi chân.

Xem thêm: Nghị lực phi thường của người đàn ông bại não khởi nghiệp thành công, trở thành triệu phú tự thân

Đọc thêm

Cuộc sống của Tiến Anh nằm gọi trong đôi chân gầy gò nhưng vô cùng linh hoạt. Tiến Anh còn sử dụng đôi chân của mình để vẽ ra những bức tranh đẹp, nuôi ước mơ trở thành họa sĩ để kiếm tiền chăm sóc mẹ.

Nghị lực phi thường của cậu bé 'chim cánh cụt' vẽ ước mơ bằng đôi chân diệu kỳ
0 Bình luận

Khi chia sẻ câu chuyện và tình yêu và nghị lực vượt trở thành nghệ sĩ múa không chân, Jen Bricker muốn truyền cảm hứng sống mạnh mẽ cho những người cùng cảnh ngộ.

Thông điệp truyền cảm hứng từ câu chuyện tình yêu và nghị lực phi thường của nghệ sĩ múa không chân
0 Bình luận

Cặp sinh đôi dính liền "1 thể xác, 2 linh hồn" từ lâu đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều người. Và giờ đây, điều họ mong mỏi nhiều nhất "ngôi nhà và những đứa trẻ".

Nghị lực phi thường của song sinh đôi dính liền '1 thể xác, 2 linh hồn' và ước mơ gặp được 2 chàng trai để yêu
0 Bình luận


Bài mới

Bác sĩ Nguyễn Hữu Trọng – Một đời tài hoa nhưng duyên tình lận đận

Bác sĩ Nguyễn Hữu Trọng không chỉ được biết đến bởi sự nghiệp, tài hoa, công việc kinh doanh rực rỡ mà còn bởi những mối tình trắc trở trong đời. Dẫu vậy, ông vẫn luôn tin yêu cuộc đời, sống viên mãn bên người vợ kém 53 tuổi và chứng minh tình yêu cổ tích trên đời là có thật.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 22 giờ trước
Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

Đề xuất