Gã quan tham bán thông tin cơ mật của nhà Lê cho phương Bắc là ai?

Gã quan tham bỏ mặc vận nước, bán thông tin cơ mật của triều đình cho phương Bắc là Tuyên phủ sứ Nguyễn Tông Trụ. 

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trong lịch sử dân tộc, hầu hết các triều đại, nạn tham nhũng đều hiện diện. Nhà Lê sơ cũng từng đau đầu vì nạn tham nhũng. Tham nhũng thời Lê sơ là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn đã có để nhũng nhiễu, hạch sách tiền của nhân dân, bòn rút của công nhà nước (biếm công vi tư) nhằm mục đích tư lợi, làm giàu cho bản thân. 

Nạn tham nhũng thời Lê sơ manh nha thời vua đầu triều Lê Thái Tổ rồi dần hiển hiện rõ vào hậu kỳ nhà Lê sơ, tương ứng với thời vua Lê Uy Mục và các đời vua sau. Theo thống kê trong nghiên cứu Nhà Lê sơ (1428-1527) với công cuộc chống nạn “sâu dân, mọt nước” (Trần Đình Ba), trong 100 năm tồn tại của nhà Lê sơ, có hơn 30 vụ việc lớn nhỏ liên quan tới tham nhũng, hối lộ của quan lại, tôn thất.

Thời trị vì của vua Lê Thái Tổ ((1428 - 1433) ghi nhận có vụ tham nhũng của Cầm Quý dựa vào hành động cát cứ. Toàn thư có ghi: “Quý là người tham lam, tàn bạo, cấm dân không được trồng trọt tranh với mình, xây dựng cung thất lớn, lấy đồng làm cột, vợ cả vợ lẽ phải kể hàng trăm, bắt dân đóng góp nặng, nói láo là để nộp cống, nhưng thực ra là vơ vét hết về mình. Thái Tổ định giết hắn, nhưng vì bấy giờ còn đương có việc, nên chưa rảnh tính đến”.

Vụ án tham nhũng cuối cùng được sử chép trong 40 năm đầu thời Lê sơ là vụ án của nội quan Phan Tông Trinh cùng đồng bọn xảy ra vào tháng 11 năm Mậu Tý (1468) thời vua Lê Thánh Tông. Những nội thần gồm Nguyễn Thư, Chu Đức Đại, Dương Minh Phong, Ngô Át và Phan Tông Trinh hầu cận trong cung vua, nhưng nhiều lần ăn hối lộ, bị phát giác và khép vào tội chết. Sau đó vua Lê Thánh Tông xem xét và có mức xử cụ thể cho từng người.

Ga-quan-tham-ban-thong-tin-co-mat-cua-nha-Le-cho-phuong-Bac-la-ai-0
Phạm nhân bị giải ra pháp trường

Trong khoảng 30 vụ tham nhũng, hối lộ sử cũ ghi chép lại thì chủ yếu là những vụ xảy ra với quan lại trong triều. Ở cấp địa phương được ghi chép ít hơn nhưng không phải là không có. 

Điển hình như sự kiện năm Ất Mão (1435) được Việt sử cương mục tiết yếu ghi lại, vua Lê Thái Tông cho người đi khắp cả nước bí mật điều tra, bắt và xét hỏi tới 53 kẻ tham quan ô lại bao gồm những Tuyên phủ, Chuyển vận, Tuần sát các lộ, trấn, huyện.

60 năm cuối thời nhà Lê sơ từ niên hiệu Hồng Đức (1470 - 1497) của vua Lê Thánh Tông cho đến thời vua Lê Cung Hoàng (1522 - 1527), chính sử không ghi rõ số vụ, việc tham nhũng, nhưng chắc chắn tình trạng tham nhũng đã gia tăng và tính chất ngày càng trầm trọng. Bởi vua Lê Uy Mục dùng ngoại thích tạo điều kiện cho những kẻ bất tài như Thừa Nghiệp vốn là kẻ chăn trâu mà coi phủ Tôn nhân, Tử Mô làm nghề bán cá lại trông quân Túc vệ… 

Một Lê Tương Dực về cuối thời trị vì chăm lo việc thổ mộc, bòn rút sức lực, tiền tài của dân xây điện trăm nóc, Cửu trùng đài... Vua Lê Chiêu Tông (1516 - 1522) và Lê Cung Hoàng tài năng hạn chế, không có thực quyền trị nước, chắc chắn tham nhũng, hối lộ càng có cơ hội để phát triển nhiều hơn khi mà trên không ngay, dưới ắt chẳng thẳng. 

Ngay như vua Lê Hiến Tông nối nghiệp vua Lê Thánh Tông trị nước cũng được xem là sáng suốt thế, còn phải tỏ ra lo lắng với nạn tham nhũng ở thời trị vì của mình thì lấy ai làm hi vọng sự công bằng, thanh bạch ở những vị vua đức kém, tài hèn về sau.

Ga-quan-tham-ban-thong-tin-co-mat-cua-nha-Le-cho-phuong-Bac-la-ai
Lê triều hình luật (Quốc triều hình luật)

Đánh giá về "phong độ sĩ phu" thời Lê sơ mà Lê Quý Đôn gọi là Tiền Lê, qua đó thể hiện một phần thực trạng xã hội, trong Kiến văn tiểu lục, ông cho rằng: “Từ năm Đoan Khánh (niên hiệu của Lê Uy Mục – Người dẫn) trở về sau, lời bàn luận sáng suốt bẵng đi, thói cầu cạnh mỗi ngày một thịnh, người có chức vị ít giữ được phong độ thanh liêm nhún nhường, trong triều đình không nghe có lời can gián, gặp có việc thì rụt rè cẩu thả, thấy lúc nguy thì bán nước để toàn thân, dầu người gọi là bậc danh nho, cũng đều yên tâm nhận sủng vinh phi nghĩa, rồi nào thơ ca nào trao đổi, khoe khoang tán tụng lẫn nhau, tập tục sĩ phu thối nát đến thế là cùng, tệ hại biến đổi lần này không thể nào nói cho xiết được”.

Còn rất nhiều vụ tham nhung liên đới trực tiếp tới nhiều công thần, đại thần. Tiêu biểu đó là Thái phó Lê Văn Linh cho người làm quan để nhận hối lộ riêng vào đời Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông; Thái úy Lê Thụ sắm lễ cưới cho con trai là Lê Quát năm Mậu Thìn (1448) bằng cách nhận lễ vật của quan lại cấp dưới, nên mới gây nên cảnh còn chứng cứ ở Khâm định Việt sử thông giám cương mục: “những kẻ bon chen xu phụ đua nhau đem lễ đến dâng”… “Các trấn, các lộ nhân đó bắt dân đóng góp cung ứng để mua lòng Lê Thụ”…

Những đại thần ở chức vụ Thái phó, Thái úy như trên, theo Lê triều quan chế đều là những chức giữ trọng trách cao nhất trong hàng ngũ đại thần thời Lê sơ. Trong đó, Đô đốc thuộc hàng Chánh nhất phẩm, còn Thượng thư sáu bộ thuộc hàng Tòng nhị phẩm, đều là những phẩm hàng cao trong hàng cửu phẩm thời Lê sơ. Việc lợi dụng chức vụ để tham nhũng của những viên đại thần không chỉ diễn ra một lần là dứt. Sũ cũ còn chép việc Nguyễn Nhữ Soạn phạm tội tham ô đến ba lần, hay Lê Thụ đều ít nhất hai lần tham nhũng năm Giáp Dần (1434) khi là Tổng quản tiền quân và năm Mậu Thìn (1448) khi là Thái úy. Thậm chí như cha con công thần Nguyễn Xí còn đều cùng nhau phạm tội tham ô.

Vụ các quan tham nhũng thời Lê sơ đa phần lợi dụng chức vụ để vơ vét của công, nhận quà, tiền biếu xén từ các cá nhân nhằm mục đích làm giàu cho bản thân. Những trường hợp của Tổng quản lộ An Bang Nguyễn Tông Từ cùng Đồng tổng quản Lê Dao bán trộm hàng hóa, chiếm riêng mỗi người 100 quan tiền năm Giáp Dần (1434), hay Chuyển vận sứ Nguyễn Liêm của huyện Thủy Đường (thuộc Hải Dương) nhận hối lộ hai tấm lụa năm Ất Mão (1435)… không phải là việc hiếm. Hoặc các viên quan lợi dụng việc công mà làm việc tư. Thế nên mới có sự thể là Kim ngô vệ đồng tổng tri Lê Quát sai 70 tên lính làm thuyền riêng, phí tổn tới 18 quan tiền của quân đội vào năm Bính Tý (1456).

Không những thế, hiện tượng tham nhũng còn xuất hiện trong lĩnh vực ngoại giao. Nó thể hiện ở trường hợp, đầu năm Giáp Dần (1434), Tuyên phủ sứ Nguyễn Tông Trụ trong chuyến đi sứ sang nhà Minh cầu phong cho vua Lê Thái Tông không giữ được thể diện của kẻ đại diện nhà nước. 

Ngược lại, y còn nhận riêng đồ lễ của quan nhà Minh ở đất Long Châu (thuộc tỉnh Quảng Tây) để tiết lộ việc Lê Thái Tổ vì nghe lời gièm pha mà giết hại các công thần Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo cho viên quan Lã Hồi của Long Châu biết. Không chỉ phạm tội lợi dụng vị trí sứ thần để tư túi riêng cho bản thân ở nước người, Tông Trụ còn phạm cả tội làm lộ bí mật quốc gia.

Cũng ở lĩnh vực ngoại giao, sử còn ghi lại việc nhiều quan viên to thời vua Lê Nhân Tông gồm: Tư khấu Lê Khắc Phục, Tả hữu nạp ngôn Nguyễn Mộng Tuân, Hữu ty thị lang Đào Công Soạn, Trung thừa Hà Lật (thuộc Ngự sử đài), Tây đạo tham tri Nguyễn Thúc Huệ, Thẩm hình viện phó sứ Trịnh Mân, Nội mật viện tham tri Lê Văn năm Mậu Thìn (1448) được triều đình giao trọng trách lên biên giới miền Đông đạo để hiệp đồng xem xét tình hình biên giới với các quan trấn thủ Quảng Đông của nhà Minh. Khi đi, các viên quan được ban cho tiền theo thứ bậc. Nhưng khi việc hiệp đồng hai bên không diễn ra, những viên quan đại diện nhà nước thay vì trả lại tiền cho triều đình, lại lấy tiền được ban mua hàng hóa của Trung Hoa rồi về.

(T/h Pháp luật TP HCM, Một thế giới)

Xem thêm: Đại Việt thời vua Lê Thánh Tông từng "cân" cả Đông Nam Á như thế nào?

Đọc thêm

Vua Lê Thánh Tông từng dụ rằng, Cung từ hoàng thái hậu họ Phạm, tên húy Ngọc Trần nên trong kinh thành, ngoài các đạo, phàm nơi nào có họ Trần đều đổi thành Trình.

Cuộc đổi họ lớn nhất lịch sử: Nhà Lê buộc họ Trần đổi sang họ Trình, khôi phục họ Lý
0 Bình luận

Vua Lê Thánh Tông nổi tiếng trong sử Việt là vị hoàng đế ham đọc sách. Sinh thời, ông để lại cho quần thần, con cháu và nhân dân nhiều lời răn quý báu về việc đọc sách.

Vua Lê Thánh Tông với sự đọc, sự học: Xem sách giúp giữ mình, cấm sách mê tín dị đoan
0 Bình luận

Bí ẩn lớn nhất cuộc đời vua Lê Thánh Tông có lẽ là cái chết của ông. Đến nay, hậu thế vẫn loay hoay giải mã nhưng chưa tìm ra được đáp án cuối cùng.

Vì sao cái chết của vua Lê Thánh Tông là bí ẩn ngàn năm khó giải?
0 Bình luận


Bài mới

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Con dâu cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Sau những chuyện đã xảy ra, tôi thấy mãn nguyện và nhẹ nhõm vô cùng khi được tận tay tặng quà, chúc phúc cho con dâu cũ của mình.

Đề xuất