Những chiếc "bánh đúc có xương" ngoài đời thực: "Dì ghẻ" hy sinh cả đời cho bọn trẻ không chung huyết thống

"Mấy đời bánh đúc có xương/Mấy đời dì ghẻ có thương con chồng” - câu tục ngữ ấy hóa ra không hề đúng với những người "dì ghẻ" này.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Những ngày qua, dư luận đang sục sôi căm phẫn về sự việc bé gái 8 tuổi (TP.HCM) bị "dì ghẻ" bạo hành đến tử vong. Từ đây, xã hội lần nữa rung lên hồi chuông báo động về việc bảo vệ trẻ em khỏi bạo hành. Và cũng thêm lần nữa, câu chuyện về mối quan hệ "dì ghẻ con chồng" được nhắc đến.

Ngay lúc này, trên mạng xã hội rất nhiều người cảm thán, nhắc lại câu nói xưa "mấy đời bánh đúc có xương". Thế nhưng, nói đi cũng phải nói lại, trên đời này vẫn còn rất nhiều "bánh đúc có xương", những "dì ghẻ" hy sinh cả tuổi trẻ cho "con chồng" - những đứa chẳng phải máu mủ ruột già của mình. Và minh chứng là đây:

"Dì ghẻ" triệt sản khi vừa sinh con đầu lòng, dành tâm sức chăm lo 8 con chồng ốm đau

Nghe câu chuyện của "dì ghẻ" Nguyễn Thị Hoa (46 tuổi, trú tại xã Thanh Mai, huyện Thanh Chương, Nghệ An) nuôi 8 con chồng đau ốm suốt nhiều năm, ai cũng nghẹn lòng.

Còn nhớ, bà Hoa xuất hiện trong "Điều ước thứ 7" của VTV3 với vóc dáng gầy gò, đôi mắt mờ dần vì bệnh sụp mí nhưng vẫn miệt mài chăm sóc một thanh niên trẻ bị ung thư đầu gối ở bệnh viện K. Người thanh niên ấy là anh Trần Văn Thắng (SN 1997).

Nói về mối quan hệ của hai người thì thực ra, anh Thắng là con riêng thứ 7 của chồng bà. Vốn là một chàng trai khỏe mạnh nhưng bất ngờ phát hiện bị ung thư đầu gối. Sau phẫu thuật, anh Thắng gặp khó khăn trong đi lại, sinh hoạt cá nhân. Mọi chuyện đều cậy nhờ bà Hoa. 

Để chăm sóc con riêng của chồng, bà Hoa 1 mình lặn lội ra Hà Nội. Những đêm trời rét, bà trằn trọc chẳng ngủ được, phần vì lo cho Thắng, phần vì thương nhớ chồng con ở quê.

Thắng không phải là đứa con chồng duy nhất bà Hoa yêu thương. Ngoài Thắng, bà có tất cả 9 con, nhưng chỉ có 1 người là máu mủ ruột già của bà. Càng cảm động hơn, ngay khi vừa sinh con đầu lòng, bà đã đi triệt sản để dồn sức chăm sóc các con chồng. 

Trong tư tưởng của bà Hoa, chưa bao giờ có khái niệm con riêng của chồng, con đẻ của mình. Bà không sinh thành 8 người con kia, nhưng bà là người nuôi dưỡng họ. Với bà, những đứa trẻ này chính là con đẻ.

Chuyen-ve-nhung-chiec-banh-duc-co-xuong-ngoai-doi-thuc-0
Người phụ nữ nuôi 8 con riêng đau ốm của chồng

Ngồi trước ống kính máy quay, bà Hoa chậm rãi tâm sự, bà về với bố bọn trẻ khi chúng còn thơ dại. Thắng mới 3 tuổi, còn đứa út vừa tròn 2 tháng. "Chúng không có tội tình gì và tất cả đều thiếu vắng tình yêu của mẹ. Vì thế, tôi thương các con như thương chồng, thương cho chính số phận của bản thân mình".

Bà Hoa cũng trải lòng rằng, bà cũng từng là trẻ mồ côi mẹ. Gia đình có 9 anh chị em, hoàn cảnh rất khó khăn. Bố bà cũng từng đi bước nữa tìm người phụ nữ thay mình chăm sóc các con. Và đến lượt bà, chứng kiến hoàn cảnh của cha  con Thắng, bà tin rằng, việc lãnh trách nhiệm nuôi dạy 8 đứa trẻ là sứ mệnh ông trời giao cho mình.

Về với bố của Thắng, bà Hoa hiểu rõ gia cảnh cũng nghèo khó như nhà mình, quanh năm bán vào vài sào đất trồng chè nên các con đều ốm đau quặt quẹo. 

Con gái lớn bị bệnh câm điếc bẩm sinh, tốn tiền chạy chữa nên trong nhà chẳng có thứ gì giá trị. Hàng nói nói, bà Hoa là người không bình thường, người ta tránh "vũng lầy" chẳng được đây lại "đâm đầu" vào.

Bỏ qua lời dị nghị của người ta, bà Hoa lặng lẽ cùng chồng làm lụng, nuôi con. Nói ra chắc chẳng ai tin, nhưng trong sâu thẳm trái tim người phụ nữ đức hạnh này luôn khao khát nghe các con gọi 1 tiếng "mẹ ơi".

Nói về tình cảm dành cho "mợ" Hoa, Thắng và các anh chị em đều chia sẻ rằng, buổi đầu khi bố mới lấy người khác, các anh chị em trong nhà đều hoài nghi mẹ kế: Khi đó hàng xóm hay xì xào, dọa dẫm rằng bố lấy người khác có em bé thì các chị em chỉ có nước ra rìa, sẽ bị hành hạ, đối xử bất công, tệ bạc", Hiền - chị gái kế của Thắng bộc bạch.

Nhưng mọi nghi kỵ dần bị dập tan khi chị em Hiền nhận được sự yêu thương hết mực của mẹ kế. Nhờ có bà Hoa mà bản thân Hiền cũng như các em cảm thấy gia đình trở nên ấm áp hơn, hàng xóm cũng dần thay đổi suy nghĩ.

Giờ đây, nhiều đứa con của bà Hoa đã đi làm, lập gia đình ở xa quê nhưng mỗi khi có tâm sự gì chúng đều chia sẻ cho bà. Thương mẹ là thế nhưng vì một nếp văn hóa từ bao đời và cả thói quen từ nhỏ, chưa ai dám một lần gọi tiếng mẹ trước mặt bà Hoa.

"Thật trong tâm thì đã coi mợ là mẹ lâu lắm rồi nhưng vẫn không dám nói ra, phần vì e thẹn, phần vì quen miệng. Có những lúc mình nghĩ, người ta vẫn nói bánh đúc mấy đời có xương nhưng đúng là với mẹ Hoa, bánh đúc đã có xương thật rồi", Hiền tâm sự.

"Dì ghẻ" nuôi 4 con chồng cùng em chồng thần kinh

Hơn 30 năm qua, bà Nguyễn Thị Tứ (thôn 13, xã Hà Linh, Hương Khê - Hà Tĩnh) vẫn lặng lẽ chăm sóc cả gia đình chồng. Đức hy sinh của người phụ nữ này đúng là không ngôn từ nào có thể diễn tả hết được.

Theo báo Hà Tĩnh, từ năm 1990, bà Tứ (SN 1949) và ông Nguyễn Văn Tiến (SN 1946) gặp nhau rồi nên duyên vợ chồng. Khi ấy, ông Tiến đã có 4 con riêng và đang phải chăm 1 đứa em gái tâm thần.

Những đứa trẻ ngày ấy, đứa lớn nhất 14 tuổi, đứa nhỏ mới 8 tuổi. Chung vẫn còn thơ dại, cần sự bao bọc của cha mẹ. Và bà Tứ đã thay mẹ đẻ của chúng làm điều đó.

"Cuộc sống ngày trước vất vả, khổ sở vô cùng, tôi buôn bán ở chợ, ông ở nhà đi làm thuê. Quần quật ngày này qua ngày khác như vậy nhưng vẫn không đủ ăn, thậm chí có lúc vợ chồng đành nhịn đói để các con được no.

Năm 1996, khi người con trai đầu bị tai nạn nặng, lúc đó tôi vừa ngược xuôi vừa chăm con trai ở viện, vừa lo bữa ăn cho các con nhỏ và người em gái chồng bị bệnh ở nhà. Nói không vất vả là nói dối nhưng vì các con, vì chồng, tôi không bao giờ phân vân bởi những gì mình đã làm", bà Tứ chia sẻ.

Chuyen-ve-nhung-chiec-banh-duc-co-xuong-ngoai-doi-thuc-9
Lấy chồng, bà Tứ (người mặc áo sọc đỏ) còn được "cưới" thêm cả những người con riêng của chồng và em gái chồng (người ngoài cùng bìa trái) mắc bệnh thần kinh (Báo Hà Tĩnh)

Cuộc sống khốn khó càng khiến tình cảm gia đình thắm nồng hơn. Những lần "thức khuya dậy sớm" đi chợ, những bữa ăn ngon bà đều dành cho các con chồng... tất cả sự yêu thương ấy đều được bọn trẻ cảm nhận rõ nét.

Hơn 30 năm qua, nhọc nhằn vất vả bà Tứ nếm đủ, nhưng bà hạnh phúc nhất là các con đều khôn lớn, khỏe mạnh. Ở cái tuổi xế chiều, vì cuộc sống vẫn còn khó khăn nên bà tất bật trồng rau, đi chợ với mong muốn kiếm thêm thu nhập, chăm lo cuộc sống của mình.

Nhưng oái oăm hơn, vào năm 2012, ông Tiến bị tai biến mạch máu não, căn bệnh tâm thần của em gái chồng cũng chuyển biến nặng. Vậy mà bà Tứ chẳng ca thán nửa lời, cứ lặng lẽ chăm chồng, chăm em chồng.

Chị Nguyễn Thị Chung, người con gái thứ 3 xúc động: "Mẹ đã vắt kiệt sức cho gia đình, cho sự lớn khôn của anh em tôi ngày hôm nay. Với mẹ, dẫu có bao nhiêu yêu thương, săn sóc của chúng tôi cũng không thể đền đáp được công ơn trời biển đó."

"Dì ghẻ" nuôi 2 con chồng khôn lớn

Báo Đời sống và Pháp luật từ có bài viết về về bà Lê Thị Phương (SN 1955) - người phụ nữ vượt định kiến, phá tan câu nói "mấy đời bánh đúc có xương". 

Ông Lê Hồng Cư (SN 1960, ở thôn Giải Uấn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, Thanh Hóa) - chồng bà Phương cho hay, người vợ trẻ của ông đã đột ngột qua đời sau cơn bạo bệnh, bỏ lại ông cùng 2 đứa con, đứa lớn 5 tuổi, đứa bé mới 1 tuổi khóc lả vì khát sữa mẹ. Bản thân ông lại bị liệt phải ngồi xe lăn, nhìn con nheo nhóc, ông đầy xót xa cùng bế tắc.

Giữa lúc ấy, hạnh phúc đến. Ông Cư và bà Phương nên duyên vợ chồng. Bà Phương vượt thi phi làm vợ người thương binh, làm mẹ mấy đứa con chồng.

Nhìn mấy đứa con chồng thơ dại, điều kiện lại khó khăn, bà Phương quyết định gánh trọng trách nuôi con, chăm chồng. Bà dồn toàn bộ tâm sức vào chuyện đó. 

Nhớ lại những tháng ngày khốn khó đã qua, bà Phương tâm sự: "Cùng là người lính với nhau nên giữa tôi và ông ấy có rất nhiều điểm tương đồng trong suy nghĩ. Năm 1973, tôi phục vụ tại Trung đoàn an dưỡng 580 Quân khu Hữu Ngạn. Cuối năm 1976, tôi xuất ngũ về công tác tại địa phương. Thời con gái cũng rất nhiều người theo đuổi, lúc tôi đang làm cán bộ trực văn phòng xã Châu Lộc, huyện Hậu Lộc có người mai mối tôi với ông Cư.

Nhìn thấy cảnh ông ấy chống nạng lết từng bước, 2 đứa con lấm lem, còi cọc, tôi không thể cầm lòng. Chính trong cái buổi chiều gặp gỡ định mệnh ấy, duyên số đã gắn kết chúng tôi đến tận bây giờ. Do đường sá xa xôi, lúc lấy ông ấy tôi chấp nhận bỏ công việc đang làm ở xã".

Chuyen-ve-nhung-chiec-banh-duc-co-xuong-ngoai-doi-thuc-7
Vợ chồng ông Cư, bà Phương

Mấy sào ruộng và đồng lương thương binh của ông Cư không đủ trang trải cuộc sống. Bà Phương phải ra đồng mót từng hạt thóc, chăm từng ngọn mồng tơi. Đêm đêm, bà lại lọ mọ nấu rượu. Khổ nhất là những ngày trời rét, 4h sáng đã phải đạp xe 15km để nhập rượu, xong lại vội vã về cơm nước cho con cái đi học. Lo xong cho chồng con lại tất tưởi đi chợ bán rau.

Không chỉ phục vụ chồng con, bà Phương còn chăm mẹ chồng bị tai biến mạch máu não. Chưa kể những lúc trái gió trở trời người ông Cư đau nhức, bà thức thâu đêm xoa bóp. Những sinh hoạt hàng ngày của chồng đều phải nhờ bà phụ giúp. Dù vất vả, khổ cực nhưng bà luôn lo chu toàn mọi việc.

"Niềm vui, hạnh phúc nhất cuộc đời tôi là các con xem tôi như mẹ đẻ. Chúng giờ đã lớn nhưng thường xuyên tâm sự, chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống. Mỗi dịp chúng được nghỉ về quê thăm bố mẹ lại sà vào lòng tôi nũng nịu như những ngày còn nhỏ. Tôi luôn quan niệm, con nào cũng là con miễn sao mình nuôi dạy, yêu thương chúng hết lòng. Tôi không ân hận về quyết định không sinh con ngày trước, ông trời đã cho tôi cả một gia đình mà nhiều người mơ ước", bà Phương hạnh phúc tâm sự.

"Dì ghẻ" nuôi 5 con riêng của chồng ăn học thành tài

Trên Báo Pháp luật Việt Nam từng đăng tải chuyện bà Nguyễn Thị Thăng ở K7 (Thụy Điền, Tân Lập, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc) nuôi 5 con riêng của chồng thành tài. 5 đứa trẻ san sát độ tuổi tiểu học, trong đứa 3 trai, 2 gái. Khi bà quyết định lấy ông, cả gia đình ai ai cũng phải đối vì sợ bà khổ. Nhưng bà quyết lấy ông. Hai người cùng nhau nuôi 6 đứa con, gồm 5 đứa con riêng và 1 đứa con gái nuôi của bà.

Anh Mai - một trong những người con đang ở cùng bà, kể: "Ngày đó cuộc sống còn khổ, gia đình đông người. Những bữa cơm độn khoai, độn sắn, bà thường hớt lấy phần cơm cho các con, phần khoai sắn về mình. Thú thật mới đầu chúng tôi cũng sợ, cũng không thích. Về sau thì… mẹ là mẹ của chúng tôi thật sự. Mẹ đẻ chúng tôi xấu mệnh có công sinh, nhưng mẹ lại có công dưỡng dục, nuôi nấng chúng tôi trở thành người".

Chuyen-ve-nhung-chiec-banh-duc-co-xuong-ngoai-doi-thuc-6
Bà Thăng bên bữa cơm cùng con cháu

Đồng lương giáo viên ít ỏi không đủ mua gạo nuôi con, bà Thăng âm thầm làm lụng, đổi công, đổi sức lấy gạo. Làm hết việc nhà lại đi làm thuê chỉ mong có gạo cho con ăn, bởi chúng đang trong tuổi lớn không ăn đủ thì tội lắm.

"Cuộc sống khổ cực, vậy mà khi chúng tôi đi học, mỗi tuần mẹ vẫn gửi cho chúng tôi đều đều 3 cân gạo. Như thế, ở nhà chỉ còn lại 1 bát đán (bát đất ngày xưa) độn với những thứ khác để ăn. Chúng tôi thấy cảm kích lắm và tự hứa sẽ thành đạt để không phụ công ơn dưỡng dục của mẹ", Mai Anh kể.

Cũng nhờ sự hy sinh của bà Thăng mà 6 đứa con đều học hành thành tai. Năm 1995 ông nhà mất. Chính tay bà lại chăm lo, dựng vợ, gả chồng cho cả 6 người. Hiện họ đều đã thành đạt.

Giờ các con đều ở thành phố, có nhà cao cửa rộng muốn đón mẹ lên phụng dưỡng nhưng bà không đồng ý vì quen ở thôn quê rồi. Ở đây bà con nhang khói cho tổ tiên. Lâu lâu các con được nghỉ thì về thăm mẹ.

(Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị)

Xem thêm: Chuyện bánh đúc có xương giữa đời thực: Chồng qua đời, mẹ kế một mình nuôi 4 đứa con thành tài

Đọc thêm

Giờ đây, bảo vệ trẻ em không chỉ là vấn đề của một cá nhân, một gia đình mà đó là sự chung tay của cả cộng đồng.

Từ vụ bé gái 8 tuổi bị 'dì ghẻ' bạo hành đến tử vong: Bảo vệ trẻ em, không còn là chuyện của 1 gia đình
0 Bình luận

Tại cơ quan điều tra, "dì ghẻ" Quỳnh Trang thừa nhận có hành vi hành hung cháu V.A. bằng roi mây và cây gỗ tròn dài cả mét. Thậm chí Quỳnh Trang còn dùng chân đá nạn nhân...

Phẫn nộ lời khai của 'dì ghẻ': Dùng cây gỗ tròn dài cả mét đánh vào mông cháu V.A
0 Bình luận

Bé gái 8 tuổi nghi bị "dì ghẻ" bạo hành đến chết đang là vụ án gây rúng động dư luận. Bởi hành của kẻ bạo hành quá tàn nhẫn, cướp di mạng sống của bé gái vô tội, thiếu thốn tình cảm.

Toàn cảnh vụ bé gái 8 tuổi bị 'dì ghẻ' và cha ruột bạo hành đến tử vong: Hôm nay (21/7) tòa xét xử công khai
0 Bình luận


Bài mới

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Con dâu cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Sau những chuyện đã xảy ra, tôi thấy mãn nguyện và nhẹ nhõm vô cùng khi được tận tay tặng quà, chúc phúc cho con dâu cũ của mình.

Đề xuất