Gợi ý đáp án đề thi Ngữ văn vào 10 tỉnh Quảng Bình

Các bạn học sinh có thể so sánh kết quả của mình với đáp án gợi ý này để xem mình đã làm như thế nào nhé.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1: Đoạn trích trên được viết theo thể thơ lục bát.

Câu 2: Các từ láy có trong đoạn trích: líu ríu, ngẩn ngơ.

Câu 3: Tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa:

- Tăng sức gợi hình, gợi tả cho cảnh vật, giúp hình ảnh được miêu tả sinh động như con người => thổi hồn vào thiên nhiên.

- Qua câu thơ cũng cho thấy sự tinh tế, óc quan sát tưởng tượng phong phú của tác giả, từ đó thể hiện tình yêu thiên nhiên và quê hương tha thiết.

Câu 4: 

- Tình yêu, sự say mê trước cảnh đẹp của quê hương.

- Sự ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp thiên nhiên ban tặng cho quê hương mình.

II. LÀM VĂN 

Câu 1: 

1. Giới thiệu vấn đề: ý nghĩa của tình yêu quê hương.

2. Bàn luận vấn đề

Ý nghĩa của tình yêu quê hương:

- Yêu quê hương là một tình yêu lớn lao, giúp cộng đồng gắn kết, hòa nhập với nhau.

- Cũng từ đó, loại bỏ những ích kỉ của bản thân, giúp cho những giá trị đạo lý truyền thống của dân tộc ngày càng vững, giúp cho đất nước ngày càng phát triển, hưng thịnh.

- Yêu quê hương cũng giúp ta không ngừng nỗ lực để xây dựng quê hương giàu mạnh.

HS lấy dẫn chứng minh họa phù hợp.

- Trong xã hội hiện nay, một bộ phận người dân thiếu ý thức trách nhiệm, sống vô tâm với mọi người, không biết đóng góp xây dựng quê hương đất nước.

3. Tổng kết

goi-y-dap-an-de-thi-ngu-van-vao-10-tinh-quang-binh

Câu 2:

1. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả.

- Giới thiệu tác phẩm, dẫn dắt vào vấn đề.

2. Thân bài

Vũ Nương có vẻ đẹp toàn diện:

- Là người có ngoại hình xinh đẹp, “tư dung tốt đẹp”:

- Phẩm chất cao quý:

Là người vợ, người mẹ đảm đang, người con dâu hiếu thảo:

-   Đảm đang (khi chồng đi lính):

+ Một mình gánh vác gia đình.

+ Chăm sóc mẹ chồng già yếu.

+ Nuôi dạy con thơ.

-  Hiếu thảo (khi mẹ chồng ốm):

+ Nàng hết lòng chăm sóc như với cha mẹ đẻ của mình (cơm cháo, thuốc thang, an ủi…)

+ Lễ bái thần phật cầu cho bà tai qua, nạn khỏi.

+ Lời trăng trối của bà trước khi mất đã khẳng định lòng hiếu thảo, tình cảm chân thành của Vũ Nương. (phút lâm chung bà cảm tạ công lao của nàng -> mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu của xã hội phong kiến xưa thường chỉ mang tính chất ràng buộc của lễ giáo phong kiến. Những lời cảm tạ của bà mẹ đã cho thấy Vũ Nương yêu thương bà thực lòng nên bà cũng yêu quý, biết ơn nàng thực lòng như vậy)

+ Bà mất: nàng lo tang ma chu đáo.

Là người vợ nết na, thủy chung, giàu lòng vị tha:

-  Nết na, thủy chung:

+ Khi mới cưới: nàng hết sức giữ gìn khuôn phép.

+ Ngày tiễn chồng ra trận, trong lời từ biệt ta thấy nàng không màng công danh phú quý, chỉ mong chồng trở về bình yên.

+ Ba năm xa chồng, Vũ Nương buồn nhớ khôn nguôi, nàng bỏ cả điểm trang, toàn tâm toàn ý chăm sóc gia đình, làm tròn bổn phận của người vợ, người mẹ trong gia đình.

+ Thậm chí, ngày Trường Sinh trở về, bị nghi ngờ, Vũ Nương chỉ biết khóc rồi thanh minh bằng những lời lẽ tha thiết, dịu dàng.

=>  Tấm lòng son sắt, thủy chung sáng ngời của nàng.

-  Giàu lòng vị tha:

+ Khi bị chồng đổ oan, mắng nhiếc, đánh đuổi đi, Vũ Nương chỉ đau khổ, thanh minh mà chẳng hề oán hận, căm ghét chồng. Nàng vẫn bao dung với người chồng hẹp hòi, ích kỉ.

+ Sống dưới thủy cung nàng vẫn một lòng nhớ thương gia đình, quê hương. Việc nàng gửi vật làm tin chứng tỏ nàng vẫn sẵn sàng tha thứ cho chồng.

+ Khoảnh khắc gặp lại Vũ Nương không trách móc mà còn hết lời cảm tạ Trường Sinh. Lời nói ấy cho thấy Vũ Nương hoàn toàn tha thứ cho chồng. Trường Sinh đã được giải thoát khỏi nỗi ân hận, day dứt vì sự hàm hồ, hẹp hòi, tàn nhẫn của mình.

=> Vũ Nương trở thành hiện thân cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam thảo hiền, đức hạnh.

Số phận bất hạnh: Phải sống trong nỗi cô đơn, vất vả:

-  Vất vả thể xác:

+ Gánh vác gia đình.

+ Nuôi dạy con thơ.

+ Chăm sóc mẹ già.

-  Cô đơn tinh thần (phải vượt lên):

+ Cảnh sống lẻ loi.

+ Nỗi nhớ thương khắc khoải.

+ Nỗi lo lắng cho chồng đang chinh chiến nơi xa.

Phải gánh chịu nỗi oan lạ lùng và phải tìm đến cái chết:

-  Nguyên nhân (của nỗi oan):

+ Do lời nói ngây thơ của bé Đản.

+ Do Trường Sinh vốn đa nghi, hay ghen lại đang buồn vì mẹ mất.

+ Do chiến tranh gây ra 3 năm xa cách, niềm tin vào Vũ Nương bị thử thách, bị lung lay.

+ Có thể do cuộc hôn nhân bất bình đẳng giữa Vũ Nương và Trường Sinh, do xã hội phong kiến trọng nam, khinh nữ cho phép Trường Sinh được đối xử rẻ rúng, tàn tệ với vợ mình.

-  Hậu quả (của nỗi oan):

+ Trường Sinh nghi ngờ, gạt đi lời thanh minh của Vũ Nương, mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương đi.

+ Cùng đường Vũ Nương nhảy xuống sông Hoàng Giang tự tận. Đây là phản ứng dữ dội, quyết liệt của Vũ Nương để bảo vệ nhân phẩm nhưng cũng là cho thấy nỗi bất hạnh tột cùng của nàng.

Phải sống không hạnh phúc thực sự dưới thủy cung:

-  Là một cái kết có hậu:

+ Vũ Nương được cứu sống.

+ Được sống bất tử, giàu sang.

+ Được minh oan trên bến Hoàng Giang.

-  Nhưng không có hậu vì nàng không hạnh phúc thực sự:

+ Vẫn nhớ thương gia đình.

+ Vẫn mong trở về dương thế mà không thể.

=>  Tiêu biểu cho phận bạc của biết bao người phụ nữ trong xã hội phong kiến bất công, tàn bạo, nặng nề lễ giáo, hà khắc.

3. Kết bài

VD: Xây dựng thành công nhân vật Vũ Nương tác giả đã bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc và niềm trân trọng dành cho người phụ nữ. Đồng thời ông cũng lên án, tố cáo chiến tranh phong kiến, xã hội phong kiến và người đàn ông hà khắc, bất công trong xã hội ấy. Có thể nói, nhân vật Vũ Nương là hình tượng chân thực và sống động nhất mà Nguyễn Dữ đã góp cho văn xuôi trung đại.

Xem thêm: Hướng dẫn giải đề HSG Quốc gia môn Ngữ văn năm học 2023 - 2024

Đọc thêm

Mở bài cuốn hút là một trong những cách bạn ăn điểm với người chấm. Hãy cùng học cách mở bài của thủ khoa Ngữ văn nhé.

Ôn thi tốt nghiệp: Cùng 2k6 học cách mở bài NLXH của thủ khoa Ngữ văn
0 Bình luận

Dưới đây là các lệnh phụ của 6 tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn 12 kỳ 2. Các bạn học sinh lưu lại để ôn tập hiệu quả hơn.

Ôn thi tốt nghiệp THPT: Giải mã lệnh phụ của các tác phẩm Ngữ văn 12 [P1]
0 Bình luận

Ngày 21/3/2024, Bộ GD&ĐT đã công bố bộ 15 đề thi tham khảo Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024. Dưới đây là đáp án gợi ý cho các bạn 2k6 tham khảo.

Full đáp án đề thi minh họa môn Ngữ văn tốt nghiệp THPT 2024
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất