Là con cháu họ Nguyễn, bạn có bao giờ thắc mắc: Vì sao họ Nguyễn lại "áp đảo" ở Việt Nam?

Họ Nguyễn là dòng họ phổ biến thứ 4 trên thế giới. Còn tại Việt Nam, họ Nguyễn "áp đảo" nhất, chiến đến 40% dân số. 

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Theo tìm hiểu, họ Nguyễn chiếm hơn 40% trên tổng số 96 triệu dân Việt Nam (tính đến năm 2019), Đây là họ phổ biến nhất tại Việt Nam và cũng là họ gốc Đông Á phổ biến nhất trên thế giới, xuất hiện tại nhiều nước Âu Mỹ. 

Trên thế giới, có tổng cộng 90 triệu người mang họ Nguyễn, có thể bắt gặp ở khắp năm châu, bốn bề, trở thành một trong những họ quan trọng nhất cấu thành các cộng đồng người gốc Á trên thế giới. 

Di-tim-loi-giai-cho-cau-hoi-vi-sao-ho-Nguyen-chiem-40-dan-so-Viet-Nam-0
Biểu đồ các họ phổ biến nhất Việt Nam

Và để lý giải "vì sao họ Nguyễn áp đảo tại Việt Nam" thì cần quay ngược về quá khứ tìm hiểu một chút về lịch sử:

Những cuộc di dân từ phương Bắc xuống phía Nam

Vào thời Nam Bắc triều (420 – 589) Trung Hoa thiên hạ đại loạn. Vì để lánh nạn nên bộ phận gia tộc họ Nguyễn sống tại An Huy, Chiết Giang, Hồ Bắc... đã di cư sang đất Việt ta. 

Bộ phận người này định cư lâu ở Việt Nam, qua thời gian đã đồng hóa cùng người dân bản địa tạo nên thêm một bộ phận người đáng kể, người Việt mang họ Nguyễn. 

Sau đó vào thời Ngũ Đại (5 triều đại nối nhau cai trị Trung Nguyên: Hậu Lương, Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu Hán, Hậu Chu 907-960), dần dần lại có nhiều người họ Nguyễn di chuyển về phía Nam. Điều này đã giúp bổ sung vào số lượng người họ Nguyễn bản địa ở Việt Nam.

Những lần thay triều đổi họ thời phong kiến

Bên cạnh đó, sự phát triển của dòng họ lớn nhất Việt Nam cũng gắn liền với câu chuyện lịch sử thời nhà Trần. Trước triều trần là giai đoạn nhà Lý trị vì đất nước (1009 – 1225). Từ khi Lý Công Uẩn lên ngôi năm 1009 đến khi Lý Chiêu Hoàng bị ép thoái vị nhường ngôi cho Trần Cảnh, tổng cộng 216 năm.

Những năm đầu, Trần Cảnh còn nhỏ dại, toàn bộ quyền điều hành triều chính của họ Trần nằm trong tay người chú Trần Thủ Độ. Trong thời gian này, Thủ Độ đã đưa ra một chính sách ảnh hưởng đến tên họ của người Việt, đó là gì?

Sau khi đoạt được ngôi báu từ tay nhà Lý, Trần Thủ Độ lấy lý do tổ nhà Trần tên Lý để bắt tất cả những người họ Lý là họ dòng vua vừa thoái vị còn đang lẩn trốn trong dân gian đổi thành họ Nguyễn. Tuy nhiên, ý đồ thật sự của Thủ Độ là để khai tử dòng họ vua Lý để không còn ai nhớ đến nhà Lý nữa.

Di-tim-loi-giai-cho-cau-hoi-vi-sao-ho-Nguyen-chiem-40-dan-so-Viet-Nam-7
Tranh vẽ vua Trần Thái Tông

Còn lý do vì sao khi đó ông lại lựa chọn họ Nguyễn để thay họ Lý thì cho tới nay vẫn là một bí ẩn. Song cũng có ý kiến cho rằng, đó là sự lựa chọn ngẫu nhiên.

Song trong sử sách có chép đơn giản như sau: “Sau khi nhà Trần nắm giữ quyền lực, tất cả những người mang họ Lý trong đất nước đều phải đổi sang họ Nguyễn”.

Và điều không thể tưởng tượng được, đó là đổi họ đã trở thành tục lệ của người Việt thời cổ đại. Cứ khi triều đại mới thay đổi thì tất cả những người mang họ của triều đại trước sẽ phải sửa thành họ Nguyễn. Trong lịch sử Việt Nam, đã từng có nhiều sự kiện như vậy khiến số người mang họ Nguyễn đã nhiều lại càng nhiều hơn.

Năm 1232, nhà Lý suy vong, Trần Thủ Độ bắt con cháu họ Lý đổi sang họ Nguyễn. Khi Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần cũng đã giết nhiều con cháu họ Trần. Vì thế, sau khi nhà Hồ sụp đổ, con cháu của họ Hồ sợ bị trả thù nên đã đổi sang họ Nguyễn.

Năm 1592, nhà Mạc suy tàn, con cháu dòng họ Mạc cũng đổi sang họ Nguyễn. Khi triều đại nhà Nguyễn lên nắm quyền 1802, một số con cháu họ Trịnh sợ bị trả thù cũng đã đổi sang họ Nguyễn, số còn lại trốn lên phương Bắc sang Trung Quốc.

Như vậy, bất kể là vô tình hay hữu ý, nhiều lần thay đổi tên họ của nước Việt xưa đều ghi chép các họ khác đổi sang họ Nguyễn khiến người họ này càng ngày càng đông. 

Thời phong kiến, việc đổi họ sang cùng họ của vương triều cầm quyền sẽ mang lại nhiều lợi ích, thể hiện sự trung thành. Thế nên kể từ thế kỷ thứ 18 có nhiều gia đình đổi thành họ Nguyễn cũng không phải chuyện lạ.

Thời kỳ thực dân Pháp đô hộ

Vào thế kỷ 19, khi Việt Nam trở thành thuộc địa của người Pháp, lần đầu tiên người Pháp có cuộc điều tra về dân số quy mô lớn nhất trên khắp Việt Nam. Trong quá trình điều tra, họ gặp phải vấn đề lớn, đó là: Đại bộ phận người dân ở tầng lớp thấp bình dân đều không có họ, nên không có cách nào để thống kê tổng kết.

Di-tim-loi-giai-cho-cau-hoi-vi-sao-ho-Nguyen-chiem-40-dan-so-Viet-Nam-3
Thời còn đô hộ, dân đen thường được thực dân Pháp mặc định cho mang họ Nguyễn

Vậy lúc đó phải làm thế nào? Người Pháp liền nghĩ ra một cách, trước đây, triều Nguyễn chẳng phải là triều đại cuối cùng của người Việt sao, vậy những người không mang họ đó để họ đều mang họ Nguyễn. Dòng họ này, bởi thế lại được mở rộng với quy mô lớn chưa từng có thêm một lần nữa.

Và phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, nếu không có người Pháp thì người họ Nguyễn vẫn là dòng họ lớn nhất Việt Nam. Tuy nhiên, để chiếm một tỷ lệ lớn 40% như vậy, không thể không kể tới tác động của người Pháp.

Tạm kết: Mặc dù người Việt có muôn vàn họ khác nhau, nhưng với những người bạn ngoài nước, thì có lẽ họ Nguyễn có dấu ấn đậm nhất.

Xem thêm: Thời kỳ suy vong của nhà Nguyễn: 50 năm có 400 cuộc khởi nghĩa chống triều đình

Đọc thêm

Mỗi khi lật lại trang sử hai nhà Lý, Trần, hậu thế đều thấy hiện lên câu chuyện: Trần Thủ Độ tàn sát tôn tộc nhà Lý. Và cho đến nay, "vụ án" này vẫn đang được giải mã và vẫn chưa có hồi kết.

Lật lại “vụ án” tàn sát tôn tộc nhà Lý và thử minh oan cho Thái sư Trần Thủ Độ
0 Bình luận

Sử sách xưa không tiếc lời chỉ trích Hồ Quý Ly, coi ông là kẻ "đại nghịch bất đạo", tức là bề tôi cướp ngôi vua. Bên cạnh đó, Hồ Quý Ly còn chịu cả tội danh làm mất nước. Song thử thoát khỏi lối tư duy Nho giáo mà suy xét, có đôi điều cần nhìn nhận lại...

Hồ Quý Ly, kẻ 'đại nghịch bất đạo' hay bậc anh tài bị buộc dùng biện pháp mạnh để cải cách?
0 Bình luận

Bất bại danh tướng Nguyễn Quyện là học trò của người tạo ra thế cục tam quốc ở Việt Nam - Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông là danh tướng trụ cột, là lão công thần tận trung với nhà Mạc.

Giải mã Nguyễn Quyện - Bất bại danh tướng oai thanh lẫy lừng, tận trung với nhà Mạc
0 Bình luận


Bài mới

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Đề xuất