Giai thoại rung động lòng người về vị chưởng môn võ công thâm hậu khóc con đến mù mắt

Câu chuyện vị trưởng môn tài đức vẹn toàn Hồ Ngọc Doãn khóc con đến mù mắt đã trở thành giai thoại rung động lòng người ở xứ Quảng. 

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Chuyện về võ đường Hồ Tấn

Võ đường Hồ Tấn nằm bên dòng sông Bàn Thạch (phường Hòa Hương, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) do chưởng môn Hồ Ngọc Doãn cai quản. Điều đặc biệt ở võ đường này là chưởng môn đã ngoài 70 tuổi, bị mù hai mắt nhưng vẫn minh mẫn, say mê võ thuật.

Theo Báo Pháp luật Việt Nam, võ đường này là do ông nội của ông Hồ Ngọc Doãn là Hồ Lan Đình (1884-1932, còn gọi là Chánh Lơn) sáng lập vào năm 1914 tại phủ Hà Đông (bây giờ là TP Tam Kỳ). Vốn là người đam mê võ thuật nên từ khi mới 15 tuổi, cụ Đình đã mang tay nải phiêu bạt khắp 3 xứ kinh kỳ và sang cả Trung Quốc để học hỏi tinh hoa võ thuật. 

Đến năm 30 tuổi cụ trở về quê nhà và xây dựng võ đường Hồ Tấn. Những bài võ Hồ Tấn phái nức tiếng khắp thiên hạ. Và cũng vì thế mà cụ Đình được triều Nguyễn mời ra làm quan trị nạn thổ phỉ hoành hành.

chuyen-truong-mon-vo-quan-o-xu-quang-khoc-con-den-mu-mat-6
Cụ Hồ Lan Đình - người sáng lập võ phái Hồ Tấn

Đến năm 1916, với võ nghệ cao cường, cụ đình đã đánh tan tác một đội quân phản nghịch, được vua Khải Định ân thưởng, phong chức chánh tổng. Từ đó, cụ được gọi là Chánh Lơn. 

Sau khi ngán cảnh quan trường, cụ Chánh Lơn cáo quan về quê chuyên tâm phát triển võ đường, hành hiệp trượng nghĩa. Từ năm 1917 đến 1921, ngài Chánh Lơn cùng với võ đường của mình đã tổ chức nhiều cuộc biểu diễn võ thuật quyên góp rất nhiều tiền bạc để cứu trợ đồng bào bị thiên tai bão lụt nên tiếng thơm vang khắp nơi.

Theo các võ sư, các bài võ Hồ Tấn có giá trị cao bởi tập hợp nhiều chiêu thức, đòn thế phong phú, chặt chẽ, có tính khoa học cao. Mỗi chiêu thức đều được cấu tạo bởi thân pháp, bộ pháp, thủ pháp, cước pháp rất hiểm hóc, tinh vi, dễ đánh trúng vào yếu huyệt của đối phương.

Võ đường Hồ Tấn nổi tiếng bởi 18 bài quyền được coi là tài sản vô giá, trong đó có bài Ngũ hổ quyền. Đây là bài quyền mà các môn sinh ham học nhất. 

Dù mong võ quán phát triển khắp nơi nhưng cụ Chánh Lơn không muốn truyền dạy võ công cho con trai là Hồ Tấn Ba (1914-1989) bởi ông này tính tình nóng nảy, dễ sinh họa. Tuy nhiên, ông Tấn Ba đã đứng nấp sau tấm vách học các bài quyền cha dạy môn sinh. Cứ như thế, ông Tấn Ba dần tinh thông võ nghệ của cha.

chuyen-truong-mon-vo-quan-o-xu-quang-khoc-con-den-mu-mat-7
Các môn đồ của võ đường Hồ Tấn biểu diễn võ thuật

Khi võ sĩ Nhật Bản đến Quảng Nam dựng đài thách đấu và các võ sĩ mạnh khi đó không ai thắng nổi. Ông Tấn Ba đứng xe từ đầu thấy vậy liền xuất chiêu hạ được võ sĩ ngoại quốc. Từ đó, cụ Chánh Lớn mới chính thức truyền lại võ công tinh hoa của Hồ Tấn phái cho con trai. Sau này, ông Tấn Ba trở thành võ sư danh tiếng, kế nghiệp chức chưởng môn của cha.

Ông Tấn Ba không chỉ chăm bồi đắp võ thuật mà còn được đánh giá là người văn võ song toàn. Ông đã nghe theo tiếng gọi của Đảng và Bác Hồ để làm cách mạng. Năm 1945, vị trưởng môn này cùng các môn sinh tham gia cướp chính quyền ở phủ Tam Kỳ cùng với lực lượng vệ quốc dân bắt sống Tỉnh trưởng Quảng Nam Hồ Ngận.

Sau đó vì lo sợ thực dân truy lùng, ông Tấn Ba đã truyền lại chức chưởng môn cho con trai là Hồ Ngọc Doãn. Thời điểm đó, ông Doãn là giáo viên Anh văn và Toán đang dạy ở trường cấp 2-3 Đức Trí (nay là Trường THPT Phan Bội Châu, Tam Kỳ).

Theo lời cha, ông Doãn từ bỏ nghiệp "gõ đầu trẻ" trở về cai cải võ đường. Chặng đường nối nghiệp cha của ông gặp nhiều khó khăn. Nhưng với quyết tâm giữ gìn võ đường, ông đã kiên trì tập luyện. Võ đường ngày càng thu hút nhiều môn sinh tề tựu. Đến nay, khi ông Doãn đã già yếu và mắt không nhìn thấy nhưng môn sinh vẫn đến học rất đông.

chuyen-truong-mon-vo-quan-o-xu-quang-khoc-con-den-mu-mat-7
Võ sư Hồ Ngọc Doãn khóc con đến mù mắt

Ông Doãn từng tâm sự, võ thế gia Hồ Tấn là môn võ cổ truyền dân tộc nên ông sẽ cố gắng truyền thụ hết những tinh hoa, tinh túy cho lớp con, cháu của mình. Ông quyết không để môn võ này thất truyền...

Theo lão võ sư mù, học võ là học đạo làm người, phải biết trượng nghĩa, giữa đường thấy chuyện bất bình chẳng tha, phải biết giúp đời, giúp nước... Đó cũng là tiêu chí cao nhất để ông chọn đệ tử nhập phái.

“Học võ trước hết là để lấy cái Đạo, từng đòn thế đều toát lên thần lực của nhãn pháp, nội lực của khí pháp, sự an nhiên tự tại của tâm pháp. Từng nhịp điệu, tiết tấu, độ cương nhu của chiêu thức trong bài quyền đều thể hiện nghệ thuật dung hòa cái đẹp trong uy lực dụng võ”, vị chưởng môn chia sẻ.

Giai thoại chưởng môn khóc con đến mù mắt

Ông Doãn không chỉ là võ sư tài đức vẹn toàn mà còn là người cha hết mực yêu thương con cái. Ông có 6 người con nhưng con trai chỉ có một. Với mong muốn con trai là anh hùng cái thế kế nghiệp cha phát triển võ đường Hồ Tấn, ông đặt tên cho con là Hồ Dung Chí (SN 1972). 

Giống như ông nội, từ nhỏ Dung Chí đã mê võ. Trong số đệ tử của ông Doãn ngày ấy, Dung Chí sớm nổi lên với thân thế nhanh nhẹn, thông minh, đúng chất "con nhà nòi". Thế nhung, Dung Chí bạc phận, sớm rời xa cõi đời này.

Mỗi lần kể về con trai, lão võ sư rất buồn. Đôi mắt của ông cũng vì khóc con mà trở nên mù lòa: "Năm 1991, khi Chí đang chuẩn bị đi học ở Trường Đại học Y khoa Huế thì tối đó nó cùng bạn bè đi chơi. Nó và bạn vừa ra đến cổng thì gặp 2 kẻ say rượu tông vào. Nó đã ra đi khi mới 19 tuổi. Vợ chồng tôi hy vọng nó sẽ kế tục võ phái. Thương con, thấy mình có lỗi với tổ tiên nên tôi không cầm lòng mà khóc mãi”.

chuyen-truong-mon-vo-quan-o-xu-quang-khoc-con-den-mu-mat-9
Một số chứng nhận của triều Nguyễn đối với võ phái Hồ Tấn

Ngày đó nhiều người còn tưởng chưởng môn mải mê tập võ đến mức mù mắt. Nhưng ít ai biết được, ông khóc con đến mức mù lòa.

“Trước khi Dung Chí mất, một dịp nọ, có thư từ trong Bình Định gửi ra mời võ đường tham gia đấu võ. Rà soát một lượt, tôi chọn con mình đi ứng đấu. Tôi nói với con đi thi cũng là đi học, có va chạm thì mới tiến bộ và học võ uyên thâm hơn”, vị trưởng môn kể.

Ngày đi, vì không kịp may áo mới nên Chí mượn một chiếc áo của bạn, sau lưng áo có viết 3 chữ Hán. Cuộc thi ấy, nó chỉ được giải Đồng nên ra về rất buồn.

"Sau này, có người nói lại với tôi rằng trong cuộc thi đó, Chí biểu diễn rất tốt bài võ khiên (bài võ bị thất truyền đã lâu) nên ban giám khảo chấm giải vàng. Thế nhưng do trên áo đấu có 3 chữ Hán, thời đó dư luận lại đang có tư tưởng bài Trung Quốc nên người ta đã hạ xuống giải đồng”, chưởng môn kể lại chuyện buồn năm xưa.

Ông Doãn cũng luôn cho rằng, mình có lỗi trong những việc không may xảy ra với con trai nên khi con mất, ông đau đớn vô cùng. Vị chưởng môn này ngày đêm khóc thương con. Thậm chí còn sáng tác bài thơ khóc con rất xúc động: 

“Dung thân tròn hai mươi tuổi

Chí lớn gửi bóng trăng xa

Tan lòng cha, nát lòng cha

Quãng đời còn lại như là chiêm bao”.

Bao năm tháng trôi qua nhưng nỗi đau mất con vẫn chưa bao giờ nguôi ngoai. Lòng ông vẫn âm ỉ nỗi đau ngày ấy. Dù mắt đã mù lòa nhưng mỗi khi nghĩ về con, những giọt nước mắt cứ trực lăn dài trên má.

Mặc dù mất đi đứa con ngoan hiền nhưng ông Doãn vẫn không ngừng cống hiến cho đời. Bình tâm lại sau chuyện con mất, ông Doãn tiếp tục dạy võ cho các môn đồ. Ông truyền cho các đệ tử võ thuật và đạo đức làm người.

Ngoài thời gian dạy võ thuật, ông vùi đầu vào nghiên cứu y thuật. Nghề y cũng là nghề truyền thống của gia đình ông, từ thời chưởng môn Hồ Lan Đình. “Trong tâm khảm tôi, võ thuật và y thuật luôn luôn song hành nhau. Nhưng đau đáu trong lòng là việc kết hợp nó như thế nào và tìm mối liên hệ của chúng”.

Với sự kiên trì của mình, võ sư già đã trở thành một thầy thuốc nức tiếng gần xa. Hàng ngày, ông cần mẫn khám bệnh cho người già; bấm huyệt, đả thông kinh mạch cho những người sau ốm; nắn trật chân, tay, đau nhức cho những người bị té ngã... 

Không còn con trai nhưng ông Doãn có con gái tài giỏi. Con gái võ sư không chỉ giỏi võ mà họ còn là những y, bác sĩ giỏi ở các bệnh viện, trung tâm y tế hàng đầu. Suốt chặng đường hơn 100 năm, võ đường Hồ Tấn đã nêu cao tinh thần thượng võ, rèn luyện sức khỏe để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Hơn 20 năm không còn đôi mắt nhưng tâm hồn võ sư Ngọc Doãn lúc nào cũng sáng như ngọc. Ông dạy võ, bốc thuốc cứu người, giúp đời. Và đặc biệt, ông còn tự hào: "Các thế hệ học trò của võ đường Hồ Tấn chưa có một ai phải vào tù, ra tội do tha hóa đạo đức, tụ tập băng nhóm đánh nhau…".

Xem thêm: Gặp lại "dị nhân" xứ Quảng 17 năm ôm tượng thạch cao chứa thi hài vợ để ngủ

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Năm 2019, 41 ngư dân xứ Quảng gặp nạn trong chuyến đi biển đầy bão táp. Thế nhưng ở thời khắc "ngàn cân treo sợi tóc", đàn cá heo đã chỉ đường cho tàu tìm kiếm được người gặp nạn.

Ly kỳ chuyện đàn cá heo chắn mũi tàu chỉ đường cứu 41 ngư dân xứ Quảng thoát khỏi “lưỡi hái” của thủy tề
0 Bình luận

Các cụ thường nói, ngủ ngày là thói quen xấu của kẻ lười nhác. Ấy vậy mà đàn ông làng Liễu Thạnh (xứ Quảng) lại thi nhau ngủ ngày. Đàn ông ngủ ngày được xem là gia đình siêng năng, khấm khá, vợ con sung túc.

Về xứ Quảng nghe chuyện ly kỳ ở ngôi làng 'đàn ông ngủ ngày'
0 Bình luận

Cuộc đời đắng cay khiến các em mang trong mình căn bệnh quái ác nhưng các em sống rất ý nghĩa, không phụ lòng đấng sinh thành. Những mảnh đời da cam làm được nhiều việc khiến người khác khâm phục. 

Những 'chiến binh' không chịu đầu hàng số phận ở 'thung lũng da cam' xứ Quảng
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Ấm lòng tiệm mì 1K giữa Sài Gòn đắt đỏ: Tình người vẫn luôn hiện hữu

Cứ chập tối, tấm biển với dòng chữ “Tiệm mì 1K” trên đường Phạm Văn Đồng (TP. Thủ Đức, TP.HCM) lại sáng đèn, thu hút sự chú ý của dòng người đi đường.

Hải An
Hải An 7 giờ trước
Tình mẫu tử thiêng liêng: Mẹ hiến thận cứu con gái khỏi bờ vực tử thần

Thấy con gái 27 tuổi suy thận giai đoạn cuối, sức khỏe ngày một suy yếu, có thể mất mạng bất cứ lúc nào, người mẹ 50 tuổi đã không ngại ngần hiến thận cứu con.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Bất chấp hiểm nguy, cha nhảy xuống giếng sâu 35 cứu con gái 9 tuổi

Trong lúc chơi đùa, bé gái 9 tuổi không may rơi xuống giếng sâu 35m, biết tin người cha không ngần ngại lao mình xuống giếng sâu 35m để cứu con.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Nam sinh 18 tuổi bỏ thi để cứu bạn bị đau tim: “Thi cử có thể chờ, mạng sống thì không”

Câu chuyện nam sinh Trung Quốc bỏ lỡ kỳ thi quan trọng vì cứu bạn học bị đau tim đang gây sốt mạng xã hội vì hành động dũng cảm và phẩm chất tốt đẹp.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
TP.HCM mở lớp học bơi miễn phí cho người dân

Bắt đầu từ tháng 5 này, Trung tâm Thể thao dưới nước TP.HCM sẽ bắt đầu mở các lớp học bơi cơ bản miễn phí cho người dân thành phố.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Học sinh Việt Nam xuất sắc giành huy chương vàng tại 'kỳ thi Hóa học khó nhất hành tinh”

Cả 4 học sinh Việt Nam tham dự Kỳ thi Olympic Hóa học Quốc tế Mendeleev năm nay đều đạt huy chương, gồm 2 huy chương Vàng và 2 huy chương Bạc.

Thanh Tú
Thanh Tú 7 ngày trước
Không nhà, không người thân cụ bà 30 năm sống dưới gầm cầu thang vẫn dang tay với người lạ

Suốt 3 thập kỷ sống dưới gầm cầu thang, cụ bà Nguyễn Thị Sang (79 tuổi, TPHCM) vẫn sẵn sàng mở lòng, cưu mang người xa lạ. Giữa phố thị tấp nập, đâu đó vẫn có những mảnh đời nương tựa nhau bằng nghĩa tình vô giá!

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Hành động ấm lòng của hai thực tập sinh khi thấy bà cụ U80 đưa em gái 69 tuổi vào viện khám

“Gặp tôi, bà Húng giọng run run, hai hàng nước mắt chực trào nói “bác ơi, bác cứu lấy em tôi. Nó khó thở. Tôi thương nó quá”. Giây phút ấy tôi rất xúc động”, nam thực tập sinh chia sẻ.

Thanh Tú
Thanh Tú 14/05
Cụ bà U90 11 năm miệt mài nấu cháo tặng cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn

Hơn 10 năm nay, đã có hàng ngàn suất cháo được cụ Chu Thị Lương (81 tuổi, ngụ TT.Cẩm Xuyên, H.Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) trao đến tay những người có hoàn cảnh khó khăn.

Hải An
Hải An 14/05
Ấm lòng nghĩa đồng bào với hơn 1.700 “bữa cơm đoàn kết” mừng ngày giải phóng Hải Phòng

Những ngày này, khắp các thôn, tổ dân phố, đâu đâu cũng rộn ràng “bữa cơm đoàn kết” được người dân Hải Phòng tổ chức để chào mừng 70 năm ngày giải phóng thành phố.

Thanh Tú
Thanh Tú 13/05
Người hùng giữa đời thực: Bác sĩ kịp thời cứu cô gái bị tai nạn, nằm co giật trên đường

Trên đường về nhà, bác sĩ Phạm Tiến Mạnh vô tình nhìn thấy một cô gái bị tai nạn giao thông, nằm trên đường trong tình trạng tay chân co quắp, sùi bọt mép nên vội vã xuống hỗ trợ.

Hải An
Hải An 13/05
Kịp thời cứu người phụ nữ mang thai 8 tháng rơi xuống giếng sâu 20m

Người phụ nữ mang thai ở tháng 8 thai kỳ không may rơi xuống giếng sâu 20m trong khi đi mua đồ cho gia đình, may mắn được Công an tỉnh Tây Ninh ứng cứu kịp thời.

“10 năm cõng bạn” – khoảnh khắc đẹp nhất tại lễ tốt nghiệp Đại học Bách Khoa

Ngô Văn Hiếu- nhân vật chính trong câu chuyện từng gây xúc động "10 năm cõng bạn" đến trường, tiếp tục lay động nhiều người khi vượt gần 100km, từ Thái Bình lên Hà Nội để cõng người bạn thân lên sân khấu ĐH Bách khoa nhận bằng tốt nghiệp.

Hải An
Hải An 12/05
Chiếc ốp điện thoại đẹp nhất của bố: “Con yêu bố lắm”

Chiếc ốp ấy có thể không phải là món đồ đắt tiền, không hợp thời hay sang trọng. Nhưng chắc chắn, với người bố ấy đó là chiếc ốp điện thoại đẹp nhất trên đời.

Người dân Nghệ An chung tay “giải cứu” hỗ trợ xe chở dưa hấu bị lật

Sáng ngày 10/5, tại TP Vinh (Nghệ An) người dân cùng nhau hỗ trợ, mua giúp dưa hấu cho tài xế xe tải sau va chạm với ô tô khách, khiến một tấn dưa hấu đổ tràn ra đường.

PC Right 1 GIF
Đề xuất