Người duy nhất của triều Nguyễn "thà chết không chịu làm vua" là ai?
Đăng cơ được 4 tháng thì Hiệp Hòa viết chiếu xin thôi làm vua. Sau đó ông được các quan chính đại thần sai người khiêng võng ra thành rồi ép uống thuốc độc mà chết.
Thân thế của vua Hiệp Hòa
Hiệp Hòa (1/11/1847 - 29/11/1883), húy là Nguyễn Phúc Hồng Dật. Sau khi lên ngôi đổi thành Nguyễn Phúc Thăng. Ông là vị hoàng đế thứ 6 của triều nhà Nguyễn.
Trong thời gian đăng cơ ngắn ngủi của mình, ông chỉ sử dụng niên hiệu Hiệp Hòa nên thường được gọi với tên này. Ông không có miếu hiệu, được ậu duệ truy tặng làm Văn Lãng Quận vương, thụy là Trang Cung.
Về thân thế của vua Hiệp Hòa, theo Wiki, ông con trai thứ 29, và cũng là út nam của vua Thiệu Trị, mẹ là Tam giai Thụy tần Trương Thị Thận. Vào năm Tự Đức thứ 18 (1865), hoàng đế Hồng Dật được vua anh phong làm Lãng Quốc công.
Theo truyền thống hoàng tộc Nguyễn Phúc có từ thời Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát, các hoàng tử sinh ra để dễ nuôi nên được gọi là Mệ, vì vậy thuở nhỏ vua Hiệp Hòa còn được gọi là Mệ Mến.
Ngoài vua Hiệp Hòa, bà Thụy tần Trương thị còn sinh được 6 người con khác là Phong Lộc Quận công Hồng Khánh, hoàng nữ Ủy Thanh, hoàng nữ Liêu Diệu, hoàng nữ Nhàn Nhã và Lạc Thành Công chúa Nhàn Đức.
Vua Hiệp Hòa có tất cả 11 hoàng tử và 6 hoàng nữ. Người con thứ hai của ông là Ưng Hiệp được lấy làm thừa tự cho người anh ruột là quận công Hồng Kháng, và một hoàng nữ của Hiệp Hòa có tên là Ngọc Phả.
Hai người con khác của ông là Ưng Bác, tập phong Văn Lãng Hương công, và Ưng Chuẩn, làm Án sát sứ tỉnh Quảng Nam. Công tôn Bửu Trác, con trai của công tử Ưng Bác, được sung chức thống chế nhất phẩm.
Con cháu của vua Hiệp Hòa được ngự chế ban bộ Thập (十) để đặt tên. Dưới triều Khải Định được ban thêm bộ Ngưu (牛).
Ngôi báu từ trên trời rơi xuống và chuyện bị bức tử sau 4 tháng tại vị
Theo ghi chép của sử sách, Hiệp Hòa "bị" làm vua trong một hoàn cảnh khá đặc biệt để rồi phải trả giá bằng chính mạng sống của mình.
Cụ thể, vào tháng 10/1883, vua Tự Đức băng hà không có con nối dõi. Theo di chiếu, người con nuôi là Nguyễn Phúc Ưng Chân (tức vua Dục Đức) sẽ nối ngôi. Nhưng chỉ 3 ngày sau, thậm chí chưa đặt niên hiệu thì Ưng Chân đã bị 2 Phụ chính Đại thần là Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường hạch tội để phế bỏ. Đồng thời bị bỏ đói đến chết vào ngày 10/6/1883.
Tiếp đó, 2 Phụ chính Đại thần này đề nghị Hoàng thái hậu Từ Dũ (mẹ vua Tự Đức) đưa Hồng Dật lên làm vua. Hồng Dật khi đó đã 36 tuổi, đang sống ở xóm nghèo Kim Long như một người dân bình thường.
Khi binh lính đến rước về cung để đưa lên làm vua, Dật đã sợ quá đến mức khóc rống lên, cố hết sức thoái thác. Đình thần đã phải đến tận nơi năn nỉ nhưng Dật vẫn không đi. Cuối cùng phải dùng đến vũ lực mới chịu vào kinh.
Ngày 30/7/1883, Hồng Dật lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Hiệp Hòa. Trong thời gian làm vua bất đắc dĩ, ông tỏ ra nhu nhược, sẵn sàng thỏa hiệp với thực dân Pháp.
Đăng cơ được 4 tháng thì Hiệp Hòa viết chiếu xin thôi làm vua. Các quan Phụ chính Đại thần có tư tưởng cấp tiến vốn không ưa Hiệp Hòa nên giả vờ đồng ý, cho khiêng võng ra ngoài thành rồi buộc ông uống thuốc độc mà chết.
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận