Chàng trai "xương thủy tinh" vượt gần 300km ra HN hiến xác ngày ấy tiếp tục đập heo đất ủng hộ chống dịch

Sau 3 năm vượt gần 300km từ Nghệ An ra Hà Nội đăng ký hiến xác, chàng trai "xương thủy tinh" Trần Văn Hà lại tiếp tục ống heo tiết kiệm lấy tiền ủng hộ chống dịch COVID-19.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tâm nguyện hiến tạng của hai mẹ con

Vào năm 2017, Trần Văn Hà (SN 1990, quê ở thị trấn Quỳ Hợp, Nghệ An) một mình đi từ Nghệ An ra Hà Nội để đăng ký hiến xác cho y học sau khi chết. Anh Hà có ngoại hình nhỏ thó, chân tay teo tóp nhưng lúc nào trên mặt cũng nở nụ cười tươi rói. Gặp ai cũng thân thiện chào hỏi, ai hỏi gì kể rất chi tiết.

Được biết, anh Hà sinh ra trong gia đình thuộc dạng giàu có ở quê. Bố anh từng là kiểm lâm nhưng không yêu thương gia đình, thường xuyên đánh đập mẹ và chị gái.

Năm anh Hà 9 tuổi thì bố mẹ ly hôn. Anh về sống với bố theo phán quyết của tòa án. Cũng từ đây, anh Hà phải sống cuộc đời bị hắt hủi, thường xuyên phải chịu đòn roi.

chan-dung-chang-trai-xuong-thuy-tinh-vuot-300km-ra-ha-noi-hien-xac-8
Anh Hà bị mắc bệnh xương thủy tinh nên người co quắp, nhỏ thó

Thương con, mẹ anh Hà đón về nhà. Mẹ bị mắc bệnh cột sống, thoát vị đĩa đệm và hay ngất nên chẳng làm được việc nặng nhọc gì. Hà thương mẹ nhưng cũng không thể giúp được  vì cũng mắc bệnh xương thủy tinh.

Chị gái anh Hà đang sinh sống và làm việc trong miền Nam, đã có gia đình riêng. Còn cô em gái đi làm thuê ở quê nhưng cũng xa nhà, đồng lương ít ỏi nên thỉnh thoảng mới về thăm mẹ. Hai mẹ con anh Hà ở nhà tự chăm sóc nhau, bán than củi kiếm sống qua ngày.

Từ ngày mẹ đổ bệnh, gia cảnh càng khó khăn hơn. Dẫu vậy, anh Hà vẫn cố gắng sống thật lạc quan để mẹ được an lòng. 

Có một điều mà anh Hà trăn trở bấy lâu chính là việc từ khi bố mẹ ly hôn, dù gia đình khá giả nhưng tòa chỉ chia một phần tài sản rất nhỏ cho mẹ anh. Từ đó đến nay, Hà vẫn đi gửi đơn đến các cơ quan chức năng mong được xem xét lại.

chan-dung-chang-trai-xuong-thuy-tinh-vuot-300km-ra-ha-noi-hien-xac-7
Trong hành trình vượt gần 300km ra Hà Nội đăng ký hiến xác, anh Hà gặp không ít khó khăn

Nói về câu chuyện đăng ký hiến xác, anh Hà bộc bạch, nó xuất phát người mẹ của anh. Mẹ anh từng ước mơ làm bác sĩ nhưng không thực hiện được. Vì thế, khi chết bà muốn được hiến xác cho khoa học để làm một điều gì đó có ích cho xã hội.

Ban đầu Hà phản đối vì anh nghĩ, suốt 30 năm qua, mẹ anh phải chịu bao khổ cực, đau đớn khi vừa làm mẹ, vừa làm cha để nuôi dưỡng 3 con khôn lớn. Chưa ngày nào mẹ được sống một cách vui vẻ, thanh thản. 

“Tuy tôi phản đối nhưng mẹ vẫn kiên quyết thực hiện quyết định khi chết. Thương mẹ, tôi đã dành thời gian tìm hiểu việc hiến xác cho khoa học. Thấy đó cũng là nghĩa cử cao đẹp. Mình chết đi, xác chôn xuống là hết. Nếu thân thể mình giúp người khác được sống thì nghĩa là mình vẫn sống”, anh Hà nói.

chan-dung-chang-trai-xuong-thuy-tinh-vuot-300km-ra-ha-noi-hien-xac-3
Hình ảnh hai mẹ con anh Hà

Xuất phát từ những suy nghĩ trên mà vào ngày 21/2/2017, anh Hà đã bắt xe khách đi gần 300km từ Quỳ Hợp (Nghệ An) ra bệnh viện Đại học Y Hà Nội để làm hồ sơ đăng ký hiến xác cho cả hai mẹ con sau khi chết.

Chuyện tình cổ tích của chàng trai xương thủy tinh 

Sau khi quyết định hiến xác cho y học, cuộc sống của anh Trần Văn Hà có một sự thay đổi lớn. Cụ thể, vào ngày 15/4/2017, anh và chị Lô Thị Giang (kém anh Hà 9 tuổi, quê ở Khe Mèn, Đồng Hợp, Nghệ An) sẽ chính thức về chung một nhà. Điều đặc biệt, anh Hà là một người khuyết tật còn Giang hoàn toàn lành lặn. Mối tình của họ đã vượt qua biết bao sóng gió mới nhận được sự đồng thuận của 2 bên gia đình như hiện tại.

Và có lẽ chính trái tim nhân hậu của mẹ con anh Hà đã lay động trái tim chị Lô Thị Giang - cô gái cũng sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nghèo khó cùng cực. Tuy may mắn hơn anh Hà là sở hữu một thân hình lành lặn nhưng cuộc sống của Giang từ nhỏ cũng vất vả, có lẽ không kém gì cuộc sống khó khăn của anh Hà trong quá khứ.

chang-trai-xuong-thuy-tinh-dap-ong-heo-lay-tien-ung-ho-chong-dich-7
Chị Giang - người vượt mọi rào cản để đến với anh Hà

Được biết, 4 mẹ con Giang đều không có nghề nghiệp ổn định, kinh tế phụ thuộc hoàn toàn vào tiền lương ít ỏi của người bố làm khai thác đá thuê cho chủ thầu. Dù có học lực tốt nhưng năm lên lớp 10 Giang đành gác lại việc học để lo cho 3 em nhỏ. Người em trai duy nhất trong gia đình Giang bị mắc bệnh lạ. Vì lo chạy chữa nhiều nơi nên gia đình cô từ chỗ khó khăn càng trở nên cơ cực, nợ nần chồng chất.

"Khoảng tháng 8/2016, một dịp tình cờ là nick facebook của cô ấy bị hack, mình và Giang có cơ hội nói chuyện với nhau. Ở hoàn cảnh mình, chưa bao giờ Hà dám hy vọng tình yêu với một người phụ nữ khỏe mạnh nhưng không hiểu vì sao, có lẽ bởi sự đồng cảm nào đó nên Giang rất quan tâm. Tin nhắn từ đấy cứ nhiều dần lên và rồi hai người yêu nhau khi nào không biết".

Không mất thời gian theo đuổi, tán tỉnh, cuộc tình của họ tự nhiên đến từ hai bên.  Khi yêu anh Hà, Giang cũng gặp phải sự phản đối. Người thân, bạn bè ai cũng mong cô lấy được người đàn ông lành lặn, kinh tế tốt để giúp đỡ gia đình, các em. Song gạt đi mọi sự can ngăn, Giang vẫn quyết định đến với anh Hà.

Về phía anh Hà, để vun đắp tình yêu ấy, anh chưa bao giờ quản ngại khó khăn. "Nhà cô ấy cách chỗ mình ở 20km, đi xe lăn điện phải mất hơn 1 tiếng. Vậy mà có hôm mình đi đi, về về những 4 lần, rất vất vả nhưng vẫn luôn vui vì tìm được tình yêu chân thành".

chang-trai-xuong-thuy-tinh-dap-ong-heo-lay-tien-ung-ho-chong-dich-9 (2)
1 trong số rất nhiều tấm ảnh cưới của vợ chồng anh Hà cách đây 3 năm

Vì hai bên gia đình đều khó khăn nên anh Hà và chị Giang không mưu cầu một đám cưới hoàn hảo: "Nhưng dù sao đó cũng là chuyện cả đời nên mình chỉ muốn ít nhất có một đám cưới đơn giản, ra mắt họ hàng hai bên. Tuy nhiên, vì cả mình và Giang đều không có việc làm ổn định nên khoản tiền tưởng như rất nhỏ với người khác, lại trở thành gánh nặng rất lớn với tụi mình".

Vào năm 2017, nhờ sự hỗ trợ của một tờ báo tại Nghệ An mà vợ chồng anh Hà đã thực hiện được một bộ ảnh cưới. Sau hôn lễ, cuộc sống của vợ chồng còn gặp nhiều khó khăn, nhưng tình yêu sẽ giúp họ vượt qua tất cả.

Sau 3 năm kết hôn, vợ chồng anh Hà hiện đang sống trong một nhà trọ rộng khoảng 30m2 tại thị trấn Quỳ Hợp (huyện Quỳ Hợp, Nghệ An). Cặp đôi đã có người con gái đầu lòng là bé Thiên Ân gần 3 tuổi. 

chang-trai-xuong-thuy-tinh-dap-ong-heo-lay-tien-ung-ho-chong-dich-9
Gia đình nhỏ của anh Hà

Hằng ngày, anh Hà thường bắt đầu công việc từ lúc 7 giờ sáng đến tận đêm khuya. Công việc của anh là nhận các dịch vụ về công nghệ, bảo mật facebook…

Vì sức khỏe kém, không thể đi lại được như người bình thường nhưng bù lại anh Hà có ý chí và nghị lực vươn lên mạnh mẽ. Không được đào tạo công nghệ bài bản, Hà tự mình nghiên cứu, tìm tài liệu để mày mò, học hỏi.

Nhờ sự chăm chỉ, cầu tiến mà lượng khách tìm đến dịch vụ của anh ngày càng đông, thu nhập cũng ổn định. Vợ anh hàng ngày giúp chồng quán xuyến việc gia đình, chăm con nhỏ. 

Đập ống heo tiết kiệm ủng hộ chống dịch COVID-19

Năm 2020, dù hoàn cảnh gia đình khó khăn, bản thân lại mang bệnh xương thủy tinh nhưng anh Hà vẫn quyết đập ống heo đất tiết kiệm gần 2 năm để ủng hộ phòng chống dịch COVID-19 với số tiền gần 14 triệu đồng. 

Theo điều dưỡng Đồng Thị Khánh Hòa - Trưởng phòng Điều dưỡng, tổ phó tổ công tác xã hội Bệnh viện Đa khoa khu vực Tây Bắc tỉnh Nghệ An cho biết: “Ngày 31/3/2020, tổ công tác xã hội của bệnh viện đã tiếp nhận sự đóng góp của một cặp vợ chồng đặc biệt. Đó là vợ chồng chàng trai “xương thủy tinh” Trần Văn Hà (30 tuổi - Lô Thị Giang ở Khối 1, thị trấn Quỳ Hợp, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An) nhất quyết gửi tổ công tác xã hội bệnh viện 13.928.000 đồng”.

Trước nghĩa cử cao đẹp của vợ chồng anh Trần Văn Hà, điều dưỡng Khánh Hồng xúc động chia sẻ: "Chúng tôi thật cảm động khi em lặn lội đường xa từ huyện Qùy Hợp xuống Bệnh viện Đa khoa khu vực Tây Bắc (TX. Thái Hòa) để ủng hộ chương trình phòng, chống dịch COVID-19". 

chang-trai-xuong-thuy-tinh-dap-ong-heo-lay-tien-ung-ho-chong-dich
Anh Trần Văn Hà bị bệnh xương thủy tinh nhưng vẫn dành tiền tiết kiệm gần 14 triệu đồng ủng hộ phòng chống dịch

“Điều đặc biệt, đây số tiền tiết kiệm được từ con lợn đất mà vợ chồng em "bỏ lợn" trong thời gian qua. Em ấy kém may mắn vì em mắc bệnh xương thủy tinh, chúng tôi chỉ muốn ghi nhận tấm lòng em là đủ. Nhưng em nói cho gia đình cháu xin góp một chút cùng bệnh viện chống dịch Covid-19, mong bệnh viện nhận cho gia đình cháu vui lòng”, chị Hòa nhớ lại.

Nói về việc làm của mình, anh Hà tâm sự: Dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, nhiều người ở tuyến đầu không quản ngại ngày đêm vất vả chống dịch lan rộng nên mình cũng làm theo những tấm gương ấy. Sau khi bàn với vợ, tôi quyết định đập heo đất tiết kiệm gần 2 năm qua để ủng hộ góp phần nhỏ vào phong trào thôi”.

“Ban đầu tôi liên hệ với bệnh viện, Ban lãnh đạo cảm ơn và xin không nhận vì Hà là hoàn cảnh khó khăn, hơn thế nữa ở đó có những người đang cách ly mà sức khỏe em yếu sợ bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, sau nhiều lần nhắn tin, gọi điện… để thuyết phục bác sĩ và đã được đồng ý”, anh Hà chia sẻ.

“Khi tôi xuống bệnh viện trao tiền ủng hộ, các bác sĩ đã khóc vì cảm động trước hoàn cảnh của vợ chồng tôi. Tuy không nhiều nhưng đó là tình cảm vợ chồng tôi mong được chung tay cùng cộng đồng chống dịch”, anh Hà xúc động cho biết thêm.

Xem thêm: Nữ bác sĩ là mẹ đơn thân mắc bệnh hiểm nghèo đăng ký hiến tạng sau khi qua đời

Đọc thêm

Anh Thơ đã phải chờ đợi suốt 2 năm để "đủ tuổi hiến tạng". Và giờ đây khi đã đăng ký hiến tạng thành công, Anh Thơ chỉ mong, khi mất đi sẽ được hồi sinh 1 lần nữa ở 1 cơ thể khác.

Trần Thị Anh Thơ: Mình đủ tuổi hiến tạng rồi!
0 Bình luận

Nỗi dằn vặt, day dứt khôn nguôi gặm nhấm tâm can cựu quân nhân đang là trụ cột gia đình bỗng chốc trở thành gánh nặng cho bố mẹ già sau tai nạn bất ngờ.

Ước nguyện hiến tạng và nỗi day dứt gặm nhấm tâm can của cựu quân nhân nằm liệt giường sau tai nạn giao thông
0 Bình luận

Trước khi ngất lịm trong vòng tay của mẹ, Nhân cố thều thào nói: "Mẹ ơi con muốn hiến tạng, muốn một phần cơ thể con có thể cứu sống người khác".

Lá đơn nguệch ngoạc xin hiến tạng của người con và lời cầu cứu từ bà mẹ nghèo
0 Bình luận


Bài mới

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Con dâu cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Sau những chuyện đã xảy ra, tôi thấy mãn nguyện và nhẹ nhõm vô cùng khi được tận tay tặng quà, chúc phúc cho con dâu cũ của mình.

Đề xuất