Chuyện đời bi tráng của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc - nguyên mẫu nhân vật Thăng trong "Mùi cỏ cháy"

Liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc chính là chàng trai giỏi văn nhất miền Bắc một thời. Anh theo tiếng gọi của Tổ quốc, anh lên đường nhập ngũ và đã hi sinh đầy oanh liệt.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc là tác giả cuốn sách "Mãi mãi tuổi 20". Những năm tháng ở chiến trường, đồng đội thường gọi vui anh Thạc là "cứ rảnh là lại viết", vì anh mê viết, cứ mỗi khi dừng hành quân là anh lại viết.

Anh Nguyễn Văn Thạc sinh năm 1952 ở làng Bưởi, Hà Nội trong một gia đình thợ thủ công. Cha mẹ có xưởng dệt nhỏ, nhưng khi Mỹ gây chiến tranh phá hoại miền Bắc đã phải bán rẻ để sơ tán về quê ở xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm. Không có việc làm, nhà lại đông con (Thạc là con thứ 10 trong 14 anh em), tài sản gia đình nhanh chóng khánh kiệt. Bà mẹ Thạc phải đi cắt cỏ bán lấy tiền ăn.

Nhà nghèo nên anh Thạc vừa đi học, vừa phải đi làm thêm giúp đỡ bố mẹ, nhưng học rất giỏi. Suốt 10 năm học phổ thông, cậu đều đạt loại học sinh A1 (giỏi toàn diện). Năm lớp 7, Thạc đoạt giải Nhì (không có giải Nhất) học sinh giỏi văn thành phố Hà Nội. Năm lớp 10, (niên học 1969 - 1970), Nguyễn Văn Thạc đã đoạt giải Nhất cuộc thi học sinh giỏi văn toàn miền Bắc. Với thành tích học tập kể trên, Thạc đã được Ban Tuyển sinh Hà Nội xếp vào diện đi đào tạo tại Liên Xô. Nhưng theo chủ trương chung, phần lớn  những nam học sinh xuất sắc năm đó đều phải ở lại để tham gia quân đội.

chuyen-doi-bi-trang-cua-liet-si-nguyen-van-thac

Trong khi chờ gọi nhập ngũ, Thạc đã xin thi và đỗ vào Khoa Toán – Cơ của Trường đại học Tổng hợp Hà Nội. Vừa học năm thứ nhất, anh vừa tự học thêm để hoàn thành chương trình năm thứ 2 và được nhà trường đồng ý cho lên học thẳng năm thứ ba... Nhưng đó cũng là thời gian cuộc kháng chiến chống Mỹ đang bước vào giai đoạn mới. Chiến trường miền Nam ngày càng gay go và ác liệt. Hàng ngàn sinh viên các trường đại học phải tạm ngừng học tập, để bổ sung lực lượng chiến đấu cho quân đội.

Nguyễn Văn Thạc đã nhập ngũ ngày 6/9/1971 và hi sinh chưa đầy 1 năm sau đó, vào ngày 30/07/1972 trong trận Thành cổ Quảng Trị. Hình tượng chàng trai Nguyễn Văn Thạc ngoài đời được dùng để xây dựng nhân vật Thăng do diễn viên Tô Tuấn Dũng thủ vai trong bộ phim "Mùi cỏ cháy".

Ngoài đời, anh Thạc là người lính thông tin bị trúng mảnh đạn cắt nát động mạch đùi, anh được đồng đội cấp cứu nhưng máu cứ chảy, anh yếu dần nhưng vẫn tỉnh. Trước khi hy sinh, anh nói bạn bè: “Mình tỉnh thế này tức là sắp chết rồi... Chỉ tiếc là không còn chiến đấu được nữa... bao dự định còn dang dở”. Trong chiến tranh, vị trí thông tin là vị trí thường bị quân thù nhắm vào nhiều nhất. Anh Nguyễn Văn Thạc vừa chiến đấu vị trí bị nhắm nhiều ở trong trận đánh ác liệt nhất.

Còn trong phim, nhân vật Thăng cũng là người lính thông tin, anh Thăng hy sinh khi sửa chữa đường dây tín hiệu bị hỏng, khi sửa xong, điện đài vừa nối được thì anh bị giặc bắn vào ngực, anh ôm ngực và ngã xuống dòng Thạch Hãn… 

Tất cả những gì anh viết trong những chặng đường hành quân được tập hợp thành cuốn sách “Mãi mãi tuổi 20”, được tái bản hơn 10 lần với hơn 200 ngàn bản in.

Một trong những trích dẫn hay nhất trong cuốn sách: “Một bông hoa không cạnh tranh với bông hoa khác, nó chỉ đơn giản là bung nở thôi”. Trích dẫn này là nguồn cảm hứng cho ca sĩ Tạ Quang Thắng sáng tác ra bài hát “Sống như những đóa hoa” nói về tình yêu cuộc đời, sống đẹp tỏa sáng và khát khao cống hiến. 

"Và tôi sống như đóa hoa này, tỏa ngát hương thơm cho đời

Sống với nỗi khát khao rằng được hiến dâng cho cuộc đời...".

Xem thêm: Chuyện kỳ lạ về "lời tiên tri" thống nhất đất nước của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc

Đọc thêm

Đó là mẹ Nguyễn Thị Cày, năm nay đã 90 tuổi, sống cùng con cháu ở thôn Tân Trưng, xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng, Quảng Trị. 

Chuyện về người mẹ đã sống hết lòng với liệt sĩ
0 Bình luận

Chuyện một chàng trai trẻ mang hơn 100 kg vải thiều đến nghĩa trang của xã để thắp hương tri ân các liệt sĩ khiến cư dân mạng nể phục.

Chàng trai trẻ mang 100 kg vải thiều tới viếng nghĩa trang liệt sĩ: Đã muốn làm điều này từ lâu
0 Bình luận

"Bố mẹ tôi sinh ra tôi xương thịt chỉ còn 15% thôi. Còn 85% của các liệt sĩ. Anh em đã hy sinh cho mình sống", Trung tướng Khuất Duy Tiến chia sẻ với VTV.

Trung tướng, Anh hùng LLVTND Khuất Duy Tiến: '85% xương thịt của tôi là của các liệt sĩ'
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất