Chuyện thời bao cấp: Mẹ làm mậu dịch, con gái được bạn yêu thầy quý, dễ lấy chồng

Ở cái thời bao cấp, gia đình nào có người thân làm ở cửa hàng mậu dịch coi như cả nhà được nhờ. Con gái có mẹ làm ở đây được bạn bè, thầy cô quý mến, lại còn đắt chồng.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Theo báo Vietnamnet, bà Loan (phố Thanh Nhàn, Hà Nội) trước đây từng có mấy chục năm mẹ bà làm mậu dịch viên ở TP Hải Dương (trước khi là thị xã). Bà kể, cửa hàng mậu dịch được chia thành mấy loại: Cửa hàng thực phẩm, cửa hàng bách hóa, cửa hàng gạo. Mẹ bà làm việc ở cửa hàng thực phẩm. Khi bà 6 - 7 tuổi, bố mất sớm, bà đã thấy mẹ bán hàng ở cửa hàng thực phẩm, một mình gồng gánh nuôi tận 6,7 đứa con. 

Các mặt hàng phổ biến trong cửa hàng thực phẩm thời bao cấp là: rượu, bánh kẹo, thịt nước, các loại nước tương, dấm, củ kiệu, đường, sữa. Công việc hàng ngày của mẹ bà Loan là cùng các nhân viên khác tự tay làm tương, dấm, củ kiệu, rán mỡ lợn... đóng gói và bán cho nhân dân trong vùng. Mọi người thay phiên nhau làm, hôm nay người này bán hàng thì người kia chế biến đồ ăn.

"Cả nhà là cái kho, ai rang đỗ làm tương cứ rang, ai ngồi đảo mỡ lợn cứ đảo. Dấm cũng được nhân viên tự làm bằng chuối, bún", bà Loan kể. 

Con-gai-co-me-lam-mau-dich-duoc-ban-be-thay-co-quy-de-lay-chong-0
Thời bao cấp, gia đình nào có người thân làm mậu dịch thì cả nhà được nhờ

Bà Loan nói thêm: "Những bao đường nhiều khi ẩm ướt, chảy ra, các bà giũ bao, hòa thành nước, rồi lọc, đun nước nhạt để làm dấm. Sau đó mua bún, chuối tiêu bỏ vào để nổi hết váng lên. Sau vài ngày sẽ ra thành phẩm hàng chum dấm, phơi ngay trong sân cửa hàng rất rộng".

Theo bà Loan, làm món tương: Đỗ rang lên, đồ xôi ấm ấm, sau đó đổ ra nong to, nong này đậy lên nong kia. Đã có không ít lần bà Loan nhón xôi mang đi cho các bạn ăn. Đến giờ bạn bè của bà vẫn còn nhắc lại chuyện đó.

Việc tự làm món ăn để bán ở cửa hàng thực phẩm là trách nhiệm chung của các nhân viên mậu dịch, không được trả thêm tiền công. Nhưng riêng công việc gói đường thì lại có tiền công thêm.

Mỗi bao đường nhập về 50kg, cửa hàng sẽ mua giấy báo về, cắt ra, thuê nhà tôi gói thành từng gói, mỗi gói 1kg. Ngày xưa tôi suốt ngày ngồi gói đường nên giờ gói bánh chưng nhanh lắm, vì gói đường cũng gói vuông như bánh chưng", bà Loan cho biết.

Cũng theo bà Loan, ngày ấy, cả thị xã Hải Dương chỉ có duy nhất 1 cửa hàng mậu dịch, tất cả có 6 - 7 nhân viên. Mẹ bà được trả công 32 đồng/tháng. Những hôm có thịt lợn, nhân viên cửa hàng mậu dịch phải dậy từ 4h sáng, lên lò mổ lấy thịt về bán. Người ta phân ra từng loại, cân sẵn. Hôm bào có thịt, người dân xếp hàng từ đêm hôm trước để đợi mua.

Con-gai-co-me-lam-mau-dich-duoc-ban-be-thay-co-quy-de-lay-chong-8

Trong câu chuyện của mình, bà Loan cũng thừa nhận 1 điều, có mẹ làm mậu dịch thời bao cấp "lợi đủ đường". Trước tiên là không phải xếp hàng như mọi người để đợi mua thịt, mua đường. Thích ăn thứ gì, mùa gì đều có hết. Bởi vì các nhân viên trong cửa hàng đều chơi thân với nhau. Nhà hết củi là có củi ngay. Những chiếc vỏ chăn con công, người khác mua thì khó chứ nhân viên mậu dịch mua dễ.

Ngày ấy, bạn bè và cả thầy cô giáo biết mẹ bà Loan làm nhân viên mậu dịch cũng đến nhờ vả. Cho đến giờ, bạn bè gặp lại bà vẫn kể chuyện cũ ấy.

Bà Loan vẫn còn nhớ như in một câu chuyện hài hước thời đi học: "Tôi nhớ có một thầy không ưa tôi ra mặt. Ngày xưa, các đoàn cải lương hay về diễn, tối hôm trước đi xem thì sáng hôm sau chẳng đứa nào thuộc bài. Thầy gọi lên bảng cho điểm 0 một loạt, trong đó có tôi. Thầy không biết mẹ tôi bán thực phẩm, nhưng sau thầy nghe ai đó mách lại.

Một hôm, trong giờ giải lao, tôi đang đứng xem các bạn chơi nhảy dây, thì thầy bảo ‘em ơi, mẹ em bán thực phẩm à?’. Tôi đáp ‘vâng’. Thầy nói: ‘Mai nhà thầy có giỗ, bảo mẹ bán cho thầy 2kg thịt với 1 kg mỡ nhé’. Tôi đồng ý ngay. Rồi thầy bảo: ‘Thế điểm 0 hôm nọ thầy xóa cho em nhé’’- bà Loan cứ cười mãi khi nhớ lại.

‘Có mẹ bán thực phẩm đúng là các bạn thích chơi với mình hơn, thầy cô đối xử với mình cũng khác. Thậm chí, nhiều bạn trai thích mình hơn".

Cho đến khi lên Đại học, bà Loan cũng thừa nhận mình lúc nào cũng sướng hơn các bạn cùng trang lứa. Trong người lúc nào cũng có 3 thứ: ruốc, mỡ, mỳ chính. 

Con-gai-co-me-lam-mau-dich-duoc-ban-be-thay-co-quy-de-lay-chong-7

Bữa cơn sinh viên sơ tán chẳng có gì ngoài bát cơm trắng với tí nước sốt cà chua rưới lên. Bữa trưa thì có thêm canh rau muống, lấy đũa quơ một lượt là hết. Sang lắm thì có thịt mỡ kho. Vì thế, mấy món gia vị dắt theo của bà quý lắm. Thỉnh thoảng, cả nhóm lại rủ nhau lên đồi hái rau dền, đọt sắn, mang về nấu canh, cho thêm mỡ, mì chính là được nồi canh ngon, 6 đứa xì xụp húp. Ngon hơn thì cho thêm tí mì sợi xanh lè vào nồi canh.

Sau tốt nghiệp năm 1975, bà Loan được phân công vào miền Nam công tác trong một xí nghiệp gần chục năm trời. Vào trong đó, mọi thứ thoáng hơn, bà chăm chỉ nên cũng kiếm được kha khá. 

"Tôi vừa làm ở xí nghiệp, vừa bán hàng ở căng-tin buổi sáng, buổi trưa thì bán sữa đậu nành, nước chanh. Về nhà còn tranh thủ nuôi lợn, đi học thêm. Chồng tôi đi học bên Nga về, cũng được phân công vào Nam làm, nhưng ra Hà Nội trước tôi 6 năm. Một phần vì mình chưa xin ra được, một phần vì trong Nam dễ sống, vào rồi là không muốn ra", bà Loan kể.

(Theo Vietnamnet)

Xem thêm: Chuyện y tế thời bao cấp: Có cả một thế hệ răng đen "nhờ" kháng sinh Tetracyclin

Đọc thêm

Nhiều người thời nay không thể "nuốt nổi" cơm trộn bo bo. Thế nhưng trong hoàn cảnh thiếu thốn thời bao cấp, bo bo chính là thứ lương thực cứu sống cả một thế hệ... 

Chuyện về hạt bo bo thời bao cấp: Nỗi ám ảnh trong 'đêm dài' đói kém
0 Bình luận

Đây là những đồ dùng có giá trị trong thời kỳ bao cấp ở Việt Nam mà chỉ những gia đình có điều kiện mới có thể sở hữu.

Những 'báu vật' thời bao cấp gây thương nhớ
0 Bình luận

Cái răng cái tóc là góc con người, thế nên từ xưa ông cha ta đã rất chú trọng trong việc giữ gìn mái tóc. Kiểu tóc người Việt xưa mộc mạc, đơn giản nhưng vẫn giữ được nét đẹp truyền thống.

Loạt ảnh chân thực mô tả kiểu tóc truyền thống của người Việt xưa
0 Bình luận


Bài mới

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Con dâu cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Sau những chuyện đã xảy ra, tôi thấy mãn nguyện và nhẹ nhõm vô cùng khi được tận tay tặng quà, chúc phúc cho con dâu cũ của mình.

Đề xuất