Chuyện tình đẹp của thiếu tướng Phan Khắc Hy và vợ: Hơn 500 bức thư vượt bom đạn về hậu phương

Hơn 500 bức thư đi về giữa bom đạn thời chiến là sợi dây gắn kết tình yêu của thiếu tướng Phan Khắc Hy cùng vợ Nguyễn Thị Ngọc Lan trong 24 năm xa cách.

Thùy Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tướng Hy từng nặng lòng chia sẻ: “Thương con, thương dâu, mẹ tôi đã cất giữ những bức thư do tôi gửi lại một cách cẩn thận: Bọc bằng mo cau, giấu trên gác bếp để ngừa mối mọt. Mỗi khi máy bay Mỹ sắp ném bom, trước khi xuống hầm ẩn nấp bà đều chạy đến gác bếp, lấy gói mo cau bọc thư, đem xuống hầm…”

Chiến tranh không chỉ tàn khốc với bom đạn, máu chảy và sự hi sinh. Vẫn có những tình yêu đẹp được ươm mầm, nuôi dưỡng trong xa cách. Người lính đi chiến trận chưa biết ngày trở về cùng người con gái nơi hậu phương, họ chỉ biết gửi tình yêu và nỗi nhớ qua những dòng nhật ký, những bức thư tay mà thôi. 

Hơn 500 lá thư vượt bom đạn

Những năm cuối kháng chiến chống Pháp, khi đó tướng Hy đang là Phó bí thư Tỉnh uỷ, Tỉnh đội trưởng Quảng Bình. Bà Nguyễn Thị Ngọc Lan xếp bút nghiên, xung phong vào mặt trận Bình Trị Thiên, gặp gỡ Phan Khắc Hy khi ông được điều vào đây để xây dựng lực lượng chủ lực.

chuyen-tinh-dep-cua-thieu-tuong-phan-khac-hy-va-vo-1
Thiếu tướng Phan Khắc Hy và vợ

Tướng Hy đã nhanh chóng “cảm nắng” người con gái ấy. Tuy nhiên, chuyện tình của chàng trai Quảng Bình không hề suôn sẻ. Suốt thời gian dài, bà Ngọc Lan luôn tránh mặt, không cho ông cơ hội để “cầm cưa”. Sau này ông biết được, bà Lan là cháu ngoại của một nhà nho xứ Nghệ. Bà sợ bị ông ngoại mắng khi vừa ra chiến trường đã vội yêu đương.

Thế là, Phan Khắc Hy “làm liều”, nhờ Tư lệnh mặt trận Bình Trị Thiên viết thư cho ông ngoại bà Ngọc Lan, xin phép cho hai người được tìm hiểu. Đến khi ông ngoại gửi thư đồng ý, bà Ngọc Lan mới thôi tránh mặt.

Mỗi lần ra chiến trường, Phan Khắc Hy không ngừng nhớ nhung người con gái mình yêu. Và thế là, ông trải lòng mình qua những lá thư con chữ. Những bức thư cứ thế gửi nỗi nhớ niềm thương, vượt qua mưa bom bão đạn. Bà Ngọc Lan còn gửi cho “chồng tương lai” một chiếc túi nhỏ màu xanh tự tay mình khâu coi như vật đính ước. 

chuyen-tinh-dep-cua-thieu-tuong-phan-khac-hy-va-vo-2
Thư đồng ý của ông ngoại bà Lan

Quen nhau được 1 năm, tướng Hy ngỏ lời cầu hôn. Được sự giúp đỡ của đồng chí Trần Quý Hai - Chỉ huy trưởng; Đồng chí Chu Văn Biên - Chính ủy mặt trận Bình Trị Thiên, cả hai chính thức nên duyên vợ chồng tháng 11/1952 tại chiến khu Ba Lòng. 

Những lá thư mang trọn niềm thương nỗi nhớ

Hết chống Pháp, ông lại biền biệt đi chống Mỹ trên những nẻo đường Trường Sơn. Những bức thư lại tiếp tục giữ vai trò kết nối, giữ lửa tình yêu cho cả hai vợ chồng. Ông viết thư cho vợ dọc đường hành quân, khi qua các binh trạm hay đồng đội đi ngang sẽ tranh thủ gửi về. Những bức thư mang bao niềm thương nhớ nhưng không hẹn một ngày về. 

chuyen-tinh-dep-cua-thieu-tuong-phan-khac-hy-va-vo-3
Những bức thư tình của tướng Hy

Nhớ người vợ trẻ nơi hậu phương, những cánh thư nhận được Phan Khắc Hy đều cất vào chiếc túi màu xanh vợ tặng. Những bức thư theo ông suốt chặng đường dài hành quân, mang theo tấm lòng và tình yêu của vợ. Ngày trước khi lên đường, hai vợ chồng dặn dò nhau, tối thiểu một tháng phải gửi một lá thư. Chậm thư một chút là lòng ông lại bồn chồn, lo lắng.

Mỗi bức thư vợ gửi, ông có thể hình dung mọi chuyện ở nhà, từ việc sinh hoạt đến con cái… Ngày ông cùng đồng đội bắn rơi 10 máy bay rồi được về thăm nhà, vợ con lại đang đi sơ tán. Vô tình đọc cuốn nhật ký của vợ, Phan Khắc Hy không cầm được nước mắt. Ông hứa sau khi hòa bình sẽ bù đắp cho vợ mình gấp bội.  

“Thương con, thương dâu, mẹ tôi đã cất giữ những bức thư do tôi gửi lại một cách cẩn thận: Bọc bằng mo cau, giấu trên gác bếp để ngừa mối mọt. Mỗi khi máy bay Mỹ sắp ném bom, trước khi xuống hầm ẩn nấp bà đều chạy đến gác bếp, lấy gói mo cau bọc thư, đem xuống hầm…”, ông kể. Nhờ mẹ mà những bức thư của hai vợ chồng Phan Khắc Hy được giữ nguyên vẹn đến tận ngày nay. 

chuyen-tinh-dep-cua-thieu-tuong-phan-khac-hy-va-vo-4
Vợ chồng tướng Hy chụp cùng một trong 3 người con

Những ngày cuối cùng của chiến tranh, khi miền Nam sắp hoàn toàn giải phóng, hai vợ chồng ông đang cách nhau cả nửa vòng trái đất. Khi đó, bà Ngọc Lan đang học tập ở Praha (Tiệp Khắc). Cả hai vẫn giữ thói quen gửi thư cho nhau, chia sẻ niềm vui khi kháng chiến thành công, hòa bình trở lại. 

Năm 1976, bà Lan học xong về nước. Gia đình vỡ òa hạnh phúc khi được đoàn tụ sau 24 năm phải xa cách vì chiến tranh. Bức thư đầu tiên ông viết vào ngày 3/4/1952 - khi bắt đầu chiến tranh - đến lá thư cuối ngày 7/5/1975 - sau khi Sài Gòn giải phóng đều được cất trong chiếc túi xanh bà thêu, giữ trọn vẹn tới ngày hòa bình.

(Theo Zing)

Xem thêm: Chuyện chưa kể về lá thư chuyển tiền của Bác Hồ gửi Tổng cục Chính trị để mua thêm nước uống cho bộ đội

Đọc thêm

Cuộc sống của hàng triệu đồng bào bị đảo lộn khi chiến tranh ập đến. Với trẻ em, đó là một thử thách hết sức khắc nghiệt. Nhìn lại những bức ảnh trẻ em Việt Nam thời chiến, ai ai cũng quặn lòng xót xa.

Quặn lòng trước loạt ảnh trẻ em Việt Nam thời khói lửa chiến tranh
0 Bình luận

Hiện nay Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam vẫn lưu giữ lá thư chuyển 16.000 đồng của Bác Hồ gửi Tổng cục Chính trị để mua thêm nước uống cho bộ đội phòng không trực chiến bên mâm pháo, làm nhiệm vụ bảo vệ bầu trời của Tổ quốc.

Chuyện chưa kể về lá thư chuyển tiền của Bác Hồ gửi Tổng cục Chính trị để mua thêm nước uống cho bộ đội
0 Bình luận

Năm 2017, Nguyễn Thị Sao Ly trở thành "hiện tượng" trong giới du học sinh Việt khi cùng lúc giành 8 học bổng tiến sĩ ở các ngôi trường hàng đầu trong lĩnh vực y khoa của Mỹ. Nhưng 9x đã quyết định chọn Johns Hopkins với học bổng trị giá hơn 9 tỷ đồng.

9x Việt từng ẵm 8 học bổng tiến sĩ quốc tế: Về Việt Nam giờ là lựa chọn chứ không còn là thứ băn khoăn nữa
0 Bình luận

Ở buổi loạn lạc Trịnh - Nguyễn phân tranh, có một người con của đất Việt sớm nhận rõ bản chất phi nghĩa của chiến tranh nên đã quyết định "bẻ tên cởi giáp" trở về theo đuổi nghiệp y học cứu người. Sau này ông được nhân dân ca tụng là bậc thần y.

Người lính chán ghét chiến tranh từng 'bẻ tên cởi giáp', trở thành danh y lỗi lạc của Đại Việt là ai?
0 Bình luận


Bài mới

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Con dâu cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Sau những chuyện đã xảy ra, tôi thấy mãn nguyện và nhẹ nhõm vô cùng khi được tận tay tặng quà, chúc phúc cho con dâu cũ của mình.

Đề xuất