Ông tổ nghề thêu Lê Công Hành: Học nghề sau lần đi sứ phương Bắc về truyền lại cho dân

Sau khi bị triều đình phương Bắc nhốt trên lầu cao để thử tài, Lê Công Hành đã tỉ mẩn dỡ từng đường chỉ thêu trên tấm nghi môn để tìm hiểu kỹ thuật thêu và cách làm lọng, sau đó về truyền lại cho dân.

Thùy Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Bộc lộ trí thông minh ngay từ nhỏ

Lê Công Hành tên khai sinh là Trần Quốc Khái, sinh năm 1606 tại xã xã Quất Động, tổng Bình Lăng, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Đông cũ (nay là thôn Quất Động, xã Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội). Ông mất ngày 12/6/1661, thọ 56 tuổi. Hàng năm, vào ngày giỗ của ông mọi người vẫn tổ chức trang trọng với tư cách ngày giỗ tổ nghề thêu.

Chuyện kể rằng khi còn nhỏ, cậu bé Khái đã rất thông minh và ham học hỏi. Cậu học cả khi đốn củi, kéo vó tôm, tối về bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng để đọc sách. Học đến đâu thuộc đến đấy, Khái nhanh chóng nổi tiếng hay chữ cả một vùng.

cau-chuyen-di-su-phuong-bac-cua-ong-to-nghe-theu-le-cong-hanh-1
Ông tổ nghề thêu Lê Công Hành

Đến năm 18 tuổi, tất cả thanh niên trai tráng trong làng bị bắt đi phụ đắp đê sông Hồng. Thế nhưng Khái lại bị phạt phải chôn chân ở mặt đê từ sáng tới trưa vì sức yếu không vác nổi. Một viên quan đi qua thấy thanh niên mặt mũi khôi ngô đang đứng chịu phạt liền hỏi: “Ngươi bị tội gì mà phải chôn chân?” thì Khái thành thật trả lời: “Tôi là học trò, không vác nổi những hòn đất đá to nên bị phạt”.

Nghe là học trò, viên quan liền ra một vế đối, nếu Khái giải được thì sẽ tha phạt. Vế đối như sau: “Ông quan thị, cắm đường cái tiêu, trị hồng thủy, cho dân được cậy”. Vế ra gồm có tên 4 thứ là quả thị, chuối tiêu, hồng và quả cậy, ai ngờ Khái đối lại ngay: “Trai Quất Động, thi đỗ bảng nhãn, phù quân vương, phỉ chí mới cam” cũng đủ 4 thứ quả quýt, nhãn, bồ quân và cam. Nghe xong, viên quan gật đầu khen ngợi, từ đó Khái càng thêm nổi tiếng về việc hay chữ nghĩa.

Học nghề khi đi sứ phương Bắc về truyền lại cho dân

Nhờ vốn chữ nghĩa đầy mình, sau này ông thi đỗ tiến sĩ đời vua Lê Chân Tông. Năm 1646, Lê Công Hành được cử đi sứ nhà Minh và liên tục bị ‘đối phương’ làm khó để thử tài.

Đầu tiên, quan quân nhà Minh không dẫn ông đi đường chính mà lại đi đường tắt. Khi đến một vùng rừng núi và thung lũng thì hết lương ăn. Ngay lập tức, ông bèn cho chặt tre đan thành dậm, sai quân xuống cá và lên rừng tìm trái cây. Nhờ cách của Lê Công Hành, đoàn sứ đi bộ vẫn khỏe mạnh như thường dù qua đường núi khó khăn, trắc trở.

Đến khi hoàn thành công việc ngoại giao, vua Minh lại muốn thử tài sứ thần nước ta một lần nữa. Vua cho người dựng một cái lầu cao chót vót, mời Lê Công Hành lên thưởng cảnh. Khi ông lên đến nơi thì quân Minh ở dưới cất thang đi, suốt một ngày không hề có ai mang cơm nước đến.

Trên lầu chỉ có cái bàn thờ, phía trước là 2 cái lọng xanh đỏ đẹp mắt, treo bức nghi môn diềm màn thêu rồng phượng và nổi 3 chữ “Phật tại tâm” (Phật ở trong lòng). Giữa bệ bàn thờ là ông Phật Di lặc bụng to, sơn đen. Dưới chân bệ là cái chum to đựng nước cúng, trong góc có 1 con dao, 2 cây tre, không hề có thức ăn.

cau-chuyen-di-su-phuong-bac-cua-ong-to-nghe-theu-le-cong-hanh-2
Ông Lê Công Hành là người giúp nghề thêu ở nước ta phát triển

Một ngày trôi qua, bụng đói cồn cào mà chỉ có nước uống cầm hơi, ông nghĩ rằng có nước chắc phải có đồ ăn. Quay ra ngắm bức tượng, ông tò mò xem nó làm bằng gì nên lấy tay cậy vào lưng Phật thì thấy bật ra một mảng con, bóp vụn ra được như bột, đưa miệng nếm thì có vị ngọt. Hóa ra bức tượng Phật làm từ bột bánh khảo. Thế là từ đó, ông bẻ dần tượng Phật ra ăn ngày 2 bữa.

Ngồi không cũng buồn, ông liền chẻ tre, vót nan, quan sát kỹ cách làm lọng. Sau khi biết cách làm, ông hạ bức trướng xuống, tháo các đường chỉ kim tuyến để xem cách thêu rồi thêu lại. Sau khi uống gần hết chum nước và ăn hết pho tượng, ông tìm cách đi xuống. Buổi chiều, ông nhìn lên trời thấy những con dơi xòe cánh chao liệng như chiếc lá. Nghĩ một lúc, ông cầm 2 cái lọng cắm ở trên lầu, sau đó nhảy xuống đất bình an vô sự.

Trước tài trí của ông, triều đình nhà Minh vô cùng kính phục, bày tiệc lớn tiễn sứ đoàn về nước. Sau đó, ông được phong tước, thăng lên chức Công bộ thượng thư thái bảo, được đổi họ Lê và có tên là Lê Công Hành. Ông đem nghề thêu dạy cho dân làng Quất Động, sau đó dần phát triển sang các làng khác ở tỉnh Hà Đông cũ như Đông Cứu (Huyện Thường Tín), Thọ Nam (huyện Hoài Đức), Đại Nghĩa (huyện Thường Tín) rồi lan sang các tỉnh khác như Bắc Ninh, Hưng Yên...

Ông Lê Công Hành còn dạy một số làng nghề làm lọng. Dù người Việt từng biết đến thêu và làm lọng từ trước, nhưng chỉ đến khi Lê Công Hành truyền nghề, thì các nghề này ở nước ta mới phát triển, do đó người ta gọi ông là ‘ông tổ nghề thêu’.

Xem thêm: Người duy nhất của triều Nguyễn "thà chết không chịu làm vua" là ai?

Đọc thêm

Vũ Duệ là Trạng nguyên thứ 18 của nước ta, không chỉ nổi tiếng bởi tài năng, khí tiết mà còn ở giai thoại hồi sinh thần kỳ.

Thần kỳ chuyện hồi sinh của Trạng nguyên tiết nghĩa vang danh lịch sử Việt Vũ Duệ
0 Bình luận

Nhờ cách nạp phi độc đáo và tinh tế, vua Duy Tân đã chọn được người giản dị, được dạy dỗ chu đáo, có lòng yêu nước thương dân chứ không vì toan tính chính trị.

Vua Duy Tân cùng câu chuyện nạp phi 'độc nhất vô nhị' khiến nhiều người nể phục
0 Bình luận

Lê Thần Tông là vị vua có nhiều kỷ lục trong sử Việt. Sinh thời ông đã 2 lần lên ngôi, có đến 4 người con làm hoàng đế và lấy người vợ ngoại quốc.

Vua Lê Thần Tông: 2 lần lên ngôi, có 4 con làm hoàng đế, lấy vợ ngoại quốc
0 Bình luận

Tin liên quan

Vụ tai nạn nghề nghiệp khiến anh Phạm Ngọc Thịnh (Gia Lai) không may người tàn tật, phải đi bán vé số. Sau này, anh quyết định làm lại cuộc đời, khởi nghiệp trồng nấm.

Người đàn ông tàn tật bỏ bán vé số về khởi nghiệp trồng nấm, tháng thu hoạch cả tấn không đủ bán
0 Bình luận

Làm người ai cũng muốn mình được giàu sang phú quý, chứ không ai muốn mình bần cùng hèn hạ. Nhưng sự thật trên đời không như mình mong muốn: kẻ giàu thì giàu thêm lên, còn người nghèo thì nghèo hoài, tuy có lúc cũng có trường hợp ngoại lệ. Trường hợp ngoại lệ xảy ra trên thân phận người giàu bỗng thành kẻ nghèo hèn một cách trớ trêu và người nghèo bỗng thành kẻ giàu sang.

Phật dạy 10 cách gieo trồng phước đức
0 Bình luận

Phát hiện nhân tài được mệnh danh là "nữ hoàng tài chính", Jack Ma đã cất công 3 lần bay tới Thung lũng Silicon để chiêu mộ Lý Dĩnh về dưới trướng.

'Nữ hoàng tài chính' Lý Dĩnh: Bóng hồng xinh đẹp khiến Jack Ma phải 3 lần sang Thung lũng Silicon chiêu mộ
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất